“Gạo trắng trăng thanh” của Hoàng Thi Thơ: Tiếng hò giã gạo vang vọng khắp miền quê


CA KHÚC “GẠO TRẮNG TRĂNG THANH”

  • Tên các khúc: Gạo trắng trăng thanh

  • Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ

  • Năm phát thành: 1954

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, ngoài những bản tình ca da diết, mọi người còn hay nhắc đến những ca khúc quê hương da diết, nổi tiếng nhất là bội đôi ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” và “Trăng rụng xuống cầu” với chất liệu âm nhạc vô cùng đặc biệt. Trước năm 1975 bolero, rumba, boston, slow,… là những giai điệu rất phổ biến, được nhiều nhạc sĩ sử dụng để đưa vào các bản nhạc. Nhưng trong ca khúc “Gạo trắng trăng thanh”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lại sử dụng tiếng chày giã gạo để viết thành một bản nhạc mang âm hưởng dân gian.

Về hoàn cảnh ra đời ca khúc này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cho biết, vào năm 1954, khi đã rời xa quê hương 2 năm, ông bỗng nhớ về làng Bích Khê ở vùng Triệu Phong, Quảng Trị nơi ông sinh ra và lớn lên. Nơi ấy vào những đêm trăng sáng, trai gái trong lòng lại tụ tập trước sân để giã gạo, hò hát tình tứ với nhau. Những ký ức ấy, hoàn quyện với nỗi nhớ nhung đã khiến Hoàng Thi Thơ đặt bút sáng tác ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” với giai điệu mộc mạc, đậm nét hồn quê dân dã.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gao-trang-trang-thanh-cua-hoang-thi-tho (1)
Bìa ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan, người cùng làng, cùng dòng họ với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (gọi nhạc sĩ là ông) đã viết: “Có lần nhân kỳ nghỉ hè về thăm làng, dự buổi liên hoan văn nghệ ngoài bãi cỏ trước đình làng. Đêm trăng sáng, gái trai trong làng vui vẻ ca hát: “Trong đêm trăng, tiếng chày khua ta hát vang trong đêm trường mênh mang…”. Trong bối cảnh này tôi nhận ra bài “Gạo trắng trăng thanh” này rất dễ thương lạ lùng. Khó có nhạc sĩ nào tìm được một giai điệu thích hợp với tâm hồn mộc mạc của trai gái làng tôi hơn vậy. Thuở ấy nếu không có Hoàng Thi Thơ, không biết những người bạn trẻ của tôi ở làng Bích Khê sẽ hát nhạc gì?”.

Bài hát này sau khi ra mắt được rất nhiều ca sĩ trình bày, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến giọng hát của đôi vợ chồng Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết. Sau này khi phát tờ khai nhạc ca khúc này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã viết lời tựa như sau: “Riêng tặng hai bạn Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm, đôi giọng Nam Thương đã gieo trên mảnh đất đầy chim làm tổ, đậm lòng như những bát cơm quê hai màu khoai sắn”.

Lời bài hát “Gạo trắng trăng thanh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Trong đêm trăng, tiếng chày khua ta hát vang trong đêm trường mênh mang

Ai đang say chày buông rơi nghe tiếng vơi tiếng đầy

Ai đang đi trên đường đê tai lắng nghe muôn câu hò đê mê

Vô đây em dù trời khuya anh nhớ đưa em về

 

Muôn câu hò hò khoan đang mãi vang trong đêm dài

Gái trai làng chiều hôm nay đang mãi say theo tiếng chày

Đêm chơi vơi gạo cười tươi như chuyền hơi ấm ấm lòng người

 

Hò hô hò anh em giã trắng cối này

Hò hô hò duyên ta mà ví đặng

Hò hô hò sông dài long là cửu long

 

Muôn câu hò hò khoan đang mãi vang trong đêm dài

Gái trai làng chiều hôm nay đang mãi say trong tiếng chày

Đêm chơi vơi gạo cười tươi như chuyền hơi ấm ấm lòng người

 

Hò hô hò Em ơi gạo trắng như ngà

Hò hô hò nuôi dân giết giặc

Hò hô hò Nước nhà vinh là quang vinh

 

Ai xa xăm ai buồn chăng nghe hát vang muôn câu hò thênh thanh

Chân băng ngang vào nơi đây chấp mối duyên lỡ làng

Trong đêm thanh trăng tàn canh bao tiếng ca theo tiếng chày nhanh nhanh

Dư âm xa còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà

 

Trong đêm thanh trăng tàn canh bao tiếng ca theo tiếng chày nhanh nhanh

Dư âm xa còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà

Còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà

Còn vang mãi trong xóm nghèo làng ta.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gao-trang-trang-thanh-cua-hoang-thi-tho-2
Ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gao-trang-trang-thanh-cua-hoang-thi-tho-3
Ca khúc “Gạo trắng trăng thanh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Ngày ấy, nông nghiệp còn thô sơ, lúa gặt về bà con sẽ đem phơi khô, khi nào cần gạo ăn mọi người sẽ đem lúa ra giã bằng tay. Cối giã gạo được đẽo bằng đá, cối có hình trụ, lòng cối được khoét sâu và mài nhẵn. Chày giã được làm bằng loại gỗ rắn chắn. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhớ về quê hương, sự nhung nhớ ấy khiến tiếng chày giã gạo trong đêm trăng thanh bình hóa thành một chuỗi âm thanh thi vị, đầy sức sống:

 “Ai đang say chày buông rơi nghe tiếng vơi tiếng đầy

Ai đang đi trên đường đê tai lắng nghe muôn câu hò đê mê”.

Nhưng nếu chỉ giã gạo không mà không có tiếng hò, tiếng hát qua lại thì sẽ làm mất đi cái chất, cái thú vui riêng của nó. Hò giã gạo là hình thức sinh hoạt dân ca phổ biến ở khắp các vùng nông thôn thời ấy. Điệu hò chính là sợi dây gắn kết tình cảm thân tình của mọi người trong làng, giữa người hò và người nghe.

“Hò hô hò Em ơi gạo trắng như ngà

Hò hô hò nuôi dân giết giặc

Hò hô hò Nước nhà vinh là quang vinh”.

Trong âm nhạc của Hoàng Thi Thơ chúng ta dễ dàng nhận thấy nó không cụ thể từ một làn điệu dân ca nào, cũng không hạn hẹp trong tình yêu đôi lứa mà trong bài hát sẽ xuất hiện nhiều trạng thái tình cảm khác nhau. Mặc dù hiểu biết rộng kiến thức âm nhạc cổ điển phương Tây nhưng ở đây yếu tố nhạc cổ truyền lại được Hoàng Thi Thơ đề cao với phần lời ca mộc mạc, lại khéo léo nhấn nhá âm và gieo vần chuẩn xác. Kèm theo đó là tiếng láy, tiếng đệm tạo nên bức tranh đầy màu sắc không những hấp dẫn mà còn dễ nghe dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Hợp âm xem nhiều

01. Đưa em lên xe hoa - Thế Minh

02. Mùa xuân trở lại - Đức An

03. Mẹ ru con - Phạm Anh Dũng

04. Hẹn hò đêm trăng - Nhạc Ngoại

05. Những sự kiện trong quá khứ chỉ có thể gợi nhớ (Wǎng shì zhī néng huí wèi – 往事只能回味) - Nhạc Hoa

06. Căn nhà dĩ vãng - Đài Phương Trang

07. Tìm nụ cười - Nguyễn Tuấn

08. Hai màu đen trắng - Trương Phi Hùng

09. Vì không thể - Nâu

10. Cho em ra đi - Phạm Khải Tuấn

11. Nếu không có em - Đang cập nhật

12. Bài thơ dâng Chúa - Vũ Ngọc Báu

13. Nỗi buồn Bidong - Lý Kiến Trung

14. Một mùa Đông lại về - Thanh Trang

15. Bao giờ hết cô đơn - Hồ Việt Trung

16. Em vẫn chờ anh (Biết anh còn yêu em không) - Giao Tiên

17. Tim khờ yêu em - Văn Vũ

18. Mưa lên đồi nhớ - Dzoãn Minh

19. Đừng nữa nhé chia lìa - Du Tử Lê

20. How I found my country song - Dương Linh Tuyền

21. Hoàng hôn bên đời - Hồ Trung Hậu

22. Màu tím hoa sim - Hữu Loan

23. Hoa rơi (Luo hua – 落花 ) Mỹ nhân tâm kế OST - Nhạc Hoa

24. Vẫn đợi người đi - Đình Huấn

25. Liên khúc Tuấn Vũ 2 phần 1 (Ngày xưa anh nói) - Nhiều nhạc sĩ

26. Sự thật sau một lời hứa - Chi Dân

27. Tự em khóc tự em lau - Thiên Tú

28. Làm dâu xứ người - Khả Hiệp

29. Bao lâu quên người mình yêu - Lưu Trường Giang

30. Chẳng cần đúng sai - Hồ Phong An