Danh ca Họa Mi: “Tôi mang ơn nhạc sĩ Lam Phương”


Danh ca Họa Mi chia sẻ, lần đầu tiên bà được gặp nhạc sĩ Lam Phương là vào cuối thập niên 1980, khi ấy bà mới sang Pháp sau nhiều biến cố trong cuộc sống.

Âm nhạc
Amnhac.net

“Đó là lần đầu tiên có người viết nhạc riêng tặng cho tôi. Anh Lam Phương bảo cảm hứng sáng tác ca khúc “Em đi rồi” là về cuộc đời tôi. Khi nghe bản demo tôi đã rất xúc động. Đến khi vào phòng thu, tôi bật khóc nức nở vì từng câu chữ thấm vào tim, tôi hát mà nước mắt đầm đìa, ngay cả những người Pháp trong phòng thu cũng rớt nước mắt. Nhờ ca khúc này mà tên tuổi tôi được đông đảo công chúng biết đến nên tôi mang ơn anh Lam Phương nhiều lắm”, danh ca Họa Mi xúc động kể lại.

Ông Lâm Minh Sỹ Vũ – cháu ruột của nhạc sĩ Lam Phương cũng cho biết thêm rằng, bài hát “Em đi rồi” được cậu ông viết vào một buổi sáng khi đọc được bài báo viết về hoàn cảnh của ca sĩ Họa Mi. Cậu bảo số cô ấy khổ quá. Sau khi sáng tác xong thì cậu biết tin chị Họa Mi đang sống tại Pháp, thế là cậu muốn sang tận nơi để tặng.

Sau lần đầu diễn ca khúc “Em đi rồi” trên sân khấu nước ngoài, Họa Mi vụt sáng trở thành một ca sĩ đắt show, cũng nhờ đó mà cuộc sống của bà trở nên thoải mái hơn.



danh-ca-hoa-mi-chia-se-toi-mang-on-nhac-si-lam-phuong (1)
Ca khúc “Em đi rồi” của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác

“Tôi không ngờ ở nơi xứ người mình lại được gặp nhạc sĩ Lam Phương. Không những vậy anh còn viết tặng ca khúc, rồi tự liên hệ với trung tâm âm nhạc, dàn dựng, sản xuất ca khúc cho tôi trình diễn. Tôi buôn bảo với mọi người rằng, anh Lam Phương và ca khúc “Em đi rồi” là mối duyên đáng nhớ trong đời mình. Nhờ có anh mà tôi có được bài hát gắn liền với cuộc đời mình.

Sau lần gặp gỡ đầu tiên ấy, tôi được dịp làm việc, đến thăm nhà nhạc sĩ Lam Phương ở Mỹ. Tiếp xúc với anh nhiều, tôi lại càng thêm trân trọng tâm hồn, nhân cách của một nghệ sĩ lớn. Tôi chưa từng thấy ai có tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động và dạt dào cảm xúc như nhạc sĩ Lam Phương. Tôi có cảm giác, chỉ cần tức cảnh anh cũng có thể viết thành nhạc. Vả lại, tôi nghĩ nếu không có sự nhạy bén, dễ rung động ấy thì làm sao chỉ đọc qua một bài báo, chưa biết gì về tôi mà anh lại có thể viết nên một ca khúc sâu lắng, da diết như “Em đi rồi”.

Cùng vì giàu cảm xúc mà nhạc sĩ Lam Phương có thể rung động, yêu quý người khác ngay từ lần đầu gặp gỡ. Mà người yêu nhiều thường dễ bị tình phụ, bị đau khổ vì tình. Những ai yêu mến anh đều biết rằng, chính những nỗi đau ấy khiến anh phải giãi bày lòng mình bằng âm nhạc.

Mỗi lần có dịp đến thăm anh, tôi đều cảm nhận được sự lạc quan, vui vẻ từ anh. Tôi tin rằng, dù những năm tháng cuối đời anh không có người bầu bạn bên cạnh, nhưng anh có được tình yêu của hàng triệu khán giả”, danh ca Họa Mi xúc động chia sẻ.

Theo Họa Mi, lần cuối bà được gặp nhạc sĩ Lam Phương là vào năm 2018, khi ấy sức khỏe của ông đã không còn tốt như trước. Họ ngồi hàn huyên tâm sự, cùng nhau xem lại những video âm nhạc ngày xưa.

Cuối năm 2020, nhạc sĩ Lam Phương qua đời, danh ca Họa Mi ở Việt Nam cố nén đau thương chờ tro cốt của nhạc sĩ được đưa từ Mỹ về nước để tới thắp nén thương.

“Sau nhiều thăng trầm của đời sống tình cảm, những năm tháng cuối đời anh Lam Phương sống cô đơn một mình, được em gái chăm sóc. Giờ đây anh đã đi xa về miền cực lạc, từ nay anh không phải một mình đối diện với cảnh “Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình”. Mong anh an nghỉ”, Họa Mi nghẹn ngào nói trong ngày thăm viếng phần mộ của nhạc sĩ Lam Phương.

Danh ca Họa Mi sinh năm 1955, tên thật là Trương Thị Mỹ. Bà bắt đầu đi hát từ năm 15 tuổi và trước khi có nghệ danh Họa Mi như hiện nay, bà từng lấy tên là Trường My khi đi hát ở đài truyền hình, trường học và nhạc viện. Họa Mi là người có giọng hát được xem là một “tiếng chim mới” trên bầu trời âm nhạc Việt, gắn với dòng nhạc trữ tình.

Một số ca khúc gắn liền với giọng ca của danh ca Họa Mi: Niệm khúc cuối, Qua cơn mê, Cho lần cuối, Ai nhớ chăng ai, Em đi rồi, Quê nghèo, Tóc mây,…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

Hợp âm xem nhiều

01. Gánh con gánh cả cuộc đời - Đình Văn

02. Một giấc mơ say - Văn Vũ

03. Chỉ là giấc mơ - Kim Ngọc

04. Đà Lạt nhớ (Nhớ Đà Lạt) - Nguyễn Ngọc Thiện

05. Đến đây thì ở lại đây - Đang cập nhật

06. Không đâu bằng quê hương - Thủy Lâm Synh

07. Hận trời xanh sao nỡ thay lòng (怨苍天变了心) - Nhạc Hoa

08. Phù tru (浮诛) - Nhạc Hoa

09. Có anh bên cạnh em mới ổn (Yǒu nǐ zài wǒ cái hǎo – 有你在我才好) - Nhạc Hoa

10. Cần thiết - Ngô Thụy Miên

11. Cơn mưa bất chợt - Nguyễn Đình Bảng

12. Vì nghèo nên mất em 7 - Nhạc cải biên

13. Thương quê hương - Tuno Nguyễn Mạnh Tuấn

14. Tình người lính kể - Hưng Trần RB

15. Chẳng thể tìm được em - PhucXP

16. Có trăng quên đèn - Thiên Trường

17. Trai tài gái sắc - Mã Thu Giang

18. Hạnh phúc mơ hoang - Trương Lê Sơn

19. Thập niên chi tiễn (Shí nián zhī qián – 十年之前) - Nhạc Hoa

20. Vì sao sáng - Vũ Minh Tâm

21. Bài thơ màu mực tím - Nguyễn Văn Chung

22. Chỉ thế thôi - Việt Đặng

23. Anh ghét em (I hate you) - Huỳnh Quốc Huy

24. Thiệp hồng ta ghép tên - Đức Long

25. Khoảng cách - Duy Cường

26. Hoa mười giờ lỗi hẹn - Hàn Châu

27. Vu Lan mùa báo ân - Tâm Đức

28. Mái tóc người thương - Mạnh Quỳnh

29. Hát cho người còn sống - Trương Quý Hải

30. Biết khi nào chia ly - Doãn Hiếu