“Bây giờ tháng mấy” – Khúc nhạc đầu tay làm nên tên tuổi Từ Công Phụng


CA KHÚC “BÂY GIỜ THÁNG MẤY”

  • Tên ca khúc: Bây giờ tháng mấy
  • Sáng tác: Từ Công Phụng
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: 1960
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Nhật Trường (trước 1975)…

Ca khúc “Bây giờ tháng mấy” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Từ Công Phụng bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật từ năm 16 tuổi. Ông tự học về âm nhạc qua cuốn sách Harmonie et Orchestration của Robert de Kers (bản tiếng Pháp, xb năm 1944). 

Hai năm sau (năm 18 tuổi – 1960), nhạc sĩ Từ Công Phụng chính thức bước vào con đường sáng tác. Ca khúc đầu tay của ông là “Bây giờ tháng mấy”. Khi sáng tác xong, ông chỉ kịp giới thiệu đến bạn bè cùng trường. Sau đó, ông từ Phan Rang lên Đà Lạt để học tiếp trung học thì mới cùng nhạc sĩ Lê Uyên Phương thành lập ban nhạc Ngàn Thông để chơi nhạc trên đài phát thanh Đà Lạt. Mỗi tuần một ngày lên đài để thu và phát trực tiếp. Đây cũng là lần đầu tiên ông giới thiệu ca khúc “Bây giờ tháng mấy” đến công chúng. 

Sau khi “Bây giờ tháng mấy” được phổ biến rộng rãi, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã nhận được nhiều thư từ khán thính giả. Họ khen ngợi ông sáng tác hay. Điều này đã giúp ông có nhiều tự tin hơn trong lĩnh vực viết nhạc. Sau đó, ông cho ra đời thêm các ca khúc khác như: Mùa thu mây ngàn, Bài cho em…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bay-gio-thang-may-cua-nhac-si-tu-cong-phung-0
Tờ bìa ca khúc “Bây giờ tháng mấy”

Trong số những thư từ gửi về cho Từ Công Phụng, có một lá thư kèm với bài thơ 5 chữ, nội dung dựa trên ca khúc “Bây giờ tháng mấy”. Ông cảm thấy thích bài thơ này và nghĩ ra một cách hành âm khác để phổ nhạc, lấy tên là “Bây giờ tháng mấy” (bài số 2). 

Trong chương trình Jimmy Show, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã kể rằng đó là bài hát của một học sinh mới lớn, đang học trung học và đã có những rung động, những tình yêu thầm kín không dám thổ lộ của một thời thư sinh. Từ những cảm xúc riêng tư, cộng thêm chuyện tình trong tưởng tượng và sự ảnh hưởng của tiểu thuyết, Từ Công Phụng đã đặt bút viết nên “Bây giờ tháng mấy”.

Cũng theo nhạc sĩ, năm 16 tuổi, ông đã đọc rất nhiều sách, trong đó có tiểu thuyết. Những tình tiết cùng chất lãng mạn đã gắn với chính cuộc đời thật, góp phần tạo nên phong cách âm nhạc Từ Công Phụng. Kể từ ca khúc “Bây giờ tháng mấy” cho đến mãi về sau này, ông “trung thành” với tình ca.

Thập niên 1960, ca khúc “Bây giờ tháng mấy” thường xuyên được vang lên trong sân khấu trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Đây cũng là nơi ông gặp gỡ Từ Dung – con gái út nhà văn Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long). Hai người nên duyên vợ chồng và cùng nhau song ca ca khúc này ở nhiều sân khấu khác nhau. 

Đôi lời bình về “Bây giờ tháng mấy” 

Như đã chia sẻ bên trên, “Bây giờ tháng mấy” là ca khúc đầu tay, được viết khi ông mới chập chững bước vào đời. Những chi tiết như “anh đi tìm màu hoa em cài” hay khung cảnh “đưa nhau về dưới mưa giăng chiều nắng tàn”… đều được tưởng tượng ra với sự ảnh hưởng từ các cuốn tiểu thuyết lãng mạn:

“Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?

lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm

Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi,

cách nhau một lời thôi

Tâm hồn đâu lẻ đôi.

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?

Anh đi tìm màu hoa em cài

Chiều nay nhớ em rồi

và nhớ áo em đẹp màu thơ,

môi tràn đầy ước mơ



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bay-gio-thang-may-cua-nhac-si-tu-cong-phung-8
Tờ nhạc “Bây giờ tháng mấy” của Từ Công Phụng

Mai đây anh đưa em đi về,

mưa giăng chiều nắng tàn

cho buốt lạnh chúng mình.

Em ơi, thôi đừng hờn anh nữa,

nhìn nhau buồn vời vợi,

để mùa đông buốt giá bờ vai mềm.

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?

Anh đi tìm mùa xuân trên đời

Mùa đông chết đi rồi mùa xuân

mắt em đẹp trời sao

cho mình thương nhớ nhau”

“Bây giờ tháng mấy” là nỗi buồn bâng khuâng của chàng trai trẻ đang bị người yêu dỗi hờ. Từ đầu đến cuối bài hát là những giai điệu mênh mang trôi theo dòng tâm tư của chàng trai. Như là quên hết đi tháng ngày, anh chàng thành mây trời lênh đênh trong vùng miên viễn, đi tìm những lời lẽ ngọt ngào để dỗ dành người mình yêu.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUỲNH ANH Tên thật: Huỳnh Anh Ngày sinh: 1932 - 2013 Quê quán: Cần Thơ Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công Thể loại...

“Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh: Tín vật thuở thiếu niên hoa mộng
“Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh: Tín vật thuở thiếu niên hoa mộng
[ad_1] CA KHÚC "TẤM ẢNH NGÀY XƯA” Ca khúc “Tấm ảnh ngày xưa” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhắc đến nhạc sĩ Lê Dinh, hầu như những người yêu...

Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang
Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang
[ad_1] CA KHÚC "ĐƯỜNG TÌNH ĐÔI NGẢ" Tác giả: Giang Ngân Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Trước 1975 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Vũ -...

“Bộ đội về làng”: Bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và ca khúc thành công nhất của Lê Yên
“Bộ đội về làng”: Bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và ca khúc thành công nhất của Lê Yên
[ad_1] VỀ CA KHÚC "BỘ ĐỘI VỀ LÀNG" Tên ca khúc: Bộ đội về làng Nhạc sĩ sáng tác: Lê Yên Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950...

“Lá đổ muôn chiều” – Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận
“Lá đổ muôn chiều” – Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận
[ad_1] CA KHÚC “LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU” Tên các khúc: Lá đổ muôn chiều Nhạc sĩ sáng tác: Đoàn Chuẩn Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu:...

“Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao: Vọng tiếng sầu ngàn năm
“Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao: Vọng tiếng sầu ngàn năm
[ad_1] CA KHÚC "CUNG ĐÀN XƯA” Tên các khúc: Cung đàn xưa Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1942 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thái Thanh, Thái Hiền,...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Lời tình buồn”: Hơi thở cất lên từ những rung động đích thực
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Lời tình buồn”: Hơi thở cất lên từ những rung động đích thực
[ad_1] CA KHÚC “LỜI TÌNH BUỒN” Tên các khúc: Lời tình buồn Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1982 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly Hoàn...

Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TIẾN VỀ SÀI GÒN" Tên ca khúc: Tiến về Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Lưu Hữu Phước (đề tên tác giả với bút danh: Huỳnh...

Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
[ad_1] Cuộc hạnh ngộ định mệnh tạo nên những tác phổ quý giá Phạm Duy là "cây đại thụ" của văn nghệ Sài Gòn trước 1975 và là "ngôi sao...

Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
[ad_1] Các tài liệu âm nhạc có ghi nhận không ít gia đình âm nhạc nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Riêng với tân...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Pháp cuối thời kỳ Lãng mạn Henri Duparc, tên đầy đủ là Henri Fouques Duparc, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1848 tại Paris. Duparc...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG Tên thật: Lâm Đình Phùng Nghệ danh: Lam Phương, Thương Anh Ngày sinh:20/03/1937 – 22/12/2020 Quê quán: Làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...