Hé lộ cách “đánh ghen” tinh tế của vợ nhạc sĩ Lê Dinh


Nhắc đến sự thành công của nhạc sĩ Lê Dinh không thể không nhắc đến sự tần tảo, hy sinh, hết lòng vì chồng vì con của bà Kim Quyên.

Âm nhạc
Amnhac.net

Nhạc sĩ Lê Dinh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của làng nhạc vàng trước năm 1975. Nhắc đến ông người ta sẽ nhớ ngay đến một nhạc sĩ sở hữu gia tài âm nhạc đồ sộ với những sáng tác bất hủ, khiến trái tim người yêu nhạc thổn thức như: “Tình yêu trả lại trăng sao”, “Cánh thiệp hồng”, “Xác pháo nhà ai”, “Thương một đời hoa”,…

Vốn là người có lối sống bình dị nên việc lấy cảm hứng sáng tác của nhạc sĩ Lê Dinh cũng khá gần gũi, trầm lắng. Từ một sự việc xảy ra bất chợt, hay đến một kỷ niệm thoáng qua, từ nội dung cuốn sách bài thơ, hoặc hoàn cảnh bạn bè,… tất cả đều trở thành chất liệu, cảm xúc để ông viết nhạc.

Năm 1956, nhạc sĩ Lê Dinh sau khi ra trường thì về Gò Công dạy học. Tại đây ông đã quen biết với bà Trần Thị Kim Quyên, cô giáo dạy học cùng trường. Sau một năm yêu nhau, cả hai nên duyên vợ chồng.

Ca sĩ Phương Dung trong một chương trình đã từng chia sẻ về chuyện vợ chồng của nhạc sĩ Lê Dinh như sau: “Cô Kim Quyên hay còn được gọi với cái tên thân mật là cô Tám. Cô Tám rất đẹp, ở Gò Công khi ấy không ai là không biết danh cô. Từ khi lấy thầy Lê Dinh, cô dọn lên Sài Gòn sống, chấp nhận công việc nội trợ, chăm lo gia đình để anh yên tâm sự nghiệp. Cô Tám không bao giờ tham gia tiệc tùng hay sánh bước bên chồng ở bất kỳ cuộc vui nào. Bởi cô muốn cho chồng mình sự tự do, thoải mái. Có một người vợ vẹn toàn lo nghĩ như thế nên thầy Lê Dinh lúc nào cũng có thể chuyên tâm vào công việc sáng tác, cho ra đời những nhạc phẩm hay”.



he-lo-cach-danh-ghen-tinh-te-cua-vo-nhac-si-le-dinh (1)
Nhạc sĩ Lê Dinh cùng vợ – bà Kim Quyên (Bên góc trái)

Ngoài ra, nữ danh ca Phương Dung cũng bật mí rằng: “Cô Tám là người rất khéo léo, có trình độ và vô cùng tinh tế. Dù chỉ ở nhà nội trợ, nhưng cô ấy có đủ khả năng để giữ tâm hồn bay bổng, lãng mạn của người chồng nghệ sĩ khi cạnh bên không thiếu những bóng hồng vây quanh. Có lần, thấy chồng đi cùng người khác, cô chỉ bước ra chăn trước đầu xe để nhạc sĩ Lê Dinh nhìn thấy mình. Sau đó, cô lại lặng lẽ bước vào chẳng nói thêm câu gì, cũng không làm ầm ĩ”.

Nhiều năm chung sống cùng nhạc sĩ Lê Dinh, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, trong một cuộc phỏng vấn bà Kim Quyên đã từng chia sẻ: “Trong cuộc sống vợ chồng, nhớ lại thời còn son trẻ của chồng tôi, đâu đó khoảng những năm 1960 – 19654, cũng có những chuyện buồn lòng về tình cảm. Nhưng tôi nghĩ, đã chấp nhận làm vợ một người nghệ sĩ thì phải chịu đựng, chấp nhận những điều đó. Đợi khi trời quang mây tạnh, mọi chuyện sẽ lại yên vui, gia đình lại hạnh phúc”.

Không chỉ tinh tế trong việc giữ chồng, thấu hiểu cho những cảm xúc của chồng mà người vợ tần tảo này còn là người bạn đồng hành, tâm giao tri kỷ trong sáng tác của nhạc sĩ Lê Dinh. Mỗi khi hoàn thành xong một nhạc phẩm, nhạc sĩ Lê Dinh thường hỏi vợ cái tựa như vậy có được không, hoặc là hát cho vợ nghe để góp ý. Và mỗi lần như vậy, bà Kim Quyên đều chăm chú lắng nghe, nêu lên ý kiến khách quan để chồng chỉnh sửa ca khúc. “Lâu lâu gặp những bài tôi không thích, chồng sẽ khai tử bài đó luôn, không sửa chữa gì cả. Bởi theo chồng tôi, việc sửa một bài hát khó hơn là sáng tác một bài hát mới”, bà Kim Quyên bồi hồi kể lại.

Cứ thế, bằng sự tinh tế và khéo léo của người phụ nữ, bà Kim Quyên cùng nhạc sĩ Lê Dinh đã cùng nhau đi qua những vui buồn trong cuộc sống, hạnh phúc bên nhau đến tận khi người nhạc sĩ tài hoa qua đời vào năm 2020.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUỲNH ANH Tên thật: Huỳnh Anh Ngày sinh: 1932 - 2013 Quê quán: Cần Thơ Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công Thể loại...

“Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh: Tín vật thuở thiếu niên hoa mộng
“Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh: Tín vật thuở thiếu niên hoa mộng
[ad_1] CA KHÚC "TẤM ẢNH NGÀY XƯA” Ca khúc “Tấm ảnh ngày xưa” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhắc đến nhạc sĩ Lê Dinh, hầu như những người yêu...

Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang
Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang
[ad_1] CA KHÚC "ĐƯỜNG TÌNH ĐÔI NGẢ" Tác giả: Giang Ngân Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Trước 1975 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Vũ -...

“Bộ đội về làng”: Bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và ca khúc thành công nhất của Lê Yên
“Bộ đội về làng”: Bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và ca khúc thành công nhất của Lê Yên
[ad_1] VỀ CA KHÚC "BỘ ĐỘI VỀ LÀNG" Tên ca khúc: Bộ đội về làng Nhạc sĩ sáng tác: Lê Yên Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950...

“Lá đổ muôn chiều” – Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận
“Lá đổ muôn chiều” – Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận
[ad_1] CA KHÚC “LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU” Tên các khúc: Lá đổ muôn chiều Nhạc sĩ sáng tác: Đoàn Chuẩn Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu:...

“Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao: Vọng tiếng sầu ngàn năm
“Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao: Vọng tiếng sầu ngàn năm
[ad_1] CA KHÚC "CUNG ĐÀN XƯA” Tên các khúc: Cung đàn xưa Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1942 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thái Thanh, Thái Hiền,...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Lời tình buồn”: Hơi thở cất lên từ những rung động đích thực
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Lời tình buồn”: Hơi thở cất lên từ những rung động đích thực
[ad_1] CA KHÚC “LỜI TÌNH BUỒN” Tên các khúc: Lời tình buồn Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1982 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly Hoàn...

Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TIẾN VỀ SÀI GÒN" Tên ca khúc: Tiến về Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Lưu Hữu Phước (đề tên tác giả với bút danh: Huỳnh...

Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
[ad_1] Cuộc hạnh ngộ định mệnh tạo nên những tác phổ quý giá Phạm Duy là "cây đại thụ" của văn nghệ Sài Gòn trước 1975 và là "ngôi sao...

Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
[ad_1] Các tài liệu âm nhạc có ghi nhận không ít gia đình âm nhạc nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Riêng với tân...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Pháp cuối thời kỳ Lãng mạn Henri Duparc, tên đầy đủ là Henri Fouques Duparc, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1848 tại Paris. Duparc...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG Tên thật: Lâm Đình Phùng Nghệ danh: Lam Phương, Thương Anh Ngày sinh:20/03/1937 – 22/12/2020 Quê quán: Làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...