Nhạc sĩ Ngọc Chánh – nhạc sĩ Phạm Duy: Sự kết hợp ăn ý ở mảng nhạc phim với ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”


VỀ CA KHÚC “VẾT THÙ TRÊN LƯNG NGỰA HOANG”

  • Tên ca khúc: Vết thù trên lưng ngựa hoang
  • Nhạc sĩ: Ngọc Chánh – Phạm Duy
  • Thể loại: Nhạc phim
  • Năm ra đời: 1971
  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Elvis Phương, Duy Quang, Thái Châu, Nguyễn Hưng…

Ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Khi nhắc đến Ngọc Chánh, người yêu nhạc nghĩ ngay đến ban nhạc Shotguns lừng lẫy một thời. Ở ban nhạc đó, ông đóng vai trò làm nhạc trưởng. Ông cùng với ban nhạc đã trình diễn thành công rất nhiều ca khúc, tạo tiếng vang trong làng nhạc Sài Gòn trước 1975. Sau khi ra hải ngoại định cư, ông còn được biết đến với vai trò ông chủ các vũ trường, phòng trà âm nhạc. 

Nhạc sĩ Phạm Duy được nhớ đến với vai trò nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được đánh giá là nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam với kho tàng âm nhạc đồ sộ, đa dạng về thể loại.

Nhạc sĩ Ngọc Chánh và nhạc sĩ Phạm Duy được nhắc đến nhiều bởi sự kết hợp ăn ý trong âm nhạc. Họ cùng nhau cho ra mắt 3 nhạc phẩm bất hủ: Bao giờ biết tương tư, Vết thù trên lưng ngựa hoang và Tuổi biết buồn. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-vet-thu-tren-lung-ngua-hoang-8
Ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang” được viết làm nhạc phim

Ở phạm vi bài viết này, Amnhac.net tập trung chia sẻ thông tin về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”. 

Ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang” được nhạc sĩ Ngọc Chánh viết nhạc và nhạc sĩ Phạm Duy viết lời. Ca khúc được sáng tác để làm nhạc phim chính cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Hoàng Hoa năm 1971. Bộ phim này được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Duyên Anh. 

Những người yêu nhạc trước năm 1975 biết đến ca khúc này qua giọng ca Elvis Phương. Ấn tượng nhất là tiếng huýt gió độc nhất vô nhị của nam ca sĩ này ở phần giang tấu bài hát.

Ý nghĩa ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”

Năm 1967, ký giả Duyên Anh thực hiện xong tiểu thuyết “Vết thù hằn trên lưng con ngựa hoang” và đem ấn hành thành sách. Tác phẩm đậm phong cách hiện sinh và có pha chút lãng tử kiểu Viễn Tây Ý đang rất nổi ở thời đó. Đến năm 1971, tác phẩm được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể thành phim. Và nhạc sĩ Ngọc Chánh – nhạc sĩ Phạm Duy được “chọn mặt gửi vàng” để sáng tác ca khúc cho phim.

Nội dung bài hát là lời tâm sự của một gã đàn ông giang hồ cộm cán từng “dẫm nát tơi bời” nay quay đầu hoàn lương “từ nơi tăm tối về miền sơn cước tươi sáng. Nhân vật chính trong tiểu thuyết cũng như trong phim là Hoàng Guitar. Nhân vật này được xây dựng trên nguyên mẫu ngoài đời thật là Hoàng Sayonara – tay du đãng khét tiếng đồng thời là “quân sư” của Đại Cathay.

Hoàng Sayonara là kiểu người “du đãng có học”. Hắn trầm tĩnh, làm gì cũng tính trước nghĩ sau. Hoàng thi đậu tú tài II (tú tài toàn phần), dư sức ra Đà Lạt nhập trường võ bị nhưng hắn lại thích sự phồn hoa của Sài Gòn nên ở lại đó làm giang hồ dưới trướng anh Đại. 

Về cái tên Hoàng Sayonara được giải thích như sau: Hắn ta là người mê đàn guitar và chơi rất hay bản nhạc Nhựt Bổn “Sayonara” rất thịnh hành vào thời đó. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-vet-thu-tren-lung-ngua-hoang
Lời bài hát “Vết thù trên lưng ngựa hoang”

Không chỉ có tí học thức, Hoàng còn sở hữu vẻ bề ngoài khá hào hoa mã thượng nên nhanh chóng trở thành quân sư cho Đại Cathay. Tiền kiếm được Hoàng không vào mua địa ốc như những kẻ sáng mà chỉ sống rày đây mai đó khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn. Cũng vì thế mà đàn em lén gọi hắn là Ngựa hoang. Kiếm được bao nhiêu tiền, hắn lại dẫn đàn em vô đập phá ở các nackbar và vũ trường (có giai thoại kể Hoàng Sayonara từng nhậu cùng đàn em một trận hết 50 lượng vàng tại vũ trường Arc cen Ciel Chợ Lớn, nhưng giai thoại này chưa được kiểm chứng).

Sau thời hoàng kim, băng giang hồ của Đại Cathay lần lượt bị cảnh sát bắt vào trại Cửu Sừng (Phú Quốc) thì Hoàng Sayonara bắt đầu tỉnh ngộ, hoàn lương. Hắn quyết định về sống cùng bạn gái năm xưa tên Ngọc. Tình tiết này đã được nhắc trong nhạc phẩm như sau:

“Một hôm, ngựa bỗng thấy thanh bình

Thảm cỏ tình yêu dưới chân mình

Ân tình mở cửa ra với mình

Ngựa hoang bỗng thấy mơ

Để quên những vết thù…”

Đến khi cô Ngọc mang thai con đầu lòng, sinh kế thiếu thốn khiến Hoàng phải quay về con đường giang hồ cộm cán. Hắn quyết định thực hiện phi vụ cuối với một băng giang hồ chuyên hành nghề chôm chỉa đồ PX của lính Mỹ tại khoa hàng ở Tân Thuận. Tình tiết này được viết thành nhạc như sau:

“Ngựa hoang về tới bến sông rồi

Mở cửa lòng ra với cõi đời

Nhưng đời làm ngựa hoang chết gục

Và trên lưng nó ôi

Còn nguyên những vết thù”

Thật oan nghiệt, phi vụ cuối cùng thất bại, Hoàng lãnh trọn một băng M-16 của quân cảnh Mỹ vào lưng. Vì thế mới có câu hát “Và trên lưng nó ôi/Còn nguyên những vết thù”. Ngựa hoang lìa đời khi chưa kịp nhìn mặt đứa con đầu lòng. Vậy mới thấy rằng bước chân vào giang hồ đã khó, mà bước ra lại càng khó hơn.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
[ad_1] VỀ CA KHÚC HOÀI CẢM Tên ca khúc: Hoài cảm Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1953 Nằm trong album: Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Danh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
[ad_1] VỀ CA KHÚC LÒNG MẸ Tên ca khúc: Lòng mẹ Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Trữ tình Nằm trong album: Không rõ. Ca sĩ thể hiện tiêu...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN LOÀI HOA DANG DỞ Tên ca khúc: Chuyện loài hoa dang dở Nhạc sĩ sáng tác: Y Vũ Thể loại: Nhạc vàng bolero Nằm trong...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
[ad_1] VỀ CA KHÚC NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG Tên ca khúc: Nỗi buồn hoa phượng. Nhạc sĩ sáng tác: Thanh Sơn. Thể loại: Nhạc trữ tình bolero. Nằm trong album: Thanh...