Ca sĩ Hoàng Oanh và kỷ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ với nhạc sĩ Lê Thương


Ít ai biết được, danh ca nhạc vàng Hoàng Oanh có mối quan hệ thân thiết với cố nhạc sĩ Lê Thương. Nghệ danh của bà được lấy từ 1 bài hát của Lê Thương.

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Ca sĩ Hoàng Oanh (SN 1946, tên thật là Huỳnh Kim Chi) nổi tiếng qua các ca khúc thuộc dòng nhạc tiền chiến và nhạc vàng, nằm trong trào lưu tân nhạc Việt Nam. Ngoài ca hát, bà còn được biết đến với vai trò nghệ sĩ ngâm thơ. 

Ít ai biết được, nghệ danh Hoàng Oanh được bắt nguồn từ một bài hát của cố nhạc sĩ Lê Thương. Nhạc sĩ Lê Thương cũng là người thầy của Hoàng Oanh khi mới chập chững bước vào con đường ca hát.

Danh ca Hoàng Oanh vốn là cử nhân văn chương của Đại học Văn khoa Sài Gòn, vì lẽ đó mà những bài viết của cô luôn tràn đầy cảm xúc. Cô thường viết về những kỷ niệm đáng nhớ trong đời ca hát của mình.. Trong số đó có một bài viết về mối thâm tình với cố nhạc sĩ Lê Thương.

Dưới đây là nguyên văn bài viết của danh ca Hoàng Oanh về nhạc sĩ Lê Thương – Người thầy âm nhạc thuở đầu đời”:

Mỗi năm, vào mùa Trung thu, Hoàng Oanh lại nhớ đến bài “Thằng cuội” của nhạc sĩ Lê Thương: “Bóng trăng trắng ngà/ Có cây đa to/ Có thằng Cuội già/ Ôm một mối mơ…”.



ca-si-hoang-oanh-va-ky-niem-thoi-tho-au-dep-de-voi-nhac-si-le-thuong-7
Chân dung danh ca Hoàng Oanh

Đây là bài hát trẻ thơ đã được các em thiếu nhi hát nhiều trong mấy chục năm qua. Đến nay, chú Cuội đã già nhưng bài hát vẫn chưa già.

Nhớ năm xưa, cuộc đời nghệ sĩ của Hoàng Oanh may mắn khi được hai người thầy khai tâm cho Hoàng Oanh: Đó là ba của Hoàng Oanh và nhạc sĩ Lê Thương (bạn của ba Hoàng Oanh). Ba của Hoàng Oanh là một nhạc sĩ tài tử. Ông biết cách sử dụng nhiều nhạc cụ như: guitare, violin, clarinet, đại hồ cầm. Ông có mở một lớp dạy nhạc ở Tân Định. Cả hai ông thầy thấy Hoàng Oanh có năng khiếu về âm nhạc nên đã ra sức chỉ dạy cho Hoàng Oanh về ca và múa khi Hoàng Oanh mới vừa được 4 tuổi.

Đến 5 tuổi (1951), Hoàng Oanh đã đứng trên sân khấu đài Pháp Á dự thi tuyển lựa ca sĩ thiếu nhi. Nhạc sĩ Lê Thương là người đầu tiên hướng dẫn Hoàng Oanh bước đi theo điệu nhạc; vào những đêm trăng sáng, ông thường tụ họp một số các trẻ nhỏ ở trong xóm cùng với Hoàng Oanh để tập ca múa những ca khúc của ông và những hoạt cảnh tuổi thơ ông tập cho các em làm theo. Nhờ vậy mà sau này, có lúc Hoàng Oanh đã dàn dựng được mấy màn ca múa thiếu nhi cho trường Bộ Binh Thủ Đức.

Thời gian đầu, khi hát các ban nhi đồng ở đài phát thanh, Hoàng Oanh lấy tên thật là Kim Chi. Nhưng khi gia nhập ban Tuổi xanh (1958), trong ban có một cô bé ca sĩ trùng tên Kim Chi, nên ba của Hoàng Oanh đổi nghệ danh cho con thành Hoàng Oanh, lấy theo câu hát của nhạc sĩ Lê Thương: “Chờ tin thư chim Hoàng Oanh đưa…” (Bản Đàn xuân).

Từ nhỏ, danh ca Hoàng Oanh đã thích thơ nên hay nghêu ngao ngâm mấy câu thơ mình yêu thích. Không ngờ tiếng ngâm non nớt đó đã lọt vào tai nhạc sĩ Lê Thương làm ông chú ý. Ông nhận ra được năng khiếu trong tiếng ngâm của Hoàng Oanh nên khi hãng dĩa Sóng nhạc thu âm bài trường ca “Hòn vọng phu”, ông đã đề nghị bác Nguyễn Tất Oanh (chủ hãng dĩa Sóng nhạc) mời Hoàng Oanh ngâm 3 đoạn mở đầu 3 bài “Hòn vọng phu” với giọng ca Duy Khánh (1961). Năm đó, Hoàng Oanh mới 15 tuổi.



ca-si-hoang-oanh-va-ky-niem-thoi-tho-au-dep-de-voi-nhac-si-le-thuong-5
Nhạc sĩ Lê Thương và tờ nhạc “Thằng cuội)

Kể từ khi ngâm thơ cho trường ca “Hòn vọng phu”, sự giao hòa giữa thơ và nhạc đã gây cho Hoàng Oanh nhiều cảm xúc. Hoàng Oanh có cảm hứng muốn kết hợp hai bộ môn nghệ thuật rất gần gũi nầy. Cho nên sau đó, khi gặp một bài hát tình cảm nào, Hoàng Oanh thường đi tìm những câu thơ thích hợp để ngâm dẫn vào bài nhạc trước khi hát, tạo thành một phong cách. Phong cách đó phải nói là khởi nguồn từ nhạc sĩ Lê Thương.

Nhạc sĩ Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh ngày 8/1/1914 tại Hà Nội. Ông tham gia sinh hoạt văn nghệ từ giữa thập niên 1930 của thế kỷ trước và là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ phôi thai. Năm 1941, ông vào Nam và dạ học ở Bến Tre. Nhạc của ông rất đa dạng, ông đặt nhiều nhạc cho thiếu nhi: Thằng cuội, Tuổi thơ, Ông Ninh ông Khang, Cô bán bánh, Con mèo mà trèo cây cau…

Năm 1950, ông có đặt một bài hát cho học sinh. Bài này rất nổi tiếng, thường được hát trong các trường học; đó là bài “Học sinh hành khúc”. Năm 1951, ông cho ra đời một bài hát dẫn dã “Lòng mẹ Việt Nam). Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, một bài kinh điển của nhạc Việt là trường ca “Hòn vọng phu”. Trong một dịp khác Hoàng Oanh sẽ nói rõ hơn và chi tiết hơn về ba bài “Hòn vọng phu” này của ông.

Mùa trung thu năm nay, cũng vừa đúng kỷ niệm 25 năm ngày mất của nhạc sĩ Lê Thương (17/09/1996). Hoàng Oanh xin mượn những dòng chữ này để tưởng nhớ đến người thầy yêu kính năm xưa, cũng là một nhạc sĩ tiên phong, một nhạc sĩ của tuổi thơ, một tài hoa của âm nhạc Việt Nam. Tuy ông đã mất đi, nhưng ông đã để lại cho chúng ta một gia tài âm nhạc thật quý báu. 

(Ca sĩ Hoàng Oanh)



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...