“Đêm cuối cùng” – nhạc phẩm khởi đầu cho giai đoạn sáng tác toàn bi ca của Phạm Đình Chương


CA KHÚC “ĐOẠN CUỐI CÙNG”

  • Sáng tác: Phạm Đình Chương
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: Đầu thập niên 1960
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh

Ca khúc “Đêm cuối cùng” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác khi mới 18 tuổi. Ở giai đoạn đầu đời, ông tập trung sáng tác các ca khúc vui tươi, yêu đời, ca ngợi vùng đất, con người nư: Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi, Ly rượu mừng, Xuân tha hương, Tiếng dân chài… Đáng kể nhất là trường ca bất hủ “Hội trùng dương”. 

Sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương trong giai đoạn tiếp (thập niên 1960 trở đi) là những ca khúc trữ tình sầu bi. Khởi đầu cho giai đoạn âm nhạc này là ca khúc “Đêm cuối cùng”. 

Đầu thập niên 1960, nhạc sĩ Phạm Đình Chương phát hiện vợ (ca sĩ Khánh Ngọc) có cuộc tình ngoài hôn nhân. Sự việc này khiến ông vô cùng đau đớn. Sau cùng, ông quyết định chia tay vợ. Thời điểm đó đã có rất nhiều lời đồn đại, bàn tán. Những câu chuyện xung quanh bị phóng tác rằng chàng nhạc sĩ tội nghiệp đó ang đầu niềm sầu hận sau cuộc hôn nhân buồn. Song trái lại, qua ca khúc “Đêm cuối cùng” lại thể hiện rằng ông vẫn rất trân trọng người xưa, chia tay trong niềm tiếc thương vô cùng.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dem-cuoi-cung-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-7
Danh ca Thái Thanh thể hiện rất thành công ca khúc “Đêm cuối cùng”

Không những vậy, họ còn rất quyến luyến nhau qua hình ảnh nắm tay không rời, trong đêm gặp nhau có thể nói là sau cùng. Đôi người bước đi bên nhau bâng khuâng trên phố lạnh, nước mắt rơi trên đôi môi cố gượng cười, cùng tiếc cho giấc mộng chưa thành, nhớ tới lời hẹn ngày xưa, rằng sẽ bên nhau đến bạc đầu. Vậy mà nay đôi mái đầu xanh đành xa cách nhau.

Sau khi được phổ biến, ca khúc trở nên nổi tiếng thông qua giọng ca đầy nội lực và da diết của danh ca Thái Thanh. Sau này có nhiều ca sĩ cover lại nhưng có lẽ bản thu âm hay nhất vẫn thuộc về danh ca Thái Thanh.

Dưới đây là lời ca khúc “Đêm cuối cùng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương:

Đêm nay đêm cuối cùng gần nhau

Lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau.

Nhịp bước bâng khuâng ngoài phố lạnh

Giọt sầu rơi rớt hồn phiêu linh.

Nắm tay không rời

Cố hé run run môi cười

Lúc chia tay bên trời tiếc thương

Đêm nay đôi mái đầu còn xanh

Ngậm ngùi thầm trao nhau giấc mộng chưa thành.

Dù đến không như hồn chúng mình

Dù không gian cách trở mong manh.

Hãy tìm một điều, nỗi nhớ thương xưa vẹn tuyền

Sẽ cho ta ngày về thắm duyên

Anh ơi! Đêm cuối cùng gần nhau

Hẹn hò một ngày sau nối mộng ban đầu.

“Đêm cuối cùng” – Cuộc tay trong niềm tiếc thương vô cùng

Như đã chia sẻ bên trên, nhạc sĩ Phạm Đình Chương có sốc, có đau đớn sau cuộc hôn nhân buồn. Nhưng lúc nào ông cũng dành cho người cũ một sự trân trọng nhất định. Và điều đó được thể hiện rất rõ nét từ những lời ca đầu tiên trong ca khúc “Đêm cuối cùng”:

“Em ơi đừng khóc sầu biệt ly

Vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì

Dù đêm sâu như hồn chúng mình

Dù không gian cách trở mênh mông”



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dem-cuoi-cung-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-0
Ca khúc “Đêm cuối cùng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Đêm cuối cùng cũng là những giây phút cuối cùng được đi bên nhau, người chồng nén đau thương để an ủi và xin nàng đừng khóc nhiều làm xuân thì héo úa. Đến giờ phút đó, người vẫn thương hoa tiếc ngọc, vẫn lo lắng từng chút và tuyệt đối không có lời trách móc nào cả, chia tay nhưng không phải là dứt tình, xa nhau không phải là do hết yêu… Đến cuối cùng vẫn còn lại một chút hy vọng:

“Hãy tin một niềm

Mối nhớ thương xưa vẹn tuyền

Sẽ cho ngày về thắm duyên

Em ơi đêm cuối cùng gần nhau

Hẹn hò một ngày sau nối mộng ban đầu”

Dẫu cả lời ca lẫn giai điệu đều rất buồn vì nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác nó ở giai đoạn tuyệt vọng nhất trong đời nhưng ở đoạn cuối của ca khúc vẫn le lói những tia ly vọng nhỏ nhoi. Nó thể hiện niềm tin vào một ngày mai sẽ nối lại duyên xưa, nhớ thương lại được vẹn tuyền, hẹn hò nhau được trở lại như mộng ban đầu:

“Ôi đẹp thay là thuở ban đầu

Chìm sâu đáy mắt một màu xanh khơi

Niềm thương không nói nên lời

Chỉ nghe xao xác một trời bâng khuâng”  (trích ca khúc “Thuở ban đầu”)



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca sĩ Bích Chiêu – ngôi sao thoát ly khỏi vòm trời ca nhạc quê hương và nỗi lòng tuổi xế chiều: “Biết vậy mình về nước từ lâu rồi!”
Ca sĩ Bích Chiêu – ngôi sao thoát ly khỏi vòm trời ca nhạc quê hương và nỗi lòng tuổi xế chiều: “Biết vậy mình về nước từ lâu rồi!”
[ad_1] Xa xứ từ năm 1962, gần 40 năm mới trở lại Việt Nam, khán giả quê nhà vẫn mở rộng vòng tay chào đón Bích Chiêu. Điều này khiến...

Nhạc sĩ Lê Thương và quan điểm làm nhạc: “Không mang đậm phong vị dân tộc, chớ mong tác phẩm sống lâu được”
Nhạc sĩ Lê Thương và quan điểm làm nhạc: “Không mang đậm phong vị dân tộc, chớ mong tác phẩm sống lâu được”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ LÊ THƯƠNG Tên thật: Ngô Đình Hộ Nghệ danh: Lê Thương Năm sinh - năm mất: 1914 - 1996 Quê quán: Hà Nội...

Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
[ad_1] Vào tháng 7/2008, Tuần báo Văn Nghệ đã có một buổi phỏng vấn với nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. Trong buổi phỏng vấn này, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm...

Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
[ad_1] CA KHÚC "ĐÓN XUÂN" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời: 1953 Thể hiện: Thái Thanh Ca khúc "Đón xuân" ra đời trong hoàn...

Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ THANH LOAN Tên thật: Nguyễn Thị Loan Nghệ danh: Thanh Loan, Cô Ba Thanh Loan Ngày sinh: 12/01/1917 - Ngày mất: 13/10/1982....

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
[ad_1] Khúc Lan là nữ nhạc sĩ xinh đẹp của làng nhạc hải ngoại và được khán giả vô cùng yêu thích qua những ca khúc nhạc ngoại lời Việt....

Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
[ad_1] Danh ca Bạch Yến tên đầy đủ là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Vừa lên 10 tuổi, bà đã bước chân lên sân khấu...

Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ KHÁNH BĂNG Tên thật: Phạm Văn Minh Nghệ danh: Khánh Băng, Nhật Hà, Anh Minh, Thanh Hà, Thủy Thanh Lam Ngày sinh: 1935...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời
Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ MỸ CHÂU Tên thật: Nguyễn Thị Mỹ Châu Nghệ danh: Mỹ Châu. Ngày sinh: 21/08/1950. Quê quán: Long An. Nghề nghiệp: Nghệ...

Ads Bottom