NGHỆ SĨ GUITAR ĐIỆN CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG – JIMI HENDRIX (1942 – 1970)


James Marshall “Jimi” Hendrix (tên khai sinh Johnny Allen Hendrix; 27 tháng 11 năm 1942 – 18 tháng 9 năm 1970) là một nhạc công, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ. Mặc dù sự nghiệp âm nhạc chính thống chỉ kéo dài có 4 năm, ông được xem là một trong những nghệ sĩ guitar điện có ảnh hưởng nhất đến lịch sử âm nhạc đại chúng, và là một trong những nhạc sĩ danh tiếng nhất thế kỉ 20. Đại sảnh danh vọng Rock and Roll miêu tả ông “có thể xem là nhạc công xuất sắc nhất lịch sử nhạc rock”.

Jimi Hendrix (1942 – 1970)

Sinh ra ở Seattle, Washington, Hendrix bắt đầu học chơi guitar năm 15 tuổi. Năm 1961, ông đăng ký nhập ngũ quân đội Mỹ, song giải ngũ chỉ sau một năm. Ngay sau đó, ông chuyển tới Clarksville rồi Nashville, Tennessee, và bắt đầu biểu diễn theo hợp đồng trong chitlin’ Circuit, qua đó kiếm được một suất vào ban nhạc đệm của the Isley Brothers và sau đấy là hoạt động cùng Little Richard cho đến giữa năm 1965. Kế đó ông biểu diễn cùng Curtis Knight and the Squires rồi chuyển đến nước Anh vào cuối năm 1966 sau khi Chas Chandler (tay bass của nhóm the Animals) trở thành quản lý của ông. Chỉ trong vài tháng, Hendrix có tới 10 bài hit đứng đầu ở Anh với nhóm The Jimi Hendrix Experience: “Hey Joe”, “Purple Haze” và “The Wind Cries Mary”. Danh tiếng của nam nghệ sĩ tiến tới đất Mỹ sau màn trình diễn tại Nhạc hội Monterey Pop vào năm 1967, một năm sau album phòng thu thứ ba và cuối cùng của ông, Electric Ladyland đã giành ngôi quán quân ở Mỹ. Đĩa LP kép này vừa là tác phẩm thành công nhất về mặt thương mại của Hendrix, vừa là album quán quân đầu tiên và duy nhất của ông. Với mức thù lao cao nhất thế giới dành cho nghệ sĩ biểu diễn, ông đã diễn chính ở Nhạc hội Woodstock vào năm 1969 và Nhạc hội đảo Isle vào năm 1970 trước, trước khi bất ngờ qua đời ở Luân Đôn vì bị ngạt bởi sốc thuốc barbiturat vào ngày 18 tháng 9 năm 1970.

Nguồn cảm ứng chính của Hendrix là dòng nhạc rock and roll và electric blues của Mỹ. Ông ưa thích dùng các bộ âm ly vặn vượt mức cực đại với âm lượng và độ khuếch đại lớn, được phối khí bằng cách truyền đi những âm thanh cũ ngoài mong muốn gây ra bởi chiếc âm ly feedback của guitar. Ông còn là một trong những nghệ sĩ guitar đầu tiên sử dụng chủ yếu các bàn đạp hiệu ứng thay đổi tông điệu trong nhạc rock quần chúng, chẳng hạn như các thiết bị fuzz distortion, Octavia, wah-wah và Uni-Vibe. Ông là nhạc công đầu tiên sử dụng hiệu ứng âm lập thể phaser trong các bản thu âm. Holly George-Warren của tạp chí Rolling Stone bình luận: “Hendrix là người tiên phong trong việc sử dụng nhạc cụ giống như một nguồn âm thanh điện tử. Những nhạc công trước ông đã thử nghiệm với feedback và distortion, nhưng Hendrix mới là người biến chúng và những hiệu ứng khác thành một khối từ vựng linh động và có trật tự, đúng như chất nhạc blues khởi đầu sự nghiệp của ông.”

Hendrix là chủ nhân của nhiều giải thưởng âm nhạc lúc sinh thời lẫn sau khi mất. Năm 1967, độc giả của tờ Melody Maker bầu chọn ông là Nhạc sĩ pop của năm và vào năm 1968, Billboard vinh danh ông là Nghệ sĩ của năm còn Rolling Stone tuyên dương ông là Nghệ sĩ biểu diễn của năm. Ấn phẩm Disc and Music Echo đã tôn vinh ông bằng danh hiệu Nhạc sĩ hàng đầu thế giới của năm 1969 và vào năm 1970, Guitar Player vinh danh ông là nghệ sĩ guitar nhạc rock của năm. Nhóm Jimi Hendrix Experience được ghi danh vào Đại sảnh danh vọng Rock and Roll vào năm 1992 và Đại sảnh danh vọng âm nhạc Liên hiệp Anh vào năm 2005. Rolling Stone còn liệt ba album phòng thu của ban nhạc gồm có Are You Experienced, Axis: Bold as Love và Electric Ladyland vào danh sách 500 album xuất sắc nhất mọi thời đại, đồng thời xếp Hendrix là nghệ sĩ guitar vĩ đại nhất và nghệ sĩ xuất sắc thứ 6 mọi thời đại.

Hendrix trên sân khấu tại Gröna Lund (1967)

Trước khi Hendrix tròn 19 tuổi, các nhà chức trách luật đã bắt quả tang ông lén cầm lái ô tô bị mất cắp. Đứng trước lựa chọn phải đi tù hoặc gia nhập quân đội, ông chọn cái thứ hai và đăng ký nhập ngũ vào ngày 31 tháng 5 năm 1961. Sau khi hoàn thành khóa 8 tuần tập huấn cơ bản tại Fort Ord, California, ông được chỉ định vào Sư đoàn không quân 101 và đóng quân ở Pháo đài Campbell, Kentucky. Ông đặt chân đến nơi đóng quân vào ngày 8 tháng 11 năm và ngay lập tức viết thư cho cha: “Chẳng có gì khác ngoài tập luyện thể chất và quấy rối ở đây trong hai tuần, xong rồi khi con đến trường học nhảy … con sẽ chết mất. Họ bắt con làm tới chết, quấy rầy và đánh nhau.” Trong bức thư kế tiếp gửi về nhà, Hendrix nhắc đến cây guitar bỏ lại tại nhà cô bạn gái Betty Jean Morgan ở Seattle và yêu cầu cha gửi nó đến cho ông càng sớm càng tốt: “Con thật sự cần nó ngay bây giờ.” Cha ông cắn răng đồng ý và gửi cây đàn Silvertone Danelectro màu đỏ mà Hendrix vẽ tay trên đó dòng chữ “Betty Jean” tới Pháo đài Campbell. Nỗi ám ảnh thường trực với cây đàn làm cho ông lơ là nhiệm vụ, khiến cho ông bị đồng đội chế nhạo và lạm dụng thể chất; họ ít nhất từng một lần giấu đi cây guitar cho đến khi ông cầu xin trả lại nó. Tháng 11 năm 1961, quân nhân Billy Cox ghé qua một câu lạc bộ quân đội và nghe thấy tiếng đàn của Hendrix. Cox ấn tượng với kỹ thuật của Hendrix đến mức miêu tả nó là sự kết hợp giữa “John Lee Hooker và Beethoven”, nên ông đã mượn một cây guitar bass và hai người chơi đàn giao lưu cùng nhau. Chỉ trong ít tuần, họ bắt đầu biểu diễn tại các câu lạc bộ chốt đóng quân vào những dịp cuối tuần cùng với các nhạc công khác trong một ban nhạc thành lập tạm thời tên là the Casuals.

Tháng 9 năm 1963, sau khi Cox giải ngũ, ông và Hendrix di chuyển khoảng 20 dặm (32 km) vượt qua biên giới tiểu bang từ Fort Campbell tới Clarksville, Tennessee và thành lập một ban nhạc với tên the King Kasuals. Tại Seattle, Hendrix xem Butch Snipes chơi đàn bằng răng và giờ đây Alphonso “Baby Boo” Young (tay guitar thứ hai của the Kasuals) cũng biểu diễn trên cây guitar bằng trò này. Không chịu kém cạnh, Hendrix cũng học chơi đàn bằng răng. Sau này ông giải thích: “Ý tưởng chơi đàn như thế đến với tôi … ở Tennessee. Dưới đó bạn phải chơi đàn bằng răng hoặc bị ăn đạn. Có dấu răng gãy ở khắp sân khấu.”
Mặc dù chơi nhạc theo hợp đồng thu nhập thấp tại những tụ điểm ít người biết đến, sau cùng ban nhạc chuyển tới Phố Jefferson ở Nashville – trung tâm truyền thống của cộng đồng người da đen trong thành phố và sở hữu giới nhạc rhythm and blues phát triển mạnh. Và nhóm có một thời gian ngắn chơi nhạc sống tại một tụ điểm hút khách trong thị trấn – Club del Morocco và trong hai năm kế tiếp Hendrix kiếm sống nhờ biểu diễn tại hàng loạt nhà hát trải khắp miền Nam liên kết với Hiệp hội đặt vé của chủ nhà hát (TOBA), hay còn được nhiều người biết với cái tên chitlin’ circuit. Ngoài chơi trong ban nhạc riêng, Hendrix còn đánh đệm cho nhiều nhạc sĩ soul, R&B và blues như Wilson Pickett, Slim Harpo, Sam Cooke, Ike & Tina Turner và Jackie Wilson.

(Nguồn: wikipedia.org)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...