Văn Cao và Trịnh Công Sơn: Nặng lòng hai tiếng “tri âm”


Tôi nhớ lần đầu tiên hai người gặp nhau là vào khoảng đầu năm 1980, tôi từ Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp về thăm cha. Lúc hai cha con đang ngồi tâm sự với nhau thì nhạc sĩ Hồng Đăng cùng nhạc sĩ Trần Tiến mở cửa đi vào, đằng sau là một thanh niên đội chiếc mũ vải mềm, đeo một chiếc kính trắng to. Vóc dáng gầy gò khép nép, chàng trai chắp tay cúi gập người chào cha tôi bằng chất giọng Huế nhỏ nhẹ: “Dạ! Con chào chú!”. Nhạc sĩ Hồng Đăng vội giới thiệu: “Thưa anh Văn,  đây là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở trong Nam ra. Sơn rất ngưỡng mộ anh nên nhờ bọn em dẫn đến thăm anh”.

Cha chăm chú nhìn Trịnh Công Sơn giây lát rồi nhổm người lên bắt tay: “Trịnh Công Sơn đấy hả? Tớ gặp cậu rồi”.

Thấy mọi người có vẻ ngạc nhiên, cha cười nói tiếp: “Gặp qua tác phẩm. Tớ đã nghe nhạc cậu từ lâu, từ ngày đất nước còn chưa thống nhất cơ”.

Trầm ngâm giây lát, ông lại nói: “Một lần có mấy anh bạn trẻ rủ mình đến nhà uống rượu, rượu vào lời ra, họ hát cho mình nghe những ca khúc của Sơn mà họ học được qua những buổi phát thanh. Họ hát say sưa, hát thâu đêm. Âm nhạc và lời ca của Sơn đã đi vào lòng mọi người như thế đấy”.

Trịnh Công Sơn gỡ kính ra, lấy mùi xoa thấm mắt, chắp tay cúi đầu nói với cha tôi: “Dạ, con cảm ơn chú!”.

“Mình là thế hệ trước, cậu là thế hệ sau. Chúng ta cùng nghề nên không cần phân biệt tuổi tác làm gì, từ giờ hãy gọi nhau là anh em cho thân mật nhé!”.

Trịnh Công Sơn cảm động chắp tay: “Dạ! Dạ… cháu… à em… em cảm ơn anh!”.

Buổi gặp gỡ giữa cha tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Hồng Đăng và nhạc sĩ Trần Tiến ngày hôm ấy diễn ra vô cùng ấm áp, vui vẻ. Họ nói với nhau nhiều chuyện, bàn luận sôi nổi với nhau về nghệ thuật, không có khái niệm tuổi tác trong câu chuyện của họ. Tôi cảm nhận được cha tôi và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trở thành đôi bạn tri kỷ theo đúng nghĩa của nó. Tôi nhìn mọi người nói, mỉm cười lắng nghe.



van-cao-va-trinh-cong-son-nang-long-hai-tieng-tri-am
Chân dung nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Từ dạo ấy, hằng năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều ra Hà Nội thăm nhạc sĩ Văn Cao. Không những thế, ông còn đưa những người bạn của mình là nhạc sĩ Tự Huy, Nguyễn Văn hiên, Tôn Thất Lập,… đến gặp cha tôi. Ngôi nhà 108 Yết Kiêu đã trở thành nơi tụ hội của anh em nhạc sĩ trẻ miền Nam. Mỗi lần ra Hà Nội, Trịnh Công Sơn đều chọn thuê những khách sạn gần nhà tôi để bất cứ lúc nào rỗi là lại đi bộ sang thăm và uống rượu với cha. Với Trịnh Công Sơn, cha tôi luôn dành những loại rượu đặc biệt và ngon nhất để uống cùng. Nhạc sĩ Văn Cao có một loại rượu “quốc lủi” nút lá chuối trong vắt được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng, mỗi khi rót ra tăm nổi lên như mắt cua đóng vòng quanh chắn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất mê loại rượu này, ông hay gọi đó là “rượu Văn Cao”.

Sau này khi cha tôi mất, mỗi khi có dịp vào Sài Gòn tôi đều mang “rượu Văn Cao” vào biếu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông trân trọng đặt lên bàn thờ thắp nhang cẩn thận xong rồi mới gọi bạn bè đến thưởng thức. Ông ôm lấy tôi, xúc động nói: “Mình nhớ anh Văn quá, Thao ơi…”.

Một ngày mùa thu năm 1985, cửa nhà tôi bật mở, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xuất hiện với cây đàn guitar, anh bước vào, reo lên: “Anh Văn, em vừa sáng tác xong một bài hát về mùa thu Hà Nội. Em vội sang đây để hát và đàn cho anh nghe thử.



van-cao-va-trinh-cong-son-nang-long-hai-tieng-tri-am (1)
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng”

Nói xong, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa đàn vừa hát: “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ/ Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu/ Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió/ Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua/ Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi/ Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời…”.

Trịnh Công Sơn hát một cách say sưa, chiếc kính rơi ra khỏi mắt, hai bàn tay gầy guộc lướt nhẹ trên phím đàn… Khi ấy, chén rượu cứ mãi lửng lơ trên tay cha tôi. Ông lặng đi khi nghe Trịnh Công Sơn hát: “Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người/ lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai/ Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi/ Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi…”. Nghe tới đây, ông chợt bừng tỉnh, đưa mắt nhìn Trịnh Công Sơn, hình như đang định nói điều gì đó. Bất chợt, giọng hát của Trịnh Công Sơn lại khe khẽ vang lên: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/ Nhớ đến một người… để nhớ mọi người”.

Tiếng đàn rung lên run rẩy, trôi vào hư vô. Trịnh Công Sơn từ từ buông tay khỏi hộp đàn, xong xuôi ông nhặt kính lên đeo lại, rồi nhìn cha tôi. Cha tôi lặng lẽ nhấp ngụm rượu, nhìn Trịnh Công Sơn bảo: “Bài hát của Sơn viết về mùa thu Hà Nội hay quá, mình nghĩ kết ở câu “Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi” là được rồi, sao lại còn viết thêm mấy câu vĩ thanh vào làm gì?”.

Trịnh Công Sơn nghe vậy cười nói: “Đúng là em đã định kết ở câu đó rồi nhưng lại nhớ đến anh nên em đã làm thêm câu vĩ thanh “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người… để nhớ mọi người”. Câu “Nhớ đến một người” là nhớ đến anh đã… Anh thấy có được không?”.

Cha tôi nghe vậy thì nhìn Sơn cười: “Thế thì được!”.

Bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác năm đó chưa được trình diễn. Sau này, khi Trịnh Công Sơn xuất bản tập nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên”, chính nhạc sĩ Văn Cao đã viết lời bạt cho Sơn: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền… Trong âm nhạc của Sơn ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài biên giới nữa…”.

Ngày tang lễ của cha tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã bay ra Hà Nội từ hôm trước. Xuống sân bay là ông tới nhà tôi ngay, ông chạy vội lên cầu thang ôm lấy mẹ tôi khóc tức tưởi.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết cho nhạc sĩ Văn Cao: “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong thân phận riêng tư. Quanh anh Văn là tranh. Là thơ. Là nhạc. Vốn liếng cạnh tôi cũng là tranh, là thơ, là nhạc. Anh và tôi đi trên cùng một con đường. Nhưng, anh là anh mà tôi vẫn là tôi. Cái lớn vô cùng và cái nhỏ cũng vô cùng… Anh đã từng nhiều năm nặng nợ với âm nhạc, thi ca, hội họa. điều ấy có thật nhưng nhiều khi tôi vẫn băn khoăn và tự hỏi: Anh là ai mà lưu lạc giữa chốn Thiên Thai này?”.

Tháng 12/2020

Văn Thao



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...