CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BENJAMIN BRITTEN (1913 – 1976)


Benjamin Britten sinh ngày 2/11/1913 tại Lowestoft, nước Anh trong một gia đình trung lưu. Bố ông, Robert Britten, là một bác sĩ nha khoa còn mẹ ông, bà Edith là một ca sĩ và nghệ sĩ piano không chuyên đầy tham vọng – chính bà là người dìu dắt Britten trên con đường âm nhạc sau này. Ngay từ khi còn rất nhỏ Britten đã tỏ ra đặc biệt hứng thú với âm nhạc: ông bắt đầu sáng tác từ khi lên 5 tuổi, lên 7 tuổi thì bắt đầu học piano và lên 11 tuổi ông học viola.

Benjamin Britten (1913 – 1976)

Năm 1926, ông theo học viola với Audrey Alston và được bà đặc biệt quan tâm. Một dịp tình cờ đựợc cùng Alston tham dự một buổi hòa nhạc tại liên hoan âm nhạc Norwich, Britten bị ấn tượng mạnh khi nghe bản “Enter Spring” của nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin, nhạc trưởng nổi tiếng người Anh, Frank Bridge và ông đã xin theo học sáng tác riêng với nhạc sĩ này. Được sự dìu dắt tận tình của Frank Bridge, kỹ thuật sáng tác của Britten tiến bộ vượt bậc, sau này khi trả lời phỏng vấn Britten nói rằng Frank Bridge đã mang lại cho ông khát khao tìm tòi phát triển kỹ thuật sáng tác.

Năm 1930, Britten giành được suất học bổng khoa sáng tác của Royal College of Music, London (hội đồng giám khảo bao gồm các nghệ sĩ danh tiếng như Waddington, John Ireland và Ralph Vaughan Williams). Trong 3 năm theo học ở nhạc viện ông được sự chỉ dẫn của Arthur Benjamin và đã giành giải nhất trong một cuộc thi sáng tác của trường. Cũng trong giai đoạn này các sáng tác của Britten đã được trình diễn và xuất bản: một trong số đó là Fantasy Quartet viết cho oboe và đàn dây được nghệ sĩ oboe Leon Goosens biểu diễn và tạp chí London Times đã hết lời ca ngợi.

Những năm ở London, Britten có điều kiện thưởng thức nhiều tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ khác nhau. Ngoài yêu thích các nhà soạn nhạc cổ điển như Mozart, Schubert và đặc biệt là nhà soạn nhạc người Áo Mahler, ông cũng tỏ ra rất thích các tác phẩm của các nhạc sĩ đương đại lúc bấy giờ như Stravinsky, Schoenberg và Berg. Britten đã định theo học nhạc sĩ trường phái 12 âm Berg nhưng bị sự phản đối từ phía gia đình nên ông không thực hiện được. Lý do của sự phản đối là các giáo viên trong nhạc viện khuyên bố mẹ ông không nên cho con mình học với nhạc sĩ nổi loạn này. Lúc này trường phái 12 âm mới ra đời và bị phản đối gay gắt, thậm chí Britten bị thư viện của trường từ chối khi hỏi mua bản nhạc “Pierrot Lunaire’’ của Schoenberg.

Năm 1935, Britten tham gia làm nhạc cho hãng phim English General Post Office và ông đã học hỏi được rất nhiều. Công việc sản xuất phim rất nhanh lại cần giảm chi phí tối đa nên Britten dần hoàn thiện kỹ năng sáng tác nhanh và kỹ thuật phối khí cho dàn nhạc nhỏ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tại hãng phim, Britten kết bạn với nhà thơ Wystan Hugh Auden và ông học hỏi được rất nhiều tư tưởng về triết học cũng như chính trị. Sau 4 năm làm ở hãng phim, năm 1939 ông cùng ca sĩ tenor Peter Pears sang Quebec, Canada với ý định ban đầu là trở thành công dân Mỹ. Tình hình chính trị bất ổn ở châu Âu cộng với công việc ở hãng phim dần nhàm chán chính là lý do Britten muốn sang Mỹ định cư lâu dài, đây cũng là xu hướng chung của các nghệ sĩ lúc bấy giờ. Tại Quebec, Britten hoàn thành “Concerto for Violin and Orchestra in D Minor” sau đó được Antonio Brosa, John Barbirolli cùng New York Philharmonic trình diễn.

Chiến tranh thế giới nổ ra khiến Britten cảm thấy mình cần có nghĩa vụ với tổ quốc và sau khi nghe một bản tin về nhà thơ người Anh George Crabbe trên BBC ông đã cảm động và quyết định về Anh. Lúc này trở về Anh rất khó khăn nên 6 tháng sau ông mới về được Anh trên một con tàu chở hàng của Thụy Điển.

Sau khi trở về Anh, Britten và Peter Pears được miễn tham gia phục vụ quân đội với điều kiện tham gia biểu diễn dưới danh nghĩa của tổ chức Council for the Encouragement of Music and the Arts. Trong suốt thế chiến thứ hai ngoài việc tham gia nhiều cuộc biểu diễn trong các phòng hòa nhạc cũng như nhà thờ, Britten đã sáng tác một số tác phẩm quan trọng: Serenade, Opus 31 cho tenor, horn và dàn nhạc dây; “Rejoice in the Lamb” cho hợp xướng và organ; “Prelude and Fugue” cho dàn nhạc dây.

Opera là mảng sáng tác quan trọng trong gia tài sáng tác của Britten. Ý tưởng viết opera dựa trên tác phẩm “The Borough” của nhà thơ Crabbe có từ lâu nhưng do hoàn cảnh kinh tế nên Britten vẫn chưa thực hiện được. Tình cờ ông gặp Serge Koussevitsky trong một buổi hòa nhạc ở Boston và Koussevitsky gợi ý tài trợ $1000 cho nhạc sĩ trẻ thực hiện dự án của mình. Năm 1944, Britten bắt tay vào viết vở opera đầu tiên của mình và hoàn thành nó vào tháng 2 năm 1945 với cái tên Peter Grimes. Ngày 7/6/1945, Peter Grimes lần đầu được công diễn và nó được tạp chí The London Times ca ngợi là “tác phẩm dự báo cho một nền opera sáng lạng của nước Anh”. Sau này Peter Grimes được biểu diễn trên khắp thế giới và nó trở thành một trong những vở opera kinh điển của thế kỷ 20 đồng thời đem lại cho nhạc sĩ khá nhiều tiền nhuận bút.

Sau thành công của Peter Grimes, Britten cộng tác với nhà thơ Ronald Duncan để viết tiếp vở opera thứ hai là Rape of Lucretia. Với vở opera này, Britten chỉ cần đến 12 nhạc công để có thể dễ dàng biểu diễn ở các sân khấu nhỏ cũng như tiết kiệm chi phí dàn dựng. Rape of Lucretia được nhiều nhà phê bình tán dương nhưng cũng bị chê bai về các giá trị đạo đức của nó. Cũng trong năm 1946 ông viết “Young Person’s Guide to the Orchestra” theo yêu cầu của bộ giáo dục nhằm giới thiệu các nhạc cụ trong dàn nhạc cho tầng lớp thanh niên, học sinh. Tác phẩm này được The Liverpool Philharmonic và nhạc trưởng Malcolm Sargent công diễn lần đầu vào ngày 15/10/1946.

Năm 1946, Britten cùng Eric Crozier còn viết vở opera thứ tư là Albert Herring dựa trên truyện ngắn “Le rosier de Madame Husson” (Bông hồng của bà Husson) của nhà văn Pháp Maupassant. Một năm sau ông mua một biệt thự lớn có tên Crag House tại thị trấn ven biển Aldeburgh và sống cùng với Peter Pears cho đến cuối đời. Cũng tại đây, Britten đã sáng lập liên hoan âm nhạc nổi tiếng Aldeburgh Festival, nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu thế giới đến biểu diễn.

Năm 1949, Britten nhận được yêu cầu sáng tác một vở opera cho Arts Council of Great Britain: ông đã cộng tác với hai nhà văn Eric Crozier và E.M. Forster viết vở opera thứ năm của mình, Billy Budd. Vở opera này trình diễn lần đầu ngày 1/12/1951 tại Royal Opera House, Covent Garden nhưng không đựơc hoan nghênh và phải 20 năm sau nó mới thực sự trở nên nổi tiếng. Cùng với Billy Budd ông còn viết “Six Metamorphoses after Ovid”, Opus 49″cho oboe lấy cảm hứng từ thơ của Ovid.

Năm 1955, ông cùng Pears làm một tour lưu diễn đến Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ. Cuộc hành trình này để lại nhiều dấu ấn trong phong cách sáng tác của Britten sau này. Âm nhạc Javanese gamelan đã cuốn hút ông một cách đặc biệt và làm phong phú hơn phần phối khí của Britten, ông thêm vào phần phối khí cho dàn nhạc các nhạc cụ mới như vibraphone, celesta, xylophone, tomtoms…

Năm 1960 khán phòng Jubilee Hall tại Aldeburgh được mở rộng khiến Britten rất vui và ông quyết định viết tiếp vở opera mới dựa trên vở kịch nổi tiếng A Midsummer Night’s Dream (Giấc mộng đêm hè) của Shakespeare. Britten muốn tạo màu sắc điển hình cho ba nhân vật chính nên cần thiết phải có diễn viên hát giọng counter-tenor, điều này gặp khó khăn bởi giọng counter-tenor rất hiếm ở châu Âu vào những năm 1960. Cùng năm đó ông dự buổi hòa nhạc ra mắt bản concerto cho cello của Schostakovich với phần trình diễn của Mstislav Rostropovich khi mới 23 tuổi. Sau buổi hòa nhạc đó tình bạn giữa ba nghệ sĩ lớn của thế kỷ được hình thành, Britten viết tặng cho Mstislav Rostropovich bản sonata cho cello giọng đô trưởng. Đựợc sự cho phép của chính quyền Xô Viết, Rostropovich đã trình diễn ra mắt bản nhạc này tại Aldeburgh Festival vào năm 1961.

Năm 1962 Britten bắt tay vào viết “War Requiem”, một trong những tác phẩm quan trọng nhất cuộc đời mình. “War Requiem” viết để trình diễn nhân dịp xây mới Coventry Cathedral vốn bị phá hoại trong chiến tranh. Thông điệp của “War Requiem” không phải ca ngợi chiến thắng của nước Anh mà là khúc tưởng niệm cho những nạn nhân của cuộc chiến đồng thời phản đối sự phi lý của cuộc chiến nên khiến phe cực đoan phản đối. ”War Requiem” cũng là tác phẩm đòi hỏi nhiều nhạc công nhất : ngoài các diễn viên chính còn cần một dàn nhạc lớn, một dàn đồng ca, một đội hợp xướng trẻ em, một organ. (Sau này Britten còn thu âm “War Requiem” với Decca vào năm 1963).

Năm 1963, trong thời gian ở Liên Xô ông hoàn thành Symphony for Cello and Orchetra, Opus 68 đề tặng Rostropovich. Chỉ một năm sau ông lại sang Liên Xô để trình diễn tác phẩm này với Rostropovich. Giới nghệ sĩ cũng như khán giả đặc biệt yêu thích các tác phẩm của ông, các vở opera Albert Herring, The Rape of Lucretia, The Turn of the Screw được trình diễn ở nhiều thành phố trên khắp nước Nga, tình bạn giữa ông và Shostakovich càng trở nên thân thiết (Shostakovich đã viết bản giao hưởng số 14 đề tặng Britten).

Mối quan hệ giữa ông và nhà xuất bản “Boosey and Hawkes” kết thúc vào năm 1964 và kể từ đó ông chọn “Faber and Faber” làm nhà xuất bản các sáng tác của mình. Tháng 8 năm 1965 ông sang Yerevan, Armenia để thăm vợ chồng Rostropovich cũng như tham dự liên hoan âm nhạc mang tên ông tổ chức tại đây. Tháng 10 năm đó ông nhận Giải thưởng Wihuri-Sibelius tại Helsinki, Phần Lan và “Voices for Today” sáng tác theo yêu cầu của chính phủ Mỹ được trình diễn ở New York, Paris, London. Vào giáng sinh năm 1966 ông được vợ chồng Rostropovich mời sang Nga biểu diễn và ông đã dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi cùng Shostakovich.

Britten năm 1968

Phòng hòa nhạc Maltings là nơi rất có ý nghĩa với Britten. Nó được xây dựng vào năm 1967 tại Aldeburgh, là nơi biểu diễn cũng như thu âm với Decca nhiều tác phẩm của ông cũng như các nhạc sĩ khác. Khán phòng này một lần bị cháy gần hết vào năm 1969 cùng các nhạc cụ trong đó có chiếc Steinway piano của Britten nhưng sau đó được xây dựng lại vào năm 1970 nhờ nỗ lực hết mình của ông cũng như nhiều tổ chức khác. Cũng tại đây vào tháng 5 năm 1970 Britten chỉ huy bản giao hưởng số 14 của Schostakovich.

Năm 1971, Britten cùng London Symphony sang U.S.S.R để trình diễn ra mắt Cello Symphony với Rostropovich. Ông định cùng Rostropovich biểu diễn Cello Suite No 3, Opus 87 tại Aldeburgh Festival vào mùa hè năm đó nhưng không thực hiện được. Rostropovich do có quan hệ với nhà văn Alexander Solzhenitsyn nên bị chính quyền Xô Viết đè nén và không cho biểu diễn tại nước ngoài nữa. Mùa hè năm đó sau khi cùng Pears trình diễn Who are these children? ông sang Venice và bắt tay vào viết vở opera cuối cùng của mình, Death in Venice. Mặc dù tình hình sức khỏe không tốt do có vấn đề về tim nhưng ông vẫn hoàn thành Death in Venice vào tháng 12 năm 1972.

Một năm sau, Britten phải nhập viện và làm phẫu thuật thay van tim. Sau cuộc phẫu thuật này giọng nói cũng như tay của Britten bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ông không thể chơi piano được nữa và cũng không đủ sức khỏe để dự lễ công diễn vở Death in Venice vào ngày 11 tháng 6 tại Aldeburgh Festival.

Sau phẫu thuật sức khoẻ của Britten suy giảm nghiêm trọng và ông hiếm khi rời Aldeburgh. Trong năm 1974 ông hoàn thành “Suite on English Folk Tunes”, Opus 90 và được nhận giải mang tên nhà soạn nhạc Ravel do chính phủ Pháp trao tặng vì những cống hiến không biết mệt mỏi. Tháng 10 năm 1974 vở opera Death in Venice được trình diễn ở Metropolitan Opera, New York và hai tháng sau, tổ khúc viết cho cello, Opus 87 được Rostropovich trình diễn lần đầu ở Maltings.

Năm 1975 mặc dầu thường xuyên ốm nhưng Britten vẫn sáng tác được khá nhiều : “Sacred and Profane”, Opus 91 viết cho hợp xướng; “A Birthday Hansel”, Opus 92 viết cho giọng hát và harp dựa trên lời thơ của Burns theo yêu cầu của Nữ hoàng; “Phaedra”, Opus 93 viết cho harpsichord và dàn nhạc nhỏ; String Quartet No. 3, Opus 94. Năm đó ông tham dự buổi trình diễn hai vở opera Peter Grimes và Death in Venice ở nhà hát Royal Opera House cũng như đi thăm Venice lần cuối cùng.

Lúc cuối đời danh tiếng của Britten đã lan khắp châu Âu, ông nhận đựợc nhiều yêu cầu sáng tác nhưng vì lý do sức khỏe ông không thể thực hiện hết được. Ngày 12/6/1976 ông được hoàng gia phong tước, một vinh dự lớn lao mà trước ông chưa có nhà soạn nhạc của Anh quốc nào có được. Chỉ 6 tháng sau đó, ngày 4 tháng 12 ông qua đời tại nhà riêng khi 63 tuổi và lễ tang của ông được tổ chức đơn giản tại nghĩa trang Aldeburgh.

Ngày nay âm nhạc của Britten được các nghệ sĩ cũng như các đoàn âm nhạc hàng đầu thế giới biểu diễn. Ông được biết đến như là nhạc sĩ hàng đầu của thế kỷ 20 với ngôn ngữ âm nhạc đầy súc tích và đậm chất nhân văn. Với gia tài sáng tác đồ sộ, người sáng lập liên hoan âm nhạc Aldeburgh và người luôn khát khao hòa bình cho nhân loại, Bẹnjamin Britten, là một tấm gương cho các thế hệ nghệ sĩ học tập.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
[ad_1] VỀ CA KHÚC HOÀI CẢM Tên ca khúc: Hoài cảm Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1953 Nằm trong album: Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Danh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
[ad_1] VỀ CA KHÚC LÒNG MẸ Tên ca khúc: Lòng mẹ Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Trữ tình Nằm trong album: Không rõ. Ca sĩ thể hiện tiêu...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN LOÀI HOA DANG DỞ Tên ca khúc: Chuyện loài hoa dang dở Nhạc sĩ sáng tác: Y Vũ Thể loại: Nhạc vàng bolero Nằm trong...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
[ad_1] VỀ CA KHÚC NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG Tên ca khúc: Nỗi buồn hoa phượng. Nhạc sĩ sáng tác: Thanh Sơn. Thể loại: Nhạc trữ tình bolero. Nằm trong album: Thanh...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu
[ad_1] VỀ CA KHÚC HAI VÌ SAO LẠC Tên ca khúc: Hai vì sao lạc Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Trước...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện người trinh nữ tên Thi”: Câu chuyện có thật, kể về đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện người trinh nữ tên Thi”: Câu chuyện có thật, kể về đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN NGƯỜI TRINH NỮ TÊN THI Tên ca khúc: Chuyện người trinh nữ tên thi Nhạc sĩ sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ Thể loại:...

Hoàn cảnh ra đời “Bài Tango cho em”: Nhạc phẩm được “thai nghén” trong men say tình ái
Hoàn cảnh ra đời “Bài Tango cho em”: Nhạc phẩm được “thai nghén” trong men say tình ái
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM BÀI TANGO CHO EM Tên ca khúc: Bài Tango cho em Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: Thập niên...

Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương
Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM "VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA" Tên ca khúc: Vũng lầy của chúng ta: Nhạc sĩ sáng tác: Lê Uyên Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm...

Hoàn cảnh ra đời “Anh cho em mùa xuân”: Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết
Hoàn cảnh ra đời “Anh cho em mùa xuân”: Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM ANH CHO EM MÙA XUÂN Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Hiền Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: 1962 Hãng đĩa: Hãng đĩa Asia Ca sĩ thể...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM "ĐÀN BÀ" Tên ca khúc: Đàn bà Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1984 Nằm trong album: Hương,...

Hợp âm xem nhiều

01. Đôi ngã chia ly - Khánh Băng

02. Chim sẻ tóc xù - Trần Tiến

03. Em lấy chồng đi - Lý Tuấn Kiệt

04. Khúc tình buồn - Nhạc Ngoại

05. Nhớ chút tình bỏ quên - Vô Thường

06. Lòng thương xót Chúa vô bờ - Hồ Hùng Cương

07. Nguồn sáng rực rỡ - Nhạc Ngoại

08. Anh thương em nhất mà - Lã.

09. Hỏi người còn nhớ đến ta - Hoàng Thi Thơ

10. Tình chợt đến - Sỹ Luân

11. Một ngày em sẽ - Mr T & Yanbi

12. Ước mơ ngọt ngào - Hoài An (trẻ)

13. Vẫn mãi yêu em - Trịnh Nam Sơn

14. Ngày xưa có còn - Lâm Anh Hải

15. Nhớ nhau - Nguyễn Tất Vịnh

16. Nếu em muốn chia tay - ACV Studio

17. Mưa Cali mưa Sài Gòn - Trần Thiện Thanh

18. Đừng nói rằng anh không quan tâm đến những giọt nước mắt của em (Bié shuō wǒ de yǎn lèi nǐ wú suǒ wèi- 別說我的眼淚你無所謂) - Nhạc Hoa

19. Tướng quân - Đình Dũng

20. Xin em đừng hỏi - Trần Thiện Thanh

21. Về miền ví giặm giận thương - Trịnh Ngọc Châu

22. Cô đơn đã quá bình thường - OnlyC

23. Tình trong mộng mơ - Trịnh Nam Sơn

24. Mùa thu đi một nửa - Ngọc Sơn

25. Chuyện tình (Love Story) - Phạm Duy

26. Tội nghiệp - Đình Khiêm

27. Tìm lại ánh dương - Bảo Thạch

28. Cuộc tình đã mất - Xuân Vinh

29. Trách anh một lần vạn lần đau - Lê Thiên Nhã

30. Nơi đảo xa - Thế Song