Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Họp mặt lần cuối”: Lời giã từ tuổi học trò đầy day dứt


VỀ CA KHÚC HỌP MẶT LẦN CUỐI

  • Tên ca khúc: Họp mặt lần cuối.
  • Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc (dùng bút danh Hàn Sinh).
  • Thể loại: Nhạc vàng.
  • Năm phát hành: 1969.
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Phương Hoài Tâm, Hoàng Thục Linh.

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Họp mặt lần cuối

Họp mặt lần cuối là một sáng tác âm nhạc ra đời vào khoảng năm 1969, thuộc thể loại nhạc vàng. Đây không phải là ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Song Ngọc, nhưng khi nói về những nhạc phẩm lấy chủ đề là tuổi học trò, người ta chắc chắn sẽ nhớ đến.

Trong chương trình Paris By Night 103, nhạc sĩ Song Ngọc đã kể lại hoàn cảnh ra đời của bài hát này. Ông cho biết, bối cảnh là khi ông vừa học xong lớp đệ lục (tương đương lớp 7 bây giờ, khoảng 12 tuổi). Trong số bạn bè cùng lớp, ông đặc biệt chú ý một cô bạn xinh đẹp tựa thiên thiền. Thời gian cứ hờ hững trôi, đến ngày tạm biệt nghỉ hè, Song Ngọc mạnh dạn ôm đàn mandoline tới để hát tặng bạn bè một bài tình ca. Thực tế, ẩn ý của ông là dành tặng ca khúc đó cho cô bạn xinh đẹp kia.

Sau khi chia tay tại buổi học cuối cùng đó, ông cùng gia đình vào miền Tây sinh sống, mấy năm sau mới trở lại Sài Gòn. Vẫn nhớ nhung mối tình chưa thổ lộ kia, ông tìm gặp cô bằng được. Nhờ bạn bè cũ, ông biết được người tình trong mộng nay đã là ca sĩ có tiếng, tham gia một ban nhạc thiếu nhi. Ông tìm đến tận trường cô, nhưng sau cùng chẳng nói gì dù trái tim rộn ràng biết bao, chỉ dám liếc mắt chào.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hop-mat-lan-cuoi-cua-nhac-si-song-ngoc
Ảnh bìa bản nhạc Họp mặt lần cuối

Nhạc sĩ Song Ngọc nhớ lại: “Có lần tôi đến nhà nàng, định vào thăm thì thấy nàng đang rất bận rộn tập dợt để trình diễn nên tôi lại ra về. Từ ấy, lòng tôi luôn mơ ước sẽ trở thành một nhạc sĩ để đệm đàn cho nàng hát. 

Nhiều năm sau, tôi đã đạt được một chút thành công, trở thành nhạc sĩ, nhưng giấc mơ đệm đàn cho nàng thì chưa bao giờ thực hiện được. Tôi vẫn nhớ buổi họp mặt cuối cùng thời niên thiếu đó, nên đã sáng tác bài Họp Mặt Lần Cuối để ghi lại chút kỷ niệm thời tuổi trẻ”.

Ca khúc Họp mặt lần cuối và lời giã từ tuổi học trò đầy day dứt

Tuổi học trò là quãng thời gian vô cùng đáng nhớ, ghi dấu những “lần đầu tiên” không thể thay thế. Đặc biệt với các nhạc sĩ vốn đã có tính cách “đa sầu đa cảm”, những trải nghiệm về thời gian này luôn làm họ nhớ nhung day dứt. 

Nhạc sĩ Song Ngọc cũng không phải ngoại lệ, bởi Họp mặt lần cuối được viết khi ông chợt nghĩ về người bạn học mình “thầm thương trộm nhớ”. Tuy rằng mối tình ấy chỉ mới chớm nở, cũng chẳng đi đến đâu, nhưng kỷ niệm đẹp thời thanh xuân cũng đủ trở thành cảm hứng sáng tác.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hop-mat-lan-cuoi-cua-nhac-si-song-ngoc
Ảnh hiếm về nữ sinh ngày xưa

Ca khúc mở đầu với lời ca da diết đầy xót xa: “Còn buổi họp cuối cùng này thôi/Mai chúng ta giã biệt người ơi!”. Với chàng thiếu niên Song Ngọc lúc ấy, đó là lời chia ly với bạn bè cùng lớp, cũng là bao lời tâm tình chưa kịp nói với cô bạn xinh đẹp mình thầm thương. 

Mùa hè là khi thời tiết rực rỡ vui tươi, nhưng cũng là mùa của sự chia ly. Mỗi người đôi ngả, không biết nên chúc nhau lời gì, giọng cứ nghẹn ngào ở họng. Những bạn học từng thân thiết năm nào, giờ đây chỉ còn là hình bóng phai mờ trong tâm trí, là vết mực nhạt dần qua năm tháng trong lưu bút.

“Chép cho ai bài thơ

Lưu bút thư sinh mình ghi

Chiếc hình kỷ niệm hôm nay”

Thời bấy giờ, nỗi buồn tủi, xót xa khi hè đến của học trò thêm phần sâu sắc. Nguyên là một khi đã chia tay nghỉ hè, chẳng rõ có còn cơ hội thấy nhau nữa không. Không chỉ là học trò cuối cấp như bây giờ, vì không biết sau một mùa hè, liệu có còn được chung một thành phố, chứ đừng nói là chung lớp, chung trường.

Cũng bởi thế, những cuốn lưu bút càng thêm được trân trọng. Những dòng chữ viết chia tay hôm nay, hoàn toàn có thể trở thành “kỷ vật” khó quên về một người bạn cũ. Quả thực, học trò thế hệ đó có chút già dặn, trưởng thành hơn, dẫu cho cùng một độ tuổi hoa niên ấy. Bởi vậy, dù cho ca từ đơn giản, giai điệu nhẹ nhàng du dương, nhưng ca khúc Họp mặt lần cuối vẫn là một trong những tuyệt phẩm về đề tài thanh xuân ở Việt Nam.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hop-mat-lan-cuoi-cua-nhac-si-song-ngoc
Bản nhạc Họp mặt lần cuối

“Phượng vẫn rơi, xác phượng tả tơi

Nghe tiếng ve, réo gọi hồn tôi

Thôi cạn ly giã từ nhau nhé

Mai cho dù mình có xa nhau

Phút giây này nhớ vạn ngày sau”…

Một mùa hè nữa lại đến, cảnh đẹp mà sao tâm hồn chàng thiếu niên ấy day dứt bâng khuâng. Cuối cùng, họ đành phải chấp nhận, nói lời chia tay nhau, với niềm tin rằng dù có thế nào, phút giây này sẽ mãi còn trong tâm trí…

Nhạc sĩ Song Ngọc (1943 – 2018) tên thật là Nguyễn Ngọc Thương, là một nhạc sĩ gốc Việt nổi tiếng. Ông cũng sử dụng nhiều bút danh khác, chẳng hạn như Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến hay Phương Sinh.

Ông nổi tiếng với nhiều ca khúc viết về tình yêu, con người, với những ca từ sâu sắc khiến người nghe không khỏi xúc động. Một số ca khúc gắn liền với tên tuổi của ông là Xin gọi nhau là cố nhân, Tiễn đưa, Đàn bà, Định mệnh. Hương đồng gió nội,… Dù sở trường là các bài hát trữ tình, nhưng những sáng tác khác của ông cũng tạo được nhiều tiếng vang. Trong đó, phải kể đến Họp mặt lần cuối nói về sự chia ly tuổi học trò.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca sĩ Sơn Tuyền: Hát là để thỏa mãn niềm đam mê, để truyền tải năng lượng tích cực
Ca sĩ Sơn Tuyền: Hát là để thỏa mãn niềm đam mê, để truyền tải năng lượng tích cực
[ad_1] Ca sĩ Sơn Tuyền không coi trọng vật chất. Với Sơn Tuyền, hát để thỏa mãn đam mê, để mang lại niềm vui trong cuộc sống, để truyền tải...

“Bến xuân” của Văn Cao: Dìu nhau qua giấc mộng u hoài
“Bến xuân” của Văn Cao: Dìu nhau qua giấc mộng u hoài
[ad_1] CA KHÚC "BẾN XUÂN” Tên các khúc: Bến xuân Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1942 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thanh,…...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER BORODIN (1833 – 1887)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER BORODIN (1833 – 1887)
[ad_1] Alexander Borodin bộc lộ thiên hướng âm nhạc từ nhỏ tuy nhiên khi lớn lên, ông lại trở thành tiến sĩ hoá học. Theo đuổi cả hai niềm đam...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHOPIN FRÉDÉRIC (1810-1849)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHOPIN FRÉDÉRIC (1810-1849)
[ad_1] Nhạc sĩ người Đức Mendelssohn từng thốt lên: “Chopin là cả một lò lửa. Ông nung chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông rút ra từ...

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao: Trọn đời trọn kiếp chỉ một người!
Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao: Trọn đời trọn kiếp chỉ một người!
[ad_1] Nơi khởi nguồn tình yêu của đôi trai tài gái sắc Vào năm 1993, trong buổi nói chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, khi được hỏi về vợ...

Ca khúc “Giọt mưa trên lá”: Tuyệt phẩm ra đời trong một khắc xuất thần của thiên tài
Ca khúc “Giọt mưa trên lá”: Tuyệt phẩm ra đời trong một khắc xuất thần của thiên tài
[ad_1] "Giọt mưa trên lá" - Tuyệt phẩm được viết trong vỏn vẹn 15 - 20 phút Nhạc sĩ Phạm Duy là "cây đại thụ" của nền tân nhạc Việt...

ĐỖ NHUẬN (1922-1991)
ĐỖ NHUẬN (1922-1991)
[ad_1] Tác giả: Nguyễn Thị Minh Châu    Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. (Hành quân xa - Đỗ Nhuận)   Câu hát đã trở thành...

“Bên cầu biên giới” – nhạc phẩm khiến Phạm Duy bị chỉ trích
“Bên cầu biên giới” – nhạc phẩm khiến Phạm Duy bị chỉ trích
[ad_1] VỀ CA KHÚC "BÊN CẦU BIÊN GIỚI" Tên ca khúc: Bên cầu biên giới Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1947...

Ngô Thụy Miên và cuộc gặp gỡ làm nên mối giao cảm thi – ca: “Định mệnh đã cho tôi đọc thơ Nguyên Sa…”
Ngô Thụy Miên và cuộc gặp gỡ làm nên mối giao cảm thi – ca: “Định mệnh đã cho tôi đọc thơ Nguyên Sa…”
[ad_1] Vài dòng phác họa chân dung Nguyên Sa và Ngô Thụy Miên Thi sĩ Nguyên Sa (tên thật là Trần Bích Lan, 1932 - 1998) nổi tiếng ở thập...

Đôi lời nhạc sĩ Lam Phương gửi tới nhạc sĩ Anh Bằng: Tâm tư yêu nhạc khiến Anh Bằng còn trẻ trung mãi!
Đôi lời nhạc sĩ Lam Phương gửi tới nhạc sĩ Anh Bằng: Tâm tư yêu nhạc khiến Anh Bằng còn trẻ trung mãi!
[ad_1] Trong một buổi gặp gỡ hàn huyên tình bạn văn nghệ, nhạc sĩ Lam Phương đã đôi lời gửi đến nhạc sĩ Anh Bằng, nhạc sĩ đàn anh ông...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
[ad_1] Ca sĩ Anh Tú là một nghệ sĩ tài năng nhưng vắn số, từng nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại lời Việt. Nguồn: Internet Ca sĩ Anh...

“Giọt nước mắt ngà” của Ngô Thụy Miên: Nhạc phẩm dành cho chuyện tình dang dở
“Giọt nước mắt ngà” của Ngô Thụy Miên: Nhạc phẩm dành cho chuyện tình dang dở
[ad_1] CA KHÚC "GIỌT NƯỚC MẮT NGÀ" Sáng tác: Ngô Thụy Miên Thể loại: Tình ca Năm ra đời: 1975 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ngọc Lan Ca khúc...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Nhạc sĩ Cung Tiến: Từ cậu bé “thần đồng âm nhạc” đến “cha đẻ” của những tình khúc bất hủ
Nhạc sĩ Cung Tiến: Từ cậu bé “thần đồng âm nhạc” đến “cha đẻ” của những tình khúc bất hủ
[ad_1] Tên thật: Cung Thúc Tiến Nghệ danh: Cung Tiến Ngày sinh – ngày mất: 27/11/1938 – 10/5/2022 Quê quán: Hà Nội Gia đình: Vợ là bà Nguyễn Thụy Hữu...

Nhạc sĩ Phạm Duy – “phù thủy” phổ nhạc cho thơ
Nhạc sĩ Phạm Duy – “phù thủy” phổ nhạc cho thơ
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Duy chính là người đã đưa hồn thơ quyện vào tiếng nhạc, khiến nhạc và thơ vấn vít, giao hòa trong một vẻ đẹp quyến rũ,...