CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER BIZET (1838-1875)


Có lẽ hiếm có một tác giả nào trở nên vĩ đại chỉ với một tác phẩm duy nhất. Tuy nhiên Georges Bizet là một ngoại lệ. Chỉ bằng vở opera Carmen, Bizet đã được cả châu Âu biết đến như là một tác giả viết opera tài ba, sánh ngang với những tên tuổi như Rossini, Donizetti hay Verdi. Tất nhiên điều này không có nghĩa là Bizet không sáng tác ra những tác phẩm khác hay những sáng tác khác của ông không có mấy giá trị nhưng chắc chắn rằng không một tác phẩm nào trong số này có thể sánh ngang với Carmen về mặt lôi cuốn, hấp dẫn và phổ biến. Kể từ khi ra đời cho đến nay, Carmen vẫn luôn là một trong những vở opera được yêu thích và được trình diễn nhiều nhất.

GEORGES BIZET (1838-1875)

Alexander Cesar Leopold Bizet (Georges là tên được đặt sau lễ rửa tội) sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 tại Paris trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ ông là một nghệ sĩ piano tài ba, còn cha của ông là một giáo viên dạy thanh nhạc. Chính họ đã dạy ông những bài học nhạc đầu tiên. Ngay từ nhỏ Bizet đã bộc khả năng chơi piano rất tốt của mình. Chính điều này đã giúp cậu bé Georges được mọi người so sánh với Mozart và Mendelssohn. Cậu bé có thể đọc và chơi các bản nhạc khi mới có 4 tuổi, điều này khiến cha mẹ cậu rất ngạc nhiên. Có thể nói rằng sự nghiệp âm nhạc của Bizet sau này chính là do sự sắp đặt của Chúa trời.

Việc biểu diễn xuất sắc các sonata piano của Mozart đã khiến cậu được nhận vào nhạc viện Paris đầy uy tín vào năm 1848, khi cậu mới hơn 9 tuổi. Tại đây Bizet học đối vị với Zimmerman và Charles Gounod còn Jacques Halévy (tác giả vở opera La Juive) dạy cậu sáng tác và dưới sự giảng dạy của Marmontel, cậu đã trở thành một nghệ sĩ piano xuất sắc. Trong một lần sang Paris biểu diễn, Liszt được nghe Bizet biểu diễn một tác phẩm của chính Liszt và Liszt đã công nhận rằng Bizet là một trong ba nghệ sĩ piano xuất sắc nhất châu Âu (hai người kia là Liszt và Hans von Bülow – người được Tchaikovsky đề tặng bản Concerto piano số 1). Cũng trong thời gian học tại nhạc viện Paris, Bizet đã giành được vô số giải thưởng về biểu diễn piano và organ.

Vào năm 1855, khi mới 17 tuổi, Bizet đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình khi hoàn thành bản Giao hưởng giọng Đô trưởng. Tuy nhiên khi sinh thời, Bizet không công bố tác phẩm này bởi vì ông cho rằng nó chịu ảnh hưởng nặng nề từ các tác phẩm của thầy giáo mình là Charles Gounod. Đến tận năm 1935, tác phẩm này mới được biểu diễn lần đầu tiên. Năm 1857, Bizet chia sẻ giải thưởng Offenbach (giải do nhạc sĩ Pháp Jacques Offenbach lập ra để khuyến khích các nhạc sĩ trẻ) cùng với Lecocq khi ông sáng tác vở operetta một màn Le Docteur Miracle (Bác sĩ Miracle). Một năm sau, với bản cantata Clovis et Clotilde, Bizet đã đoạt giải thưởng danh giá Prix de Rome (trước đó Berlioz cũng đã đoạt được giải này vào năm 1830) và theo như qui định của giải thưởng ông phải đến Rome học trong 3 năm. Trong những năm ở Rome, ông có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các vở opera của các nhạc sĩ Ý và Bizet cũng đã sáng tác khá nhiều trong thời gian này. Tuy nhiên, tồn tại đến ngày nay chỉ còn 4 tác phẩm, trong đó có vở opera buffa Don Procopio và không có gì ngạc nhiên khi ta thấy rằng chúng đều ảnh hưởng nặng nề của các tác giả Ý, đặc biệt là Donizetti. Và cũng chính tại đây, Bizet đã nhận ra rằng sáng tác opera là công việc sẽ theo đuổi cả cuộc đời mình.

Bizet trở về Paris vào năm 1861 và chỉ vài tháng sau mẹ ông qua đời. Cuộc sống của Bizet đã bước sang một chặng đường mới. Ông từ chối công việc giảng dạy tại nhạc viện và nuôi tham vọng trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời phải nhanh chóng hoàn thành một tác phẩm để kết thúc bản hợp đồng với Prix de Rome. Và kết quả là vở opera comique La guzla de l’emir ra đời.

Nhận lời mời của giám đốc nhà hát Lyrique, Bizet bắt đầu sáng tác vở opera Les pêcheurs de perles (Những người mò ngọc trai). Ông mất 4 tháng để hoàn thành tác phẩm này và vở opera được công diễn lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1863. Tuy nhiên đây lại là một thất bại thảm hại, vở diễn được công chúng đón nhận rất thờ ơ và bị cho là khô cứng, các nhân vật thì quá nhạt nhẽo, thiếu cảm xúc. Và chỉ đến năm 1886, vở opera mới được sống lại trên sân khấu và khi đó moi người mới nhận ra vẻ đẹp thật sự của tác phẩm. Buồn chán, thất vọng, những năm tiếp theo Bizet hầu như không sáng tác nữa và kiếm sống bằng cách phối khí lại các tác phẩm của các nhạc sĩ khác và dạy piano. Và chỉ đến năm 1867, Bizet mới sáng tác trở lại khi vào tháng 12, ông công diễn vở opera La jolie fille de Perth (Người đẹp thành Perth), dựa trên tiểu thuyết cùng tên của văn hào Walter Scott. Vở diễn này cho thấy sự trưởng thành của Bizet trong bút pháp sáng tác khi âm nhạc của vở opera sinh động, hấp dẫn và chặt chẽ hơn tuy nhiên phần ca từ lại bị chê là quá dễ dãi. Tác phẩm này đã gây được ấn tượng tốt hơn đối với công chúng và giới phê bình tuy nhiên nó cũng chỉ tồn tại được sau có 18 buổi biểu diễn.

Bizet có một niềm đam mê kì lạ khi sáng tác opera, sau khi phải hứng chịu thất bại của Les pêcheurs de perles và La jolie fille de Perth, một người bạn đã khuyên ông nên từ bỏ việc sáng tác opera và tập trung vào việc biểu diễn piano cũng như chuyển sang sáng tác giao hưởng nhưng Bizet đã nói rằng: “Tôi phải ở lại với opera, không có nó thì tôi chả là gì cả”.

Georges Bizet khoảng 25 tuổi

Năm 1868 là một năm khủng hoảng đối với Bizet, rất nhiều tác phẩm không được hoàn thành, ông thường xuyên cảm thấy rất đau ở cuống họng (đây là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết của ông sau này) và bị cảnh sát gọi lên thẩm vấn liên tục vì lập trường tôn giáo của mình, tuy nhiên cũng vì vậy mà quan điểm sáng tác của ông trở nên sâu sắc hơn. Ông chuyển ra sinh sống tại ngoại ô Paris với hy vọng cải thiện được tâm trạng của mình. Tại đây vào tháng 6 năm 1869, ông cưới thiếu nữ mới 20 tuổi Geneviève Halévy, con gái của người thầy giáo cũ. Tuy nhiên đây cũng là một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, hai người có với nhau một cậu con trai duy nhất. Một năm sau gia đình ông lâm vào cảnh thiếu thốn do cuộc chiến tranh Pháp – Phổ gây ra (thời gian này Bizet cũng tham gia vào Cục phòng vệ quốc gia). Trong thời điểm này ông có rất ít điều kiện để sáng tác nhưng đến năm 1871 ông hoàn thành một tổ khúc dành cho piano duet với tên gọi Jeux d’enfants (Những trò chơi cho trẻ nhỏ) và nhiều trích đoạn trong bản nhạc này đã được phối lại cho dàn nhạc. Bizet tỏ ra rất hài lòng với tác phẩm này. Cũng trong năm 1871, Bizet đã hoàn thành phần âm nhạc trong vở kịch L’arlésienne (Cô nàng xứ Arles) – dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Pháp Alfonse Daudet và vở opera Djamileh. Và cũng như những lần trước đó, buổi công diễn các tác phẩm lần này của Bizet cũng đều thất bại. Tuy nhiên ngày nay, hai tác phẩm này của Bizet đã được nhìn nhận lại đúng đắn hơn. L’arlésienne được đánh giá là xuất sắc và được nhiều dàn nhạc nổi tiếng trên thế giới trình diễn liên tục nhờ vào sự đa dạng trong sắc thái và tiết tấu cũng như sự hài hoà và hấp dẫn của giai điệu còn Djamileh được coi là tiền đề và bước đệm quan trọng để Bizet sáng tạo ra kiệt tác vĩ đại nhất của mình: vở opera Carmen.

Phải hứng chịu nhiều thất bại nhưng Bizet vẫn có niềm tin vào những sáng tác của mình. Ông cho rằng khán giả vẫn chưa hiểu hết được tác phẩm của mình chứ không phải là tài năng của mình kém cỏi. Bizet quyết định dồn hết tâm huyết và tinh lực vào kịch bản Carmen do Henri Meilhac và Ludovic Halévy viết. Kich bản dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Pháp Prosper Mérimée ra đời vào năm 1846 mà Bizet rất yêu thích, ông rất có cảm tình với nhân vật cô gái digan Carmen xinh đẹp luôn khao khát tự do. Bizet mất hai năm trời (từ năm 1873 đến cuối năm 1874) mới hoàn thành vở opera này. Và so với các vở opera khác của Bizet, Carmen đã vượt trội hơn hẳn về mặt khắc hoạ bối cảnh và nhân vật. Ảnh hưởng từ các nhân vật Azucena, Eboli và Amneris của Verdi, Bizet quyết định để nhân vật chính Carmen hát giọng mezzo-soprano và bằng tài năng tuyệt vời của mình ông đã xây dựng được một Carmen với sức sống mãnh liệt và đầy biến ảo. Việc miêu tả anh lính Don Jose hiền lành chỉ vì mê mẩn sắc đẹp của Carmen mà biến mình thành một tên tướng cướp và rồi trở thành kẻ sát nhân khi đâm chết Carmen khi cô đem lòng yêu người khác là một thành công to lớn của Bizet. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của hai nhân vật Escamillo và Micaela là sự cách tân so với tác phẩm văn học nhưng cũng góp phần làm phong phú và hoàn thiện vở opera hơn. Bizet tỏ ra rất hài lòng với Carmen và ông háo hức chờ ngày vở opera ra mắt.

Ngày 3 tháng 3 năm 1875, Carmen được công diễn tại Paris. Và như một định mệnh đau buồn gắn chặt với Bizet, đây vẫn là một thất bại. Khán giả thực sự sốc với tác phẩm. Họ không thể chịu đựng được cô gái Carmen lẳng lơ, không chung thuỷ, bỏ anh này chạy theo anh kia. Họ la ó, chửi bới các ca sĩ và cả người nhạc sĩ tội nghiệp. Lần này thì là một thảm hoạ thật sự đối với Bizet, ông suy sụp hoàn toàn. Cùng với căn bệnh đau cuống họng từ trước và cái chết của đứa con tinh thần mà ông yêu mến nhất, kì vọng nhất, sức khoẻ của Bizet ngày một yếu đi. Trên giường bệnh, Bizet luôn tự hỏi phải chăng mình đã lầm? Và sau hai cơn đau tim liên tiếp, ông qua đời vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1875 (sau đúng 3 tháng khi Carmen được công diễn) tại Bougival, ngoại ô Paris khi mới 37 tuổi.

Bizet đã không lầm! Ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, Carmen đã trở thành một trong những vở opera tuyệt vời nhất mọi thời đại. Và cùng với nó, tài năng của Bizet đã được nhìn nhận lại một cách chính xác hơn. Các nhà soạn nhạc như Saint-Saëns, Tchaikovsky hay Debussy đều khẳng định: Bizet là một nhạc sĩ vĩ đại!





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
[ad_1] VỀ CA KHÚC HOÀI CẢM Tên ca khúc: Hoài cảm Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1953 Nằm trong album: Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Danh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
[ad_1] VỀ CA KHÚC LÒNG MẸ Tên ca khúc: Lòng mẹ Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Trữ tình Nằm trong album: Không rõ. Ca sĩ thể hiện tiêu...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN LOÀI HOA DANG DỞ Tên ca khúc: Chuyện loài hoa dang dở Nhạc sĩ sáng tác: Y Vũ Thể loại: Nhạc vàng bolero Nằm trong...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
[ad_1] VỀ CA KHÚC NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG Tên ca khúc: Nỗi buồn hoa phượng. Nhạc sĩ sáng tác: Thanh Sơn. Thể loại: Nhạc trữ tình bolero. Nằm trong album: Thanh...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu
[ad_1] VỀ CA KHÚC HAI VÌ SAO LẠC Tên ca khúc: Hai vì sao lạc Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Trước...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện người trinh nữ tên Thi”: Câu chuyện có thật, kể về đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện người trinh nữ tên Thi”: Câu chuyện có thật, kể về đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN NGƯỜI TRINH NỮ TÊN THI Tên ca khúc: Chuyện người trinh nữ tên thi Nhạc sĩ sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ Thể loại:...

Hoàn cảnh ra đời “Bài Tango cho em”: Nhạc phẩm được “thai nghén” trong men say tình ái
Hoàn cảnh ra đời “Bài Tango cho em”: Nhạc phẩm được “thai nghén” trong men say tình ái
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM BÀI TANGO CHO EM Tên ca khúc: Bài Tango cho em Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: Thập niên...

Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương
Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM "VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA" Tên ca khúc: Vũng lầy của chúng ta: Nhạc sĩ sáng tác: Lê Uyên Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm...

Hoàn cảnh ra đời “Anh cho em mùa xuân”: Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết
Hoàn cảnh ra đời “Anh cho em mùa xuân”: Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM ANH CHO EM MÙA XUÂN Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Hiền Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: 1962 Hãng đĩa: Hãng đĩa Asia Ca sĩ thể...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM "ĐÀN BÀ" Tên ca khúc: Đàn bà Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1984 Nằm trong album: Hương,...