PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP GUITAR CỦA DANH CẦM BARRIOS MANGORE


Agustín Pío Barrios (5/5/1885 – 7/8/1944), còn được gọi là Agustín Barrios Mangoré là nhà soạn nhạc – nghệ sĩ guitar người Paraguay, ông được xem là “một trong những nghệ sĩ guitar vĩ đại nhất và nhà soạn nhạc tài năng nhất cho đàn guitar” (Theo nghệ sĩ guitar John Williams).

Chắc hẳn nhiều người đặt câu hỏi ông luyện tập như thế nào để đạt được trình độ cao như thế. Ở bài viết này, chúng ta cùng xem xét phương pháp luyện tập của nghệ sĩ guitar vĩ đại Barrios.

Ông có một chế độ luyện tập rất hà khắc, người con trai lớn nhất của Tomás Salomoni (Đại sứ người Paraguay, một người bảo trợ của Barrios) kể lại rằng: Barrios “không cho phép bất cứ sự gián đoạn nào trong quá trình luyện tập, điều đó có thể kéo dài từ 10 đến 12 giờ im lặng trong phòng, từ chối thức ăn, cho đến khi việc luyện tập của ông kết thúc“.

Đến khi sức khỏe suy yếu, Barrios vẫn duy trì chế độ luyện tập ổn định 4 giờ mỗi ngày, vào buổi sáng từ 8 giờ – 12 giờ. Trejos (một học sinh của Barrios) kể lại: “Nhiều lần vào buổi sáng tôi nghe Barrios chơi Choro da Saudade. Theo Trejos, Barrios đã thực hành những bài tập kỹ thuật đến một đỉnh điểm, rồi kế tiếp ông ấy bắt đầu sáng tác nhạc. Một thang âm, hoặc một hợp âm có thể thúc đẩy ông ta sáng tạo âm nhạc của mình bằng trí nhớ, giấy và bút chì là phương tiện ghi chú cuối cùng (và trong nhiều trường hợp, thật không may, ông đã quên mất ý tưởng của mình)“. Morales (một học trò khác của Barrios) nói rằng Barrios có một phương pháp luyện tập thật đặc biệt: Ông có một túi nhỏ chứa đầy 100 viên sỏi. Ông bắt đầu chơi một bản nhạc, và nếu ông hoàn thành nó không một có lỗi nào, một viên sỏi sẽ được lấy khỏi túi và bản nhạc ấy sẽ được chơi lại. Nếu có một sai lầm xuất hiện, ông sẽ đặt tất cả các viên sỏi trở lại vào túi và bắt đầu lại bằng một cách khác. Ông sẽ tiếp tục luyện tập cho đến khi chơi bản nhạc không bị lỗi 100 lần liên tiếp.

Thang âm Sol trưởng
Thang âm quãng 6 diatonic
(Hai bài tập thang âm này được Barrios biên soạn và xếp ngón)

Có thể nói, phía sau sự thành công của nghệ sĩ bậc thầy Agustín Barrios là những giờ lao động nghiêm túc, miệt mài, thậm chí là hà khắc, khổ hạnh.Một số người sẽ cho rằng luyện tập hà khắc như thế sẽ hao tổn sức khỏe, giảm tuổi thọ. Luyện tập để biết chơi một loại nhạc cụ thì không mất nhiều thời gian, nhưng để đạt được độ chín nghệ thuật và trở thành người truyền cảm hứng cho công chúng thì phải đánh đổi thời gian lao động cả một đời người. Nếu bạn đam mê nghệ thuật biểu diễn guitar cổ điển, nuôi ước mơ trở thành một người biểu diễn chuyên nghiệp thì hãy tham khảo cách làm của Barrios.

Nhưng bên cạnh việc luyện tập nhiều, cần tích lũy những vốn kiến thức căn cơ về kỹ thuật của nhạc cụ, điều này giúp ta có khả năng tự phát hiện và khắc phục lỗi sai, tự tìm ra một phương án mới hợp lý để thể hiện tác phẩm tốt hơn. Ngược lại, nếu không có nền tảng kỹ thuật, thiếu phương pháp mà tập luyện nhiều thời gian thì sẽ tích lũy cái sai, về lâu dài, cái sai sẽ trở thành “bệnh mãn tính” không thể nào sửa được. Hoặc tồi tệ hơn, việc tập đàn sai làm một số người mắc “Hội chứng loạn trương lực cơ” (Focal Dystonia) khiến ngón tay co quắp hoặc duỗi đơ khi sử dụng nhạc cụ, bệnh này rất khó khắc phục và khiến nhiều người mãi mãi từ bỏ loại nhạc cụ mình yêu thích.

Trở lại với Barrios, ông được trang bị nền tảng kỹ thuật guitar vững chắc từ thầy Gustavo Sosa Escalada (từng học guitar với Carlos García Tolsa, Juan Alaís và Antonio Ferreyro). Trải qua quá trình tích lũy kiến thức và xây dựng nền tảng kỹ thuật, ông tập luyện kiên trì để nâng cao khả năng xử lý tình huống khi gặp những thế bấm khó, hoặc tạo ra những hiệu ứng, màu sắc âm thanh phong phú để đạt hiệu quả cao nhất khi trình diễn tác phẩm.

Vậy tập luyện nhiều chỉ một phần, điều quan trọng là phải xây dựng một phương pháp đúng, một nền tảng kỹ thuật chắc chắn trước khi bước vào quá trình luyện tập hà khắc để hoàn thiện bản thân và hướng đến đỉnh cao nghệ thuật.

(Tác giả: Nguyễn Huỳnh Thy Phương – classicalguitar.nguyenhuynh.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Cố danh ca Quỳnh Giao và đôi lời về dòng “nhạc sến”
Cố danh ca Quỳnh Giao và đôi lời về dòng “nhạc sến”
[ad_1] Nếu có phải giải thích cho người ngoại quốc về tân nhạc Việt Nam, có lẽ chúng ta sẽ hơi lúng túng. Có lần một bà bạn Mỹ (một...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Đan Nguyên
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Đan Nguyên
[ad_1] Ca sĩ Đan Nguyên là một trong những nghệ sĩ hải ngoại được yêu thích, và đây là top 3 ca khúc hay nhất của anh. Nguồn: Internet Ca...

Chuyện ít biết về mối thâm tình giữa Phi Nhung và Trizzie Phương Trinh
Chuyện ít biết về mối thâm tình giữa Phi Nhung và Trizzie Phương Trinh
[ad_1] Với khán giả Việt, Phi Nhung là biểu tượng âm nhạc khó thay thế. Lúc sinh thời, cô là một trong những giọng ca tiêu biểu cho dòng nhạc...

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền: Cung cách ứng xử của người trí thức làm văn nghệ
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền: Cung cách ứng xử của người trí thức làm văn nghệ
[ad_1] Vào tháng 6/2020, nhạc sĩ Du Tử Lê đã viết một bài về nhạc sĩ Nguyễn Hiền với tựa: “Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, một dung hợp điển hình giữa...

Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
[ad_1] TRƯỜNG CA "HỘI TRÙNG DƯƠNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Trường ca Năm phát hành: 29/7/1954 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng Long...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Tuấn Vũ – Giao Linh: Cặp song ca huyền thoại sau 1975
Tuấn Vũ – Giao Linh: Cặp song ca huyền thoại sau 1975
[ad_1] Đặc trưng của dòng nhạc vàng là mang tính kể chuyện, tâm sự với nhau, vì thế mà nó phù hợp để hát song ca. Cũng nhờ có đặc...

Vì sao Phạm Đình Chương quyết tâm phổ nhạc “Đêm nhớ trăng Sài Gòn” của Du Tử Lê?
Vì sao Phạm Đình Chương quyết tâm phổ nhạc “Đêm nhớ trăng Sài Gòn” của Du Tử Lê?
[ad_1] CA KHÚC "ĐÊM NHỚ TRĂNG SÀI GÒN" Thơ: Du Tử Lê Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1981 Ca sĩ thể hiện...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Như Quỳnh
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] Ca sĩ Như Quỳnh là một trong những giọng ca trữ tình được nhiều người mến mộ, sở hữu nhiều ca khúc hit. Nguồn: Internet Ca sĩ Như Quỳnh...

Ads Bottom