Ca khúc “Hẹn hò” – câu chuyện tình thảm thiết, giống như Ngưu Lang Chức Nữ


CA KHÚC “HẸN HÒ”

  • Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy
  • Năm ra đời: Trước năm 1954
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thùy Dương, Thiên Tôn, Thanh Hà…

Ca khúc “Hẹn hò” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Mặc dù là con trai của nhà văn Phạm Duy Tốn nhưng ông không theo nghiệp cha mà chọn âm nhạc để lập thân. Ông đã sống một đời với bao thăng trầm, vui buồn, khổ đau và hạnh phúc cùng nó. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại. 

Đặc biệt, “tình yêu” là chủ đề được Phạm Duy rất coi trọng. Nhạc tình đôi lứa có số lượng nhiều nhất trong kho nhạc của ông. Có thể kể đến những ca khúc được giới trẻ trong nam ngoài bắc ưa chuộng như: Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Cỏ hồng, Hẹn hò…

Trong đó, ca khúc “Hẹn hò” được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác vào năm 1954. Năm đó, tác giả đã ngoài 30 tuổi – cái tuổi mà người ta gọi là Tam thập, nhị lập. Tức ngoài 30, người đàn ông mới bắt đầu hiểu đời, hiểu mình và trưởng thành thật sự.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hen-ho-cua-nhac-si-pham-duy-0
Tờ bìa ca khúc “Hẹn hò” của Phạm Duy

Phạm Duy đã viết về câu chuyện tình yêu đôi lứa bằng âm giai ngũ cung vô cùng dân tộc chứ không phải là những điệu nhạc có màu sắc Tây phương như khá nhiều bài tình một khác của ông. Điều này dễ dàng làm lắng đọng, gợi dẫn nhiều suy tư miên man cho người thưởng thức. 

Phạm Duy dành một số trong trong hồi ký để nhắc về ca khúc “Hẹn hò”: “Bài Hẹn hò được xây dựng trên giai điệu ngũ cung, kể lể về một câu chuyện tình thảm thiết, giống như Ngưu Lang Chức Nữ”.

Tuy Phạm Duy viết ca khúc “Hẹn hò” như câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ nhưng qua lời từ của nhạc sĩ họ Phạm, “hẹn hò” mô phỏng và diễn xuôi lại Câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ năm xưa. Ông đã tái tạo, làm mới, lồng ghép, dung nạp thêm vào đó muôn vàn âm thanh trích xuất từ hàng triệu chuyện tình đôi lứa đời này, đời sau. 

Ở “Hẹn hò”, đâu có Thượng Đế bắc cầu, đâu có đàn quạ trọc đầu về xây cầu Ô Thước. Ở đó chỉ có một cuộc tình thảm thiết của hai người. Cùng cách nhau một dòng sông, nhưng người im nghe nước chảy về đâu, người thì trông hoa trôi theo nước phương nào. Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình, hai hình ảnh này đã mang đến nguồn cảm hứng cho nhiều thi – nhạc sĩ, trong đó có cả Phạm Duy.

“Hẹn hò” – Chuyện tình buồn giữa mùa Ngâu

“Một người ngồi bên kia sông

im nghe nước chảy về đâu

Một người ngồi đây

trông hoa trôi theo nước chảy phương nào

Trời thì mưa rơi

mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau

Người thì hẹn nhau sang sông

mong chóng tạnh mùa Ngâu”

Đó là chuyện tình của hai người yêu nhau nhưng không được gần nhau. người ở giang đầu kẻ cuối sông. Những giọt mưa ngâu không. Suối tuôn trên đời và trên vai đôi tình nhân xa cách. Những giọt âm điệu rơi vào tâm khảm của người nghe, day dứt, xót xa, thương cảm vô cùng.

“Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau

cách một biển sâu

hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau

biết thuở ban đầu

dù tình không nguôi

đôi ta xin hứa vui về sau

trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi

cách biệt dài lâu…”

Ngưu Lang – Chức Nữ xa cách nhau nhưng vào một ngày tháng 7 mỗi năm đều có Thượng Đế bắc cầu Ô Thước để gặp gỡ. Còn những người yêu nhau có những giận hờn khiến cho đôi bên “yêu nhau cách một biển sâu”. Là cảnh trời mưa “mưa rơi mưa rơi cách biệt dài lâu” khiến cho cuộc tình không nguôi, lời hẹn hò “hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu” gặp nhiều trắc trở. Tình yêu của họ cũng không đẹp như Ngưu Lang – Chức Nữ, cũng không có Thượng Đế, có chăng chỉ là những cách ngăn của mùa mưa Ngâu, những lời hứa hẹn hò cùng nhau “hứa vui về sau” chưa thể thực hiện.

“Nước vẫn trôi mau

mắt vẫn hoen sầu

đành để hồn theo nước trôi không màu

Số kiếp hay sao?

không cho bắc cầu

thì xin sông nước sẽ cho gần nhau…”



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hen-ho-cua-nhac-si-pham-duy-8
“Hẹn hò’ – Chuyện tình buồn mùa mưa Ngâu

Dòng nước trôi mau vô tình theo từng đợt mưa Ngâu khiến “mắt vẫn hoen sầu”, nhưng biết làm sao để không còn ngăn cách chia ly, chỉ biết “đành để hồn theo nước trôi không màu”. Nay xin mượn dòng nước để thả hồn mình mang những yêu thương về nơi người, để mắt ai kia tôi đừng sầu thôi đừng lệ hoen mi. 

“Một người bèn ra ven sông

buông theo nước cuồn cuộn mau

Một người chìm sâu

trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu

Cuộc tình thương đau

êm êm trôi theo nước xuôi về đâu?

Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau”

Mưa ngâu ngăn cách đôi mình, một người bèn ra ven sông buông theo dòng nước cuồn cuộn mau, còn một người chìm sâu. Hình ảnh đau lòng đó khiến người nghe càng xót xa hơn. Cuộc tình buồn kết thúc cùng dòng nước cuồn cuộn, một người buông theo dòng nước, một người chìm sâu. Kiếp này họ không thể bên nhau, không thể thực hiện những ước nguyện đã từng thổ lộ cùng nhau…

“Hẹn hò” vốn là ca khúc đau buồn đến xót xa lòng nhưng ở đâu đó, Phạm Duy vẫn đặt vào một chút hi vọng về tương lai ở thiên thu, hẹn kiếp sau tiếp tục hẹn hò, yêu thương. Giống như Ngưu Lang – Chức Nữ có một ngày được gặp lại nhau – ngày Thất tịch 7/7.

Tuy ca khúc “Hẹn hò” có kết thúc buồn nhưng kỳ thực lại là mở đầu cho một kiếp mới ở thiên thu, một cuộc hẹn ở kiếp sau sẽ hạnh phúc hơn:

“Một người ngồi bên kia sông

im nghe nước chảy về đâu

Một người ngồi đây

trông hoa trôi theo nước chảy phương nào

Trời thì mưa rơi

mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau

người thì hẹn nhau sang sông

mong cho chóng tạnh mùa Ngâu

Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau

cách một biển sâu

hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau

biết thuở ban đầu

dù tình không nguôi

đôi ta xin cho hứa vui về sau

trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi

cách biệt dài lâu…

Nước vẫn trôi mau

mắt vẫn hoen sầu

đành để hồn theo nước trôi không màu

Số kiếp hay sao?

không cho bắc cầu

thì xin sông nước sẽ cho gần nhau…

Một người bèn ra ven sông

Một người chìm sâu

trong khi mưa Ngâu bỗng ngưng ngang đầu

Cuộc tình thương đau

êm êm trôi theo nước xuôi về đâu?

Hẹn hò nhau thiên thu cho phong phú đời sau”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...