Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời


HỒ SƠ – TIỂU SỬ NGHỆ SĨ MỸ CHÂU

  • Tên thật: Nguyễn Thị Mỹ Châu
  • Nghệ danh: Mỹ Châu.
  • Ngày sinh: 21/08/1950.
  • Quê quán: Long An.
  • Nghề nghiệp: Nghệ sĩ cải lương.
  • Danh hiệu (nếu có): Nghệ sĩ Ưu tú (1993)
  • Thời gian hoạt động: 1961 – 2012.

Mỹ Châu là ai?

Mỹ Châu tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Châu, sinh năm 1950 tại Long An. Bà là một trong những nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng nhất ở miền Nam, được nhiều khán giả yêu mến.

Mỹ Châu bộc lộ năng khiếu ca hát và diễn xuất từ sớm, năm 11 tuổi đã tham gia đoàn hát. Đến năm 14 tuổi, bà đã được lên làm đào chính, với mức thù lao “khủng” thời bấy giờ.



my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
NSUT Mỹ Châu

Nữ nghệ sĩ cải lương được khán giả yêu mến hết mực và đặt nhiều biệt danh rất “kêu”. Mỹ Châu được ví là nàng Lolita của sân khấu cải lương, hay Nữ hoàng màu sắc, Nữ hoàng kiếm hiệp. Hiện tại, tuy bà đã giải nghệ, nhưng những tác phẩm tuồng và cải lương mà bà tham gia vẫn được đánh giá là bất hủ.

Mỹ Châu và những điều hiếm ai biết về đời tư

Mỹ Châu sinh ra trong một gia đình nghèo có 4 người con, bà là con út. Cha của bà mất sớm, mẹ bà tần tảo làm hết việc này việc kia để nuôi các con ăn học. Thấu hiểu nỗi khổ của mẹ, nên Mỹ Châu luôn cố gắng làm một người con ngoan ngoãn, không để bà phiền lòng.

Vốn dĩ, bà có ước ao trở thành bác sĩ, nhưng mẹ bà lại thích cải lương và muốn con gái theo nghề ca hát. Muốn mẹ vui lòng, cô gái Mỹ Châu quyết định từ bỏ giấc mơ, bắt đầu học hát cải lương. Năm 7 tuổi, bà đã được ông bầu Ba Cang phát hiện tài năng, đến năm 11 tuổi đã theo đoàn Tiếng Chuông lưu diễn khắp miền Nam.

Với cô bé Mỹ Châu, phải sống xa gia đình là một điều khổ sở và đau đớn vô cùng. Thời điểm đó, bà còn phải làm giúp việc cho nghệ sĩ nổi tiếng. Với bà, đó là những ngày mà “ăn cơm chan nước mắt”, nhưng nghĩ lại, đó vẫn là cơ hội để bà trau dồi kĩ năng làm nghề.



my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Một bức ảnh hiếm ngày trẻ của Mỹ Châu

Về sau, Mỹ Châu có sự nghiệp thành công rực rỡ, có mức cát-xê cao ngất ngưởng. Từ đó, bà trở thành trụ cột kinh tế cho gia đình, có thể báo hiếu cho mẹ và giúp đỡ các anh chị. Gia đình họ nhanh chóng thoát nghèo, có cuộc sống dư dả hơn xưa.

Khổ nỗi, tuy thành công trong sự nghiệp, nhưng bà lại lận đận chuyện chồng con. Mãi đến năm 40 tuổi, Mỹ Châu mới nên duyên với bạn diễn Đức Minh. Bà kể rằng, hai người họ vốn là duyên tiền định, bởi ban đầu bà không hề thích Đức Minh chút nào. Mỹ Châu vốn là người chu đáo, trong công việc luôn chỉn chu, nghiêm túc nên rất không ưa Đức Minh hay chậm trễ, trì hoãn.

Cũng chẳng biết vì sao, cả hai từ oan gia lại thành tình nhân. Họ không chỉ là cặp đôi ăn ý trên sân khấu, mà ở ngoài đời cũng vô cùng tình tứ. Cặp đôi Đức Minh – Mỹ Châu cứ thế bên nhau trong nhiều năm cộng tác ở các đoàn hát như oàn Sài Gòn 1, Hương Mùa Thu, Sài Gòn 3, Tiếng chuông vàng Minh Phụng,…



my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao-4
Mỹ Châu bên chồng – cố nghệ sĩ Đức Minh

Năm 1990, hai người kết hôn với nhau, khi ấy Mỹ Châu đã 40 tuổi. Do tuổi cao, nên bà đã không thể sinh con nữa, và điều đó cũng khiến nữ nghệ sĩ đau đớn, dằn vặt bản thân trong thời gian dài. Biết vợ mình đau lòng, nên Đức Minh lại càng nâng niu, chăm sóc vợ.

Dẫu cho duyên phận đến muộn màng, nhưng Mỹ Châu vẫn cảm thấy mình đã lấy đúng người. Chỉ tiếc, năm 2013, nghệ sĩ Đức Minh phát hiện bản thân bị u trong gan. Nữ nghệ sĩ vội vã đưa ông xã về Mỹ để điều trị và kéo dài sự sống cho ông được hơn 8 tháng rồi ông qua đời. Sau khi chồng mất, Mỹ Châu mang hài cốt của cố nghệ sĩ Đức Minh về nước theo nguyện vọng của ông (tại Bến Tre).

Mỹ Châu và sự nghiệp cải lương rực rỡ 

Từ cô gái nhỏ từ bỏ giấc mơ để làm mẹ vui lòng

Nghệ sĩ Mỹ Châu vốn có năng khiếu âm nhạc từ sớm, nhưng bà lại ước ao được trở thành bác sĩ. Sau này, bà lại muốn đi học tân nhạc, nhưng vì mẹ thích nên đã đi học cổ nhạc qua một người bạn của anh. Đến năm 7 tuổi, bà đã bắt đầu đi biểu diễn cải lương ở trường. Lúc này, chủ đoàn cải lương Tiếng Chuông là ông bầu Ba Cang đã tình cờ nghe được, phát hiện cô gái nhỏ này có tài năng hiếm có. Thế là, vào năm 1961, Mỹ Châu được ông bầu Ba Cang mời vào đoàn, chính thức đi biểu diễn từ đó.

Vai điễn đầu tiên của bà là vai đào con Sao Ly trong vở “Giai nhân bên suối mộng”. Vốn là người có tài, sau đó bà được ban Kim Chưởng mời về biểu diễn. Thế nhưng, phải đến khi được mẹ đồng ý, Mỹ Châu mới tham gia một đoàn hát mới, là ban Lan và Được thành lập vào cuối năm 1961. Trong suốt gần 1 năm ở đây, bà chủ yếu chỉ được phân công ngâm thơ hậu trường các vở như “Nước chảy qua cầu” hay “Khi hoa anh đào nở”.



my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
NSUT Mỹ Châu những ngày đầu đi diễn

Đến năm 1962, vở “Khi rừng mới sang thu” được dựng, và Mỹ Châu được phân công vào vai Ấu Quân. Sau đó, danh cầm Hai Long thấy tài năng của bà, liền giới thiệu về ban Thành Công. Tại đây, bà được chọn để ca bài vọng cổ “Bá Nha – Tử Kỳ”, bản thu âm ấy được phát trển Đài Phát thanh Sài Gòn và rất được ưa thích. Nữ nghệ sĩ cải lương trẻ bắt đầu thành danh từ đó, được không ít đoàn hát mời về biểu diễn. Cuối cùng, bà quyết định nhận lời mời của đoàn Thủ Đô 2 và về làm đào chánh, nhận thù lao 80.000 đồng.

Lúc bấy giờ, do hình thể còn nhỏ, nên đoàn hát thường phải thiết kế trang phục riêng nhiều lớp cho Mỹ Châu. Báo chí miền Nam khi ấy rất say mê gu thời trang này, gọi bà là “Lolita Mỹ Châu”, dựa trên nhân vật Lolita nổi tiếng thời bấy giờ trên tiểu thuyết và phim ảnh cùng tên. 

Đến cô đào chính mới 14 tuổi đã nức tiếng một vùng

Cũng từ đây, sự nghiệp của Mỹ Châu lên như diều gặp gió. Năm 1965, bà được giao cho vai Thùy Dương trong vở “Hai lần thu hẹn”, được rất nhiều người yêu mến. Sau đó, bà lại được đoàn Kim Chung mời về biểu diễn, được nghệ sĩ Minh Cảnh chú tâm dìu dắt. Nhờ năng khiếu bẩm sinh, lại thêm sự dạy dỗ của thầy giỏi, Mỹ Châu đã biểu diễn thành công vai Mai Thảo trong vở “Trinh nữ lầu xanh”.  Khán giả xem xong thì “mê” nữ nghệ sĩ như điếu đổ, dành biết bao là lời khen có cánh. 

Cuối năm 1965, Minh Cảnh rời đoàn Kim Chung để mở đoàn hát riêng. Thế là, kép trẻ mới là Minh Phụng được điều lên thành kép chính thay thế, đóng cặp với Mỹ Châu. Hai người đóng cặp ăn ý đến mức mà khán giả khắp nơi đều khen hết lời, gọi họ là “Đôi tình nhân sân khấu”. Thấy cặp đôi cải lương nổi tiếng “rần rần”, nhiều hãng băng đĩa đã mời họ về diễn cải lương và thu âm, phát hành nhiều sản phẩm.



my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Đôi tình nhân sân khấu Minh Phụng – Mỹ Châ

Hàng loạt những vở kịch được cho là “bất hủ” của Mỹ Châu được ra đời trong thời kỳ này, hầu hết là đóng cặp với Minh Phụng. Đó là loạt vở tuồng kiếm hiệp như “Tâm sự loài chim biển”, “Kiếm sĩ dơi”, “Kiếp nào có yêu nhau”, “Băng Tuyền nữ chúa”,… Đến đầu thập niên 1970, Hãng đĩa Việt Nam dồn lực lăng xê tên tuổi Mỹ Châu, cho bà đóng chính nhiều vở tuồng hấp dẫn.

Từ khi bắt đầu lên đào chính năm 14 tuổi, mức cát-xê của Mỹ Châu đã vào hàng “đỉnh cao”. Đến năm 15 tuổi, mức cát-xê của bà đã là 150.000 đồng. Sau sự thành công của vai diễn Mai Thảo, ông bầu Long quyết chi mạnh, nâng giá hợp đồng để giữ chân nữ nghệ sĩ. Khi ấy, thù lao của bà là mấy triệu đồng trong vòng 2 năm, ngang ngửa với Út Bạch Lan nức tiếng.



my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Mỹ Châu là một trong những nghệ sĩ cải lương có cát xê cao nhất thời ấy

Nhờ vậy, Mỹ Châu trở thành trụ cột kinh tế của gia đình. Bà không ngần ngại mua nhà lầu, xe hơi báo hiếu mẹ, giúp đỡ các anh chị trong nhà. Bà cảm thấy mãn nguyện vô cùng, bởi bản thân đã giúp gia đình thoát nghèo, và giờ đây họ có cuộc sống giàu sang, sung túc.

Nữ nghệ sĩ hết lòng với sân khấu cải lương

Sau năm 1975, Mỹ Châu vẫn tiếp tục say mê biểu diễn cải lương. Đến thập niên 1990, video chất lượng cao dần thịnh hành, nhiều hãng băng đĩa đã mời Mỹ Châu về diễn và ghi hình. Nói không ngoa, khi ấy bà là một trong những nghệ sĩ được thu thanh nhiều nhất, cũng như có băng đĩa bán chạy nhất. Khán giả vô cùng yêu thích bà, gọi bà bằng nhiều biệt danh có cánh như “Nữ hoàng kiếm hiệp”, “Nữ hoàng màu sắc”,…

Năm 1995, Mỹ Châu bất ngờ tuyên bố giải nghệ, tập trung chăm sóc gia đình. Nhưng 2 năm sau, bà quay lại với nghề diễn, hợp tác với các đài truyền hình và hãng phim nổi tiếng như Đài Truyền hình Cần Thơ, hãng phim Tây Đô, đài HTV,… để làm lại nhiều vở tuồng “bất hủ”. Mỹ Châu tự mình tham gia đạo diễn và dàn dựng, nên dù chỉ là bản thu lại thì những lời văn thơ của soạn giả hay âm nhạc vẫn còn được lưu giữ.



my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Mỹ Châu được phong tặng danh hiệu NSUT năm 1993

Năm 2002, nữ nghệ sĩ cải lương rời Việt Nam, sang Mỹ định cư với gia đình. Trước khi đi, bà biểu diễn 2 vở tuồng cho hãng phim Tây Đô là “Võ Tắc Thiên” và “Tơ vương sầu ly biệt”. Sang bên nước Mỹ, bà từ chối tất cả lời mời đi biểu diễn ở nước ngoài.

Khoảng năm 2007 – 2008, khán giả không khỏi vui mừng khi biết tin nữ nghệ sĩ hợp tác với Đài Truyền hình Cần Thơ lần nữa. Họ dàn dựng và ghi hình nhiều vở cải lương nổi tiếng, cũng như  một số vở xã hội khác. Thời gian này, nữ nghệ sĩ cũng phát hành CD “Chùm Tri âm” với 10 ca khúc tri âm; hay DVD “Nỗi nhớ”,… 

Năm 2012, Mỹ Châu thực hiện chương trình “Tạ tình tri âm” với 5 phần, sau đó chính thức giải nghệ. Trong lòng giới chuyên môn và khá  giả, bà luôn được đánh giá cao, ưu ái cả về tài năng cũng như tấm lòng nhiệt huyết với nghệ thuật Việt Nam. Năm 1993, bà được phong tặng danh hiệu NSUT. Đến năm 1999, bà lại được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam vì những cống hiến và tận tụy yêu nghề trong thầm lặng.

Mỹ Châu và những vở tuồng, cải lương từng tham gia

Mỹ Châu  à một trong những nữ nghệ sĩ cải lương rất được giới chuyên môn đánh giá cao cũng như được khán giả yêu mến hết mực. Dưới đây là một số vở diễn tuồng cải lương nổi bật của bà, xếp theo thứ tự A-Z, không phải năm diễn:

  • A khắc Thiên kiều
  • Anh hùng xạ điêu
  • ‘Ánh lửa rừng khuya
  • Ảo vọng
  • Bà chúa ăn mày
  • Bạc trắng tim hồng
  • Bạch Viên Tôn Cát
  • Băng tuyền nữ chúa
  • Bão biển
  • Bão cát
  • Bao Công tra án Quách Hòe
  • Bẻ kiếm bên trời
  • Bên cầu dệt lụa (của Thế Châu)
  • Bích Vân Cung kỳ án
  • Bình rượu nhiệm màu
  • Bơ vơ


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
NSUT Mỹ Châu bên bạn diễn
  • Bóng hồng sa mạc
  • Bụi đời
  • Cánh chim bạt gió
  • Cầu sương thiếp phụ chàng
  • Chiếc áo ân tình
  • Chiếc áo Long Phụng
  • Chiều đông gió lạnh về
  • Chiều lạnh tuyết băng sơn
  • Chiêu Quân Cống Hồ
  • Cô bán sầu riêng
  • Con gái chị Hằng
  • Còn mãi mùa xuân
  • Cuốn theo chiều gió
  • Đào Tam Xuân
  • Đêm huyền diệu
  • Đi tìm hạnh phúc
  • Đợi anh mùa lá rụng
  • Đời cô Hạnh
  • Dòng sông và đầm lầy
  • Dự Nhượng đả long bào
  • Đừng cho ba má biết
  • Duyên nợ của ai
  • Giấc mơ quý báu
  • Giai nhân bên suối mộng
  • Giai nhân và loạn tướng
  • Gió giao mùa
  • Giữa chốn bụi hồng
  • Hai lần thu lỗi hẹn
  • Hai phương trời thương nhớ
  • Hàn Mặc Tử
  • Hàn Tín – Lã Hậu
  • Hành khất đại hiệp
  • Hẹn một mùa xuân
  • Hoa độc trong vườn
  • Hoa khuê các bướm quê nghèo
  • Hoa Mộc Lan
  • Hỏa sơn thần nữ
  • Hoa thơm Phong Nhị
  • Hoa Trân Công Chúa
  • Hội chọn chồng
  • Khách sạn hào hoa
  • Khi rừng mới sang thu


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Một tạo hình ấn tượng của NSUT Mỹ Châu
  • Khói cỏ quê hương
  • Khúc hát đọan tình
  • Kiếp cầm ca
  • Kiếp chồng chung
  • Kiếp nào có yêu nhau
  • Kiếp nào có yêu nhau (của Nguyên Thảo, Hạnh Trung)
  • Kiệu hoa lạc lối về
  • Lá trầu xanh (của Viễn Châu)
  • Lan Huệ sầu ai
  • Lạnh hoàng hôn
  • Lấy chồng xứ lạ
  • Lệnh Hồ Xung
  • Lời thơ trên tuyết
  • Má hồng soi kiếm bạc
  • Má hồng soi phận bạc
  • Mã Siêu báo phù cừu
  • Mái tóc người vợ trẻ
  • Mạnh Lệ Quân
  • Máu nhuộm sân chùa (của Yên Lang)
  • Mộ chồng ngọn cỏ còn xanh
  • Mộc Quế Anh tân thời
  • Mối tình quê
  • Mối tình thôn dã (1992)
  • Mộng bá Vương
  • Mưa bay trong đời
  • Mùa thu trên Bạch Mã Sơn (của Yên Lang)
  • Mùa thu trên non cao
  • Mùa xuân ngủ trong đêm
  • Mười tám năm ly hận
  • Muôn dặm vì chồng
  • Mỹ nhân và loạn tướng
  • Nắng ấm ngoại ô
  • Nặng gánh giang san
  • Nàng hai Bến Nghé
  • Nắng thu về ngõ trúc
  • Nếu em là hoàng đế
  • Ngao Sò Ốc Hến
  • Ngày tàn của bạo chúa
  • Ngày tàn của bạo chúa
  • Ngày trở về chưa muộn
  • Ngọc Lan Hương
  • Ngọc thủy chung
  • Người cha vô thừa nhận
  • Người đẹp Trữ La thôn
  • Người gọi đò bên sông
  • Người tình trên chiến trận (của Mộc Linh, Nguyên Thảo)
  • Người yêu của cha tôi
  • Người yêu lý tưởng
  • Nguyên soái bán vợ
  • Nhất kiếm bá vương
  • Nữ hoàng về đêm
  • Nửa mảnh tim
  • Nước mắt thâm tình
  • Phàn Lê huê
  • Phàn Lê Huê phá ngũ long trận
  • Phi Long công chúa


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Một bìa CD của Mỹ Châu
  • Phụng Kiều lý đáng
  • Phụng Nghi Đình
  • Quan công phò nhị tẩu
  • Sân khấu về khuya
  • Sau ngày cưới
  • Sở Vân cưới vợ
  • Sở Vân cưới vợ
  • Sở Vân cứu giá
  • Sơn Tinh – Thủy Tinh
  • Tấm Cám
  • Tấm lòng của biển
  • Tâm sự loài chim biển (của Yên Lang – Nguyên Thảo)
  • Tâm sự Ngọc Hân
  • Thái hậu Dương Vân Nga (của Hoa Phượng, Chi Lăng, Hoàng Việt, Thể Hà Vân (phỏng theo kịch bản chèo của Thế Phương))
  • Thâm tình hạnh phúc
  • Thần nữ dâng ngũ linh kỳ
  • Thằng điên vùng bến hạ
  • Thanh xà – Bạch xà
  • Theo chân đao phủ
  • Tiếng hát người yêu
  • Tiếng sáo đêm trăng
  • Tiếng sáo trăng khuya
  • Tiếng trống Mê Linh (của Vĩnh Điền)
  • Tiếng trống sang canh
  • Tiêu Anh Phụng
  • Tiếu ngạo giang hồ
  • Tìm lại cuộc đời
  • Tình đất tình người
  • Tình đời
  • Tình hận trên băng hồ
  • Tình Thiên Thu (Kim Chung)
  • Tình và tiền
  • Tô Đắc Kỷ
  • Tơ vương sầu ly biệt
  • Trà Hoa Nữ
  • Trảm Trịnh Ân
  • Trăng nước Lạc Dương thành
  • Trăng nước Tần Hoài
  • Trinh nữ lầu xanh
  • Trọng Thủy – Mỵ Châu
  • Trúng số độc
  • Trương Chi – Mỵ Nương
  • Truyền thuyết tình yêu
  • Từ Hải biệt Thúy kiều
  • Tướng cướp Bạch Hải Đường (vai Nhung)
  • Ve sầu điệp nở
  • Viên ngọc giải oan
  • Võ Tắc Thiên
  • Võ Tòng sát tẩu
  • Vòng cưới anh trao
  • Xử án Bàng quý phi

Mỹ Châu và những hình ảnh hiếm trong cuộc đời, sự nghiệp của bà



my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao-111


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Mỹ Châu ngày trẻ


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Mỹ Châu trên một số bìa CD cải lương


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Một số tạo hình xinh đẹp của “Nữ hoàng kiếm hiệp”


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Một số hình ảnh đời thường của bà


my-chau-la-ai-va-my-chau-tung-noi-tieng-co-nao
Bút kỹ chân dung “Châu, chút tạ tình tri âm” của nữ nghệ sĩ



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG LANG Tên thật: Phạm Phúc Hiển Nghệ danh: Hoàng Lang Ngày sinh: 1930 - 2004 Quê quán: Sài Gòn Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
[ad_1] Ca sĩ Sơn Tuyền sở hữu giọng ca ngân vang như tiếng chuông, có nhiều ca khúc hit để đời. Nguồn: Internet Ca sĩ Sơn Tuyền là một trong...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Cuộc gặp xúc động giữa NS Hoàng Thi Thơ và người con trai ở bên kia chiến tuyến: “Để gặp được ba thế này đã có người phải chết thay con!”
Cuộc gặp xúc động giữa NS Hoàng Thi Thơ và người con trai ở bên kia chiến tuyến: “Để gặp được ba thế này đã có người phải chết thay con!”
[ad_1] Trước khi vào miền Nam sinh sống và nên duyên vợ chồng với ca sĩ Thúy Nga, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng có mối tình đậm sâu với...

Chữ “sầu” đã vận triệt để vào cuộc đời “đệ nhất đào thương” Út Bạch Lan như thế nào?
Chữ “sầu” đã vận triệt để vào cuộc đời “đệ nhất đào thương” Út Bạch Lan như thế nào?
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT ÚT BẠCH LAN Tên thật: Đặng Thị Hai. Nghệ danh: Út Bạch Lan. Ngày sinh: 06/08/1935 - Ngày mất: 04/11/2016. Quê quán: Long...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

Danh ca Khánh Hà và cuộc tình muộn nhưng viên mãn như đã hò hẹn “từ muôn kiếp trước”
Danh ca Khánh Hà và cuộc tình muộn nhưng viên mãn như đã hò hẹn “từ muôn kiếp trước”
[ad_1] Danh ca Khánh Hà sinh năm 1952 tại Đà Lạt trong gia đình đông anh chị em. Sau này, gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.  Trưởng thành...

“Khi xa Sài Gòn” của Lê Uyên Phương – Lời tâm tình của kẻ viễn phương
“Khi xa Sài Gòn” của Lê Uyên Phương – Lời tâm tình của kẻ viễn phương
[ad_1]  CA KHÚC "KHI XA SÀI GÒN” Sáng tác: Lê Uyên Phương Thể loại: Tình ca/ Nhạc phổ thơ Năm ra đời: 1972 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lê...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Ngọc Bích
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Ngọc Bích
[ad_1] Lắng nghe những tình khúc của nhạc sĩ Ngọc Bích, ta dễ dàng nhìn thấy bóng dáng một chàng nhạc sĩ của mơ mộng, của nhớ nhung da diết....

NSND Ba Vân – “quái kiệt” lừng danh một thời: “Khi Ba Vân không hát nữa, cả tuồng đó phải bỏ vì không ai thế được vai”
NSND Ba Vân – “quái kiệt” lừng danh một thời: “Khi Ba Vân không hát nữa, cả tuồng đó phải bỏ vì không ai thế được vai”
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND Ba Vân Tên thật: Lê Long Vân Nghệ danh: Ba Vân NS - NM: 1908 - 1988 Quê quán: Bến Tre Nghề nghiệp:...

Ads Bottom