Ban AVT và khúc xuân trào phúng bất hủ: “Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi?”


BAN TAM CA TRÀO PHÚNG AVT

  • Thể loại: Trào phùng
  • Thành viên: ca nhạc sĩ Anh Linh (guitar), Vân Sơn (trống) và Tuấn Đăng (contrebasse)
  • Hoạt động: 1958 – 2008
  • Hãng đĩa: Sóng nhạc; Trung tâm Asia
  • Ca khúc nổi bật: Du xuân

Chắc hẳn những người yêu nhạc ở Sài Gòn trước 1975 không ai là không biết đến Ban kích động nhạc AVT (sau này là Ban tam ca trào phúng AVT) với lối trình diễn độc đáo và gần như duy nhất ở miền Nam xưa. Nhóm đã cho ra mắt những bản nhạc với lời ca dí dỏm, châm biếm khiến ai cũng bật cười.

Ban AVT xuất hiện lần đầu vào năm 1958 gồm 3 nghệ sĩ đều là tân binh: Anh Linh, Vân Sơn, Tuấn Đăng. Tên ban nhạc được lấy từ tên 3 thành viên trong ban nhạc ghép thành AVT. 

Người đứng ra thành lập ban AVT là ca nhạc sĩ Anh Linh. Ông có căn bản về nhạc lý nên từng có thời gian được cử thay thế giáo sư âm nhạc Phạm nghệ làm trưởng ban của Đại đội văn nghệ Trung ương (sau này là Biệt đoàn văn nghệ Trung ương). Ông sáng tác khoảng 20 ca khúc, trong đó có một số bài được phổ từ thơ của Hà Thượng và Nhất Tuấn. 



ban-avt-va-ca-khuc-trao-phung-du-xuan-8
Ban tam ca trào phúng AVT

Ban AVT đã đưa vào làng nhạc Sài Gòn một lối diễn khác biệt, tươi vui, sống động bằng những tiết mục đầy sáng tạo trên sân khấu nhạc hội và phòng trà ca nhạc. Sang thập niên 1960, ban AVT cần thêm nhiều ca khúc mới để trình diễn, nhạc sĩ Lữ Liên đã có ý định thử nghiệm một loại nhạc mới, kế thừa từ những bài nhạc châm biếm mà các nhạc sĩ Lê Thương, Trần Văn Trạch đã sáng tác từ thập niên 1950. Ông đã phát triển cao hơn, viết ra nhiều ca khúc thuộc thể loại mới lạ được gọi là trào phúng. Các ca khúc này được viết trên nền giai điệu cổ truyền. Và nhờ những ca khúc này mà ban AVT đã tạo dựng được một trường phái riêng biệt cho mình.

Một trong những ca khúc trào phúng làm nên thương hiệu của AVT chính là “Du xuân” với những câu hát quen thuộc: “Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi? Lo quần lo áo, lo đi chạy tiền…”.

Thoáng qua thì đây là một ca khúc trào phúng, chọc cười thiên hạ nhưng khi nghiền ngẫm thì thấy khóe mắt cay cay vì những ký ức không thể nào quên về những cái Tết xưa. Dẫu đã 50 – 60 năm trôi qua nhưng những nỗi lo toan về ngày Tết cận kề lúc nào cũng giống nhau, người nay cũng chẳng khác người xưa là mấy. 

Ngày xưa chúng ta ca thán “ai bày Tết nhất làm chi” thì ngày nay ai ai cũng thảng thác “đang yên đang lành tự nhiên Tết”… Bên cạnh niềm hân hoan đón chào năm mới, hi vọng mới thì đó là những bộn bề lo âu, phải cố gắng hết sức làm sao để gia đình được đón cái Tết tươm tất, đầm ấm, no đủ, để một năm mới được sung túc, may mắn. 



ban-avt-va-ca-khuc-trao-phung-du-xuan-0
Tết Sài Gòn xưa

Khúc “Du xuân” gắn liền từng được thu âm với 2 phiên bản: “Du xuân” thu âm trước 1975 của hãng Sóng Nhạc và “Chúc xuân” thu âm sau năm 1975 của trung tâm Asia. 

Dưới đây, Amnhac.net xin trích lại toàn bộ phần lời Khúc “Du xuân”:

Xuân khứ xuân lai xuân bất tận

Xuân đi xuân lại mãi còn xuân

Tết nhất ai ơi cứ lại hoài

Không tiền tiêu tết (ứ ư) vậy thời… vậy thời tính sao?

Tính… sao?

Tết nhất làm chi?

Ai bày tết nhất làm chi?

Lo quần lo ái lo đi chạy tiền

Người người vui tết (chứ) liên miên

Riêng tôi nghĩ tết mà điên cái đầu

Lo nhiều (mà) đến nỗi mọc râu

Năm cùng tháng tận qua cầu xổ xui

Cũng liều (mà) xanh-xít (chứ) đít-đui

Để ba ngày tết vui cười no say

Sang năm (mà) ta lại kéo cày

Nhưng mà biết cậy nhờ ai?

Bây giờ tôi biết cậy nhờ ai?

Chỉ còn cách đợi thần tài tới thăm

Nghỉ quẩn (chỉ) làm chi,

Thôi đừng (mà) nghĩ quẩn (chứ) làm chi

Xuống thăm (mà) chợ Tết (mấy) ta đi bên một vòng

Mau sắm mất công, chẳng cần mua sắm mất công

Xem cho khoái mắt, cho lòng dịu êm

Thoạt vào hàng vải (chứ) tây đen, hàng vải tây đen

Cô nàng ngồi két cười duyên liếc thầm

Ảnh bảy mời khách (mấy) vào thăm

Ba mươi lăm một thước, ba mươi lăm rẻ rồi

(ba mươi lăm một thước, ba mươi lăm ga bin soa, pô-pơ-lin soa, ba mươi lăm một thước, rẻ rồi, ba mươi lăm một thước, vào đây, vào đây…)

Qua hàng (mà) giò chả (mấy) coi chơi

Mấy cô gói bánh trông người cũng hay

Cô ơi, sao Tết (chứ) năm nay

Bánh chưng có thời, bánh dầy cô để đâu?

Ông ơi, bán hết (mấy câu) từ lâu

Hỏi chi vớ vẩn, biết đâu em trả lời!

Len trong đám chợ (chứ) đông người

Hàng cam, hàng táo, ngồi ngoài hàng dưa

Cô hàng (mà) vú sữa mới dễ ưa

“Bán tha hồ lựa, ai mua thì vào”

Gớm sao (mà) lời nói (mới) ngọt ngào.

Nhưng mà anh Cả anh Hai đó ơi ời

Ơi…

Đi xem thời đi mau mau

Giao thừa thời nhớ rủ nhau về nhà

Năm mới đừng để vợ la

Đừng chơi cờ bạc mà ra bót nằm

Chi bằng đi lễ Lăng Ông

Đầu xuân năm mới xin xâm cầu tài

Anh Cả, anh Hai đó ơi… ời

Bằng trăm ngày thường,

Mùng Một (mà) hành lễ Lăng Ông,

Cầu thanh đắc lộc, bằng trăm ngày thường

Bằng trăm ngày thường

Bằng trăm ngày thường

Năm năm tiền vô (mà) ai ơi đừng lo (mà) áp phe thì nhiều (mà) áp phe thì nhiều

Cầu trời (mà) mình trúng áp phe (mà) sắm máy lạnh,

Tậu xe Huê Kỳ, tậu xe Huê Kỳ, tậu xe Huê Kỳ

Năm mới tràn đầy yêu thương

Năm mới thần tài giúp ta

Năm mới năm đẹp Thái Hòa”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...