Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975


HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ KHÁNH BĂNG

  • Tên thật: Phạm Văn Minh
  • Nghệ danh: Khánh Băng, Nhật Hà, Anh Minh, Thanh Hà, Thủy Thanh Lam
  • Ngày sinh: 1935 – 2005
  • Quê quán: Vũng Tàu
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công
  • Thể loại sáng tác: Tình khúc 1954 – 1975, nhạc vàng, nhạc quê hương
  • Ca khúc nổi tiếng: Chờ người, Đôi ngã chia ly, Sầu đông, Vườn tao ngộ,…
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Mai Lệ Huyền, Hùng Cường, Thái Thanh,…
  • Thời gian hoạt động: 1954 – 2005

Nhạc sĩ Khánh Băng là ai?

Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thăng Tam, Vũng Tàu. Theo ông chia sẻ, nghệ danh Khánh Băng được ghép từ tên của 2 cô bạn thân, một người tên Khanh, một người tên Băng, ông lấy hai tên đó, thêm dấu sắc vào tên đầu thế là thành cái tên “Khánh Băng”. Ngoài ra, sau này trong một số nhạc phẩm nhạc sĩ còn sử dụng bút danh khác như Anh Minh, Thanh Hà, Thùy Thanh Lam, Nhật Hà.

Từ thuở nhỏ, Khánh Băng đã say mê âm nhạc và tự luyện đàn Mandolin. Năm 1948, khi được 14 tuổi, ông bắt đầu tập tành sáng tác. Lúc ấy, ông có quen biết với nhạc sĩ Võ Đức Hảo và được ông giới thiệu làm quen với nhạc sĩ Võ Đức Chu – trưởng ban nhạc nổi tiếng tại Sài Gòn khi ấy. Khi sáng tác xong bài hát nào, Khánh Băng đều gửi cho Võ Đức Thu nhờ góp ý, sửa chữa. Qua cách học hàm thụ này, dần dần ông viết nhạc tiến bộ hơn.

Năm 1949, nhạc sĩ Khánh Băng lên Sài Gòn học trung học tại trường Huỳnh Khương Ninh. Tại đây, ông cùng với vài người bạn như Vân Hùng, Tùng Lâm… lập một ban nhạc để cùng nhau tập dượt và chơi miễn phí cho các đám cưới để lấy kinh nghiệm.



nhac-si-khanh-bang-la-ai-va-nhung-dong-nhac-do-khanh-bang-sang-tac-1
Chân dung nhạc sĩ Khánh Băng thời còn trẻ

Năm 1954, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhạc sĩ Võ Đức Thu, nhạc sĩ Khánh Băng tham dự cuộc thi tuyển lựa tài tử do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức. Từ cuộc thi này, ông được tuyển làm nhạc công đàn mandolin ở Đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, nhận thấy đàn mandolin không thể phát huy tối đa bằng đàn guitar, nên nhạc sĩ Khánh Băng chuyển sang khổ luyện thêm đàn guitar từ năm 1953 – 1954.

Đến năm 1955, thông qua sự giới thiệu của Tùng Lâm, nhạc sĩ Khánh Băng gia nhập ban Sầm Giang của nhạc sĩ Trần Văn Trạch và ban kịch Dân Nam của Anh Lân và Túy Hoa. Từ đó đến năm 1959, ông xuất hiện trên khắp các sân khấu đại nhạc hội và phụ diễn ca nhạc với tiết mục độc tấu guitar thùng. Đến năm 1960, nhạc sĩ Khánh Băng chuyển sang chơi guitar điện và biểu diễn hàng đêm tại các phòng trà ca nhạc do chính ông làm chủ ở Thị Nghè. Vào thập niên 1960, nhạc sĩ Khánh Băng cũng chính là người Việt Nam đầu tiên sử dụng guitar điện trên sân khấu.



nhac-si-khanh-bang-la-ai-va-nhung-dong-nhac-do-khanh-bang-sang-tac-2
Ban nhạc Thời Đại nức tiếng một thời

Khoảng cuối thập niên 1950, nhạc sĩ Khánh Băng gia nhập lực lượng công binh và tại đây ông gặp Phùng Trọng – tay chơi trống có tiếng thời ấy. Cả hai lập thành ban nhạc lấy tên là ban Thời Đại. Sau đó, ban nhạc kết nạp thêm nhiều thành viên khác như Duy Khiêm – tiếng bass, Lê Duyên – tiếng madoline, Nguyễn Ánh 9 – tiếng dương cầm, Tòng Sơn – tiếng harmonica,… cùng với tiếng hát của Kiều Loan, Ngọc Vân, Duy Mỹ,… trình diễn, càn quét khắp các phòng trà tại Sài Gòn, đặc biệt là dòng nhạc kích động với điệu Swing, Agogo, Twist, Cha cha cha,…

Năm 1965, Khánh Băng và Ban Thời Đại được vinh dự trình diễn đầu tiên trong dịp khai trương đài truyền hình Sài Gòn. Sau đó, họ trở thành ban nhạc thường trực của đài truyền hình với nhiều lần thay đổi thành viên, nhưng luôn luôn có 2 thành viên trụ cột là Khánh Băng và Phùng Trọng.



nhac-si-khanh-bang-la-ai-va-nhung-dong-nhac-do-khanh-bang-sang-tac-3
Ban nhạc Khánh Băng với Lê Duyên, Khánh Băng, Phùng Trọng, Duy Mỹ

Song song với việc chơi nhạc, Khánh Băng cũng không ngừng sáng tác với rất nhiều thể loại và ở thể loại nào ông cũng để lại dấu ấn tiêu biểu. Sáng tác sớm và nhiều nên chính bản thân ông cũng không nhớ được ca khúc đầu tay của mình. Nhạc sĩ Khánh Băng chỉ nhớ ca khúc đầu tiên của ông được phát thanh là bài “Nụ cười thơ ngây” do ca sĩ Minh Trang và Anh Ngọc song ca trên đài phát thanh Sài Gòn năm 1955. Đến năm 1956, tên tuổi nhạc sĩ Khánh Băng được biết đến nhiều hơn với bài “Vọng ngày xanh”.

Sau năm 1975, nhạc sĩ Khánh Băng ở lại Việt Nam và sinh sống tại quận Bình Thạnh và dừng hẳn việc sáng tác. Mãi tận cuối năm 1991, ông mới bắt đầu sáng tác trở lại. Từ đó cho đến cuối năm 1996, trước khi bị mù do ảnh hưởng từ căn bệnh tiểu đường, nhạc sĩ Khánh Băng vẫn còn sáng tác được hơn 100 bài, trong đó có những bài hát phổ biến mang phong cách dân ca Nam Bộ như “Trên nhịp cầu tre”, “Chờ người”, “Chiều đồng quê”,…

Năm 2005, Khánh Băng qua đời tại nhà riêng. Sau đó, thi hài ông được an táng tại quê nhà Vũng Tàu.

Nhạc sĩ Khánh Băng không chia sẻ quá nhiều thông tin về gia đình, mọi người chỉ biết vợ ông tên Nhật Anh. Cả hai có với nhau 4 người con trai, trong đó nhạc sĩ Khánh Hà là con trai út của ông.

Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Khánh Băng

Nhạc sĩ Khánh Băng từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn như sau: “Tôi sáng tác từ thời còn mặc quần cộc nên cũng chẳng nhớ nhạc phẩm đầu tay là bài nào. Có điều tôi sẽ chẳng bao giờ quên được ngày 15/3/1955, Đài phát thanh Sài Gòn lần đầu tiên phát bài hát của tôi, đó là bài “Nụ cười thơ ngây”. Còn thành danh là nhờ bài “Vọng ngày xanh” sáng tác năm 1956, được nữ văn sĩ Francoise Sagan viết lời Pháp nên tôi được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập”.

Từ giữa thập niên 1950, nhạc sĩ Khánh Băng đã thành danh, tạo được tiếng vang trong lòng công chúng với những ca khúc lãng mạn, trữ tình của dòng nhạc tiền chiến. Nhưng không ngủ quên trong chiến thắng, ông tiếp tục bắt nhịp với trào lưu mới xuất phát từ những ca khúc ngoại quốc được du nhập vào và trở thành một trong những người tiên phong sáng tác những bài hát sôi động tiết tấu nhạc Âu Mỹ hay còn được gọi với cái tên “kích động nhạc”.



nhac-si-khanh-bang-la-ai-va-nhung-dong-nhac-do-khanh-bang-sang-tac-4
Ca khúc “Sầu đông” của nhạc sĩ Khánh Băng

Ca khúc nổi tiếng nhất của Khánh Băng với thể loại này chính là bài “Sầu đông”, được viết theo điệu Twist rất thịnh hành ở Mỹ vào cuối thập niên 1960. Ngoài ra, những bài như “Có nhớ đêm nào”, “Nếu có nhớ đến”, “tiếng mưa rơi”… cũng rất được yêu thích, đặc biệt là qua tiếng hát gằn của “nữ hoàng kích động nhạc” Mai Lệ Huyền.

Theo nhạc sĩ Khánh Băng chia sẻ: “Những bài kích động nhạc được ông sáng tác vào giai đoạn này có thể được coi là những bài nhạc trẻ đầu tiên ở Việt Nam”.

Đến thập niên 1960 – 1970, nhạc sĩ Khánh Băng lại chuyển sang sáng tác dòng nhạc tình ca và nhạc vàng viết về người lính với nhiều bút danh khác như Anh Minh, Nhật Hà,… Nổi bật nhất trong giai đoạn này của ông có thể kể đến những ca khúc như: “Giờ này anh ở đâu”, “Vườn tao ngộ”, “Nếu một ngày”,…

Sau thập niên 1980, 1990  Khánh Băng lại chuyển hướng sang sáng tác những ca khúc quê hương mang đậm nét âm hưởng dân ca Nam Bộ. Một số ca khúc để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng có thể đến như: “Chờ người”, “Chiều đồng quê”,…

Kho tàng âm nhạc và những nhạc phẩm đặc sắc của nhạc sĩ Khánh Băng

Khi được hỏi về số lượng tác phẩm của mình, nhạc sĩ Khánh Băng lúc sinh thời đã ước lượng rằng: “500 thì quá ít mà 1000 thì lại hơi nhiều”. Có thể thấy, vị nhạc sĩ tài hoa này đã đóng góp một gia tài âm nhạc đồ sộ vào kho tàng âm nhạc nước nhà. Dưới đây là một số nhạc phẩm tiêu biểu của ông:



nhac-si-khanh-bang-la-ai-va-nhung-dong-nhac-do-khanh-bang-sang-tac-5
Nhạc sĩ Khánh Băng sáng tác hơn 500 ca khúc

Những ca khúc được sáng với nghệ danh Khánh Băng: 2 người lính trẻ, 10 năm giã biệt, Bên ánh đèn đêm, Bước giang hồ, Bốn mùa thương nhớ, Cánh én ngày xuân,. Chiều đồng quê, Chiều hoang, Chiều hoang giã biệt, Chiều thủ đô, Chiều vàng với mái nhà tranh, Chờ người, Chung tình, Chuyện đôi ta, Có nhớ đêm nào, Còn chi nữa, Con đường mang tên chúng ta, Đà Lạt một chiều mơ, Đêm cô đơn, Đêm hành quân, Đôi bờ, Đôi cánh thiên thần, Đôi ngả chia ly, Đừng trách người đi, Em gái quê, Em ơi đừng đến nữa, Gió thu, Mộng chiều, Một chiều gặp gỡ, Một cuộc tình sầu, Nếu, Nếu biết em, Nếu có nhớ đến, Nếu có xa nhau, Nếu có yêu em, Nếu một ngày, Ngày về quê cũ, Người lính chung tình, Sầu đông, Sương rơi, Tại vì anh, Thà đừng yêu nhau, Thần kinh non nước hữu tình, Tiếc thương, Tiếng mưa rơi, Tình đêm trăng thu, Tình khúc giao duyên, Tình mơ, Tình yêu là thế, Tôi muốn quên người, Vòng hoa mùa cưới, Vui trọn đêm nay, Xin nhớ tìm nhau, Xuân cố hương, Xuân đến rồi bạn ơi, Xuân liên hoan,…

Những nhạc phẩm được sáng tác với bút danh khác: 6 tháng quân trường (Nhật Hà), Chung niềm tâm sự (Nhật Hà), Chuyện (Anh Minh), Đóa hoa tình thương (Nhật Hà), Đường trần vạn nẻo (Thanh Hà), Giờ này anh ở đâu? (Nhật Hà), Gối mộng (Nhật Hà), Hoa cưới nhà ai (Thủy Thanh Lam), Một chiều gặp gỡ (Nhật Hà), Nếu có xa nhau (Nhật Hà), Nỗi buồn đêm đông (Anh Minh), Tình yêu là gì (Thủy Thanh Lam), Trăng thề (Nhật Hà), Vườn tao ngộ (Nhật Hà),…

Sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Khánh Băng

Nhạc sĩ Khánh Băng có thể được xem là “cây đại thụ” trong làng âm nhạc Việt, đặc biệt là dòng nhạc vàng với một gia tài đồ sộ hơn 500 ca khúc, đóng góp vào kho tàng văn học nghệ thuật nước nhà.

Khánh Băng là người hoạt động nghệ thuật rất tích cực với nhiều vai trò khác nhau như: nhạc sĩ, nhạc công, điều khiển ban nhạc, sản xuất băng đĩa nhạc và là chủ phòng trà ca nhạc. Ông được xem như là một trong những nhạc sĩ chơi guitar điện đầu tiên trên sân khấu ca nhạc Sài Gòn vào đầu thập niên 1960. Ngoài ra, nhạc sĩ Khánh Băng còn là một trong số những nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhất và ở thể loại nào công cũng để lại dấu ấn tiêu biểu, đặc biệt là với kích động nhạc.

Nhạc sĩ Khánh Băng – Sẽ còn vọng mãi ngày xanh

Nói về cố nhạc sĩ Khánh Băng, danh ca Thái Châu từng chia sẻ: “Nhắc đến nhạc sĩ Khánh Băng tôi liền nhớ đến hình ảnh chàng nhạc sĩ cao to với ngoại hình điển trai. Ông là người sống kín tiếng, ít khi trải lòng về cuộc đời. Âm nhạc của Khánh Băng rất đa dạng và có nhiều ca khúc để đời, sống mãi cùng thời gian”.



nhac-si-khanh-bang-la-ai-va-nhung-dong-nhac-do-khanh-bang-sang-tac-6
Nhạc sĩ Khánh Băng và những người bạn, bức ảnh được chụp vào năm 2000

Nhìn lại chặng đường hoạt động nghệ thuật của nhạc sĩ Khánh Băng với từng bước thăng trầm ta có thể nhận thấy những ca khúc của ông hầu hết đều bắt nguồn từ câu chuyện thật của đời mình, nên rất gần gũi và giản dị, dễ chạm vào cảm xúc của người nghe. Dù thử sức với nhiều thể loại nhạc khác nhau, từ nhạc tiền chiến, cho đến nhạc vàng, nhạc có giai điệu sôi động hay những bản tình ca lãng mạn, ở dòng nhạc nào vị nhạc sĩ tài hoa này cũng làm rất tốt, rất chỉn chu và để lại dấu ấn trong lòng công chúng.

20 năm đã trôi qua, nhưng mỗi khi cơn gió lạnh cuối đông thổi về, những người yêu nhạc vàng lại chợt nhớ đến bóng dáng cố nhạc sĩ Khánh Băng: “Người nghệ sĩ âm thầm trong đêm gió mưa/ Mơ màng nâng tiếng tơ đàn dịu dàng…”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT THANH NGA Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga Nghệ danh: Thanh Nga. Ngày sinh: 31/07/1942 - Ngày mất: 26/11/1978. Quê quán: Tây Ninh....

Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
[ad_1] Có không ít ý kiến cho rằng, ca khúc "Nửa hồn thương đau" là sản phẩm được viết sau nhiều năm đau đớn, giằng xé vì bị vợ -...

Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh Nghệ danh: Thanh Bình Ngày sinh: 1932 - 2014 Quê quán: Bắc Ninh Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND GIANG CHÂU Tên khai sinh: Trần Ngọc Châu Nghệ danh: Giang Châu Biệt danh: Trùm Sò NS - NM: 1952 - 2019 Quê...

Ads Bottom