CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JULES MASSENET (1842-1912)


“Mỗi nhạc sĩ Pháp đều có chút ít Massenet trong tim, cũng như mỗi nhạc sĩ Ý đều giữ chút ít Verdi hay Puccini ” – Francis Poulenc

Massenet là một trong những đại diện quan trọng nhất của tinh thần Pháp trong nghệ thuật âm nhạc thể kỷ 19 bằng đặc tính tinh tế, sắc sảo, hấp dẫn và duyên dáng của mình. Những ca sĩ opera ngày nay đã nhất trí với nhau rằng càng hát Massenet họ càng thấy thú vị vì sự tương hợp hoàn toàn giữa âm nhạc của ông với khả năng thanh nhạc và cữ giọng của họ. Ông đã chú tâm vào việc dịch mọi chỗ biến giọng của ngôn ngữ Pháp và thực tế là dòng giai điệu dường như thường bắt nguồn từ thơ trữ tình. Cuối cùng, cảm giác sân khấu và gu mầu sắc dàn nhạc của ông đã cho phép ông tạo ra những tác phẩm có hiệu quả kịch tính cao. Vì vậy khi đề cập đến opera Pháp gần như không thể không nhắc đến Jules Massenet.

Jules Massenet (1842-1912)

Nhà soạn nhạc người Pháp Jules Massenet chào đời ngày 12/5/1842 tại Montaud, thời đó là một làng nhỏ xa xôi hẻo lánh mà ngày nay thuộc ngoại ô thành phố Sain-Étienne thuộc tỉnh Loire, với tên khai sinh là Jules Emile Frédéric Massenet. Ông là con út trong một gia đình có 12 người con của ông chủ xưởng rèn Alexis Massenet (8 con với người vợ đầu Sophie von Jaegerschmidt và 4 con với người vợ sau Adélaïde Royer de Marancour – mẹ của Jules Massenet). Năm 1844, gia đình ông chuyển đến ở tại số 4 quảng trường Marengo thành phố Sain-Étienne rồi bốn năm sau lại dọn nhà lên thủ đô Paris, ở phố Beaume.

Theo cuốn tự truyện Mes Souvenirs (Những kỉ niệm của tôi) thì vào ngày 24/2/1948 (chính là ngày vua Louis Philippe thoái vị), cậu bé Jules đã được mẹ mình dạy cho bài học piano đầu tiên. Bà Massenet đã đảm nhận việc dạy nhạc cho con trai cho đến khi cậu vào được nhạc viện Paris. Lên 9 tuổi Massenet thi vào nhạc viện lần thứ nhất nhưng không đỗ và phải hai năm sau đó, vào ngày 9/10/1953, cậu đã đỗ vào lớp piano của giáo sư Adolphe Laurent. Nhưng tới năm sau nữa thì gia đình Massenet lại một lần nữa chuyển nhà đến Chambéry làm cậu bé phải bỏ nhạc viện với tâm hồn tan nát và cậu mưu toan trốn trở lại Paris. Thật không may cho cậu, đến Lyon thì một người bạn của gia đình nhận ra cậu và gửi cậu về với cha mẹ.

Nhằm giúp em trai, người chị gái Julie đã đón Massenet về Paris và đến tháng 10 năm 1855 Massenet được trở lại Nhạc viện. Năm 1859 Jules Massenet nhận được giải thưởng thứ nhất về piano. Để kiếm sống, Massenet chơi piano trong các quán cà phê, chơi trống định âm ở nhà hát nhạc kịch, nơi ông có thể quan sát sân khấu, thu nhận gu thẩm mĩ và chắc hẳn tham gia buổi công diễn lần đầu vở opera Faust của Gounod vào ngày 19/3/1859. Tháng 10 năm đó ông ghi tên vào lớp học sáng tác với Bazin nhưng thầy trò không hiểu nhau lắm và Massenet mau chóng chuyển qua học lớp tư với giáo viên xướng âm cũ của mình là Savard. Năm 1960 ông được nhận vào lớp hòa âm của Reber nơi ông giành được giải thưởng khuyến khích hạng nhất vào tháng 7.

Tác phẩm được xuất bản đầu tiên của Massenet (nhà xuất bản Brandus et Dufour) là một khúc dẫn giải cho đàn piano, Grande Fantaisie hòa nhạc dựa trên chủ đề opera Pardon de Ploërmel của Giacomo Meyerbeer. Tháng 11/1861 ông vào học lớp sáng tác của Amboise Thomas và vài tháng sau đó ông dự thi giải thưởng Roma lần thứ nhất với cantata Louise de Mézières được xếp hạng vẻ vang và giành giải thưởng thứ hai về đối âm và phức điệu. Năm 1863 ông lại dự thi giải thưởng Roma với cantata David Rizzio và giành được giải thưởng lớn với sự hậu thuẫn của Hector Berlioz. Trước khi tới Ý ông tiếp tục học với Thomas và viết tác phẩm giao hưởng đầu tiên, Ouverture en Sol.

Ở Roma, Massenet là một vị khách hàn lâm Pháp tại biệt thự Medici. Nơi đây ông sáng tác một bản mass, một requiem cũng như các tác phẩm thính phòng và giao hưởng. Trong thời gian này Massenet đã tới thăm Naples, Pompeï, Capri… Những ấn tượng về nước Ý đã khiến ông say mê cuộc sống quanh vùng Địa Trung Hải trong suốt quãng đời còn lại. Ông cũng gặp gỡ nhà soạn nhạc Franz Liszt và được Liszt  giới thiệu với một phụ nữ trẻ người Pháp đang nóng lòng muốn học piano, Louise-Constance de Gressy có biệt danh Ninon – tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên của Massenet. Ngày 17/12/1865 ông rời biệt thự Medici và quay lại Paris.

Ngày 24/2/1866, tổ khúc giao hưởng Pompeia mà Massenet viết ở Ý được ra mắt công chúng. Mùa xuân năm ấy, với Ninon kề bên, ông sáng tác La Grand-Tante, vở opera một hồi đầu tiên và nhờ tác động của Ambroise Thomas mà một năm sau tác phẩm được nhà hát Opéra Comique trình diễn. Bị Schumann mê hoặc, Massenet cũng đã viết tập liên khúc đầu tiên, Poème d’Avril (Bài thơ tháng tư) op. 14 dựa trên thơ của Armand Silvestre. Tháng 7/1866, Le Retour d’une caravanne và Noce flamande, hai bản thơ giao hưởng mà ông viết ở Paris hồi mùa xuân được công diễn lần đầu. Massenet kết hôn với Ninon vào tháng 8 ở Avon, gần Fontainebleau. Đôi vợ chồng son dọn tới sống ở ngôi nhà số 51 phố Lafitte, Paris và mùa hè thì sống ở một ngôi nhà ở Fontainebleau.

Buổi công diễn lần đầu tổ khúc đầu tiên cho dàn nhạc của Massenet diễn ra vào ngày 24/3/1867 tại buổi hòa nhạc đại chúng của Jules Pasdeloup. Tháng 8 năm đó, ông tham gia cuộc thi sáng tác opera chính thức (opera, comic opera and cantata) và giành được vị trí thứ hai sau Eugène Diazvới vở opera La Coupe du Roi de Thulé đồng thời cantata Paix et Liberté (Hòa bình và Tự do) của ông cũng được trình diễn tại Nhà hát Opéra Comique trong khuôn khổ chương trình lễ hội hoàng gia.

Ngày 31/3/1868, Juliette, cô con gái duy nhất của vợ chồng nhà soạn nhạc Massenet ra đời. Đây cũng là năm ra đời nhà xuất bản âm nhạc của Georges Hartmann, nơi mau chóng giành được độc quyền xuất bản các tác phẩm của Massenet mà khởi đầu là hai tập liên khúc Poème d’Avril và Poème du Souvenir (Bài thơ kỉ niệm). Tháng 7 năm 1868 ông hoàn thành commic opera Florentin cho cuộc thi năm tới và với nó ông giành được giải ba.

Năm 1869 Massenet lên kế hoạch cho một số vở opera tiếp theo nhưng việc dạy piano vẫn là nguồn thu nhập chính của ông cho tới khi được bổ nhiệm vị trí ở Nhạc viện Paris. Gia đình ông chuyển tới nhà số 38 phố Malesherbes (về sau trở thành nhà số 46 phố Général Foy) và sống tại đây cho đến tận năm 1903. Nghỉ ngơi ở Fontainebleau từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1870, Massenet đã hoàn thành opera ba hồi Méduse. Khi Paris bị quân Phổ vây hãm (từ tháng 7/1870 đến tháng 1/1871) trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, Massenet đã gia nhập quân đội cùng với Bizet và các nhạc sĩ Pháp khác. Tuy nhiên ông cũng sáng tác được một bản giao hưởng và tổ khúc thứ hai cho dàn nhạc. Đến tháng 2/1871 ông tới nơi sơ tán Biarritz để đoàn tụ với gia đình và tới tháng 7 thì trở về Fontainebleau sáng tác Scènes Pittoresques. Cũng vào năm đó, cùng với Saint-Saëns, Massenet đã tham gia thành lập Société Nationale de Musique (Hội âm nhạc quốc gia) với mục đích khôi phục sự quan tâm tới khí nhạc và giao hưởng Pháp, công diễn lần đầu tổ khúc Scènes Hongroises và sáng tác oratorio Marie-Madeleine dựa trên libretto của Louis Gallet. Oratorio bốn màn này được công diễn lần đầu vào ngày 11/4/1873 tại rạp Odéon, Paris.

Thẻ nội các của Massenet bởi Eugène Pirou , 1895

Danh mục opera của Massenet gây cho chúng ta ấn tượng lớn về tài năng nhiều mặt của ông : ông sáng tác nhiều loại hình opera và hầu như mọi thời kỳ sáng tác đều có chất lượng nghệ thuật ngang bằng : opéra bouffe (La Grand’Tante), thần thoại phương Đông (Le Roi de Lahore), grand opera “à la Meyerbeer” (HérodiadeLe Cid), opera thần thoại (Ariane), truyện thần tiên (Cendrillon), kịch tính tự nhiên chủ nghĩa (La Navarraise), truyện thời trung cổ (Grisélidis), opera sử thi (Don Quichotte), kịch tính trữ tình (Werther), comic opera (Manon), opera thần bí (Le Jongleur de Notre-Dame)… Chúng ta tính được 25 vở trải dài suốt từ năm 1867 (với opera La Grand’Tante) đến năm 1912 (năm ông mất và sáng tác vở Roma). Có 3 vở opera không được trình diễn lúc ông sinh thời (PanurgeCléopatre,  Amadis) và tất nhiên không thể không nhắc đến 3 vở opera thành công nhất của Jules Massenet là ManonWerther và Thaïs.

Manon là opéra comique 5 hồi với libretto của Henri Meilhac và Philippe Gille, dựa trên tiểu thuyết L’histoire du chevalier des Grieux et de Manon Lescaut (Câu chuyện về chàng kỵ sĩ des Grieux và nàng Manon Lescaut) của Abbé Prévost. Nó được công diễn lần đầu tại nhà hát Opéra Comique ở Paris vào ngày 19/1/1884 với Marie Heilbron đóng vai Manon. Công chúng đã bị chinh phục hoàn toàn song các nhà phê bình lại tỏ ra dè dặt. Cùng năm đó, Massenet đã chỉnh sửa lại Manon cho lần trình diễn sắp tới ở Luân Đôn. Năm 1885 ông đã đi nhiều nơi ở Pháp và nước ngoài để giám sát việc trình diễn Hérodiade và Manon. Tháng 3/1886 Marie Heilbron qua đời và Manon bị rút khỏi kịch mục của Nhà hát Opéra Comique. Đến mùa thu năm 1887, ông được giới thiệu với soprano người Mĩ Sybil Sanderson (1865 – 1903) và đã giao cho cô diễn vai Manon. Ông cũng dự tính để cô diễn vai chính trong vở opera sắp tới là Esclarmonde. Năm 1888 Massenet ngồi ghế khán giả xem Sybil Sanderson hát Manon ở Hague. Tháng 11 năm 1890, Sybil Sanderson hát Manon ở Nhà hát Hoàng gia Vienna và vở diễn thu được thành công rực rỡ. Sau đó cô còn tiếp tục vai diễn này tại Nhà hát Covent Garden ở Luân Đôn và đến tháng 10/1891 vở Manon được phục dựng ở Nhà hát Opéra Comique và không thể thiếu ca sĩ góp phần đem lại thành công cho Massenet – Sybil Sanderson. Vở Manon từ đó đến nay đã duy trì được vị trí quan trọng trong danh mục biểu diễn. Đó cũng là một hình mẫu tinh túy về sức sống và sức hấp dẫn của âm nhạc và văn hóa Paris trong Kỉ nguyên Đẹp (Belle Epoque).

Opera 4 hồi Werther với libretto của Édouard Blau, Paul Milliet và Georges Hartmann, dựa trên truyện Nỗi đau của chàng Werther của Johann Wolfgang von Goethe. Massenet khởi thảo Werther từ năm 1886. Đến tháng 7/1887, ông đã phối xong dàn nhạc nhưng Carvalho, giám đốc Nhà hát Opéra Comique thấy nó quá ảm đạm và từ chối dàn dựng. Nhà hát Hoàng gia Vienna sau thành công của vở Manon được trình diễn tại đó đã đề nghị dược dàn dựng tiếp Werther của Massenet. Ngày 16/2/1892 Werther đã được công diễn tại đây với phiên bản tiếng Đức. Một năm sau vào ngày 16/1/1893 Werther được công diễn lần đầu tại Nhà hát Opéra Comique. Các nhà phê bình thì ngợi khen còn công chúng Paris lại lạnh nhạt. Tuy nhiên đến tháng 2 thì tác phẩm đã thu được thành công lớn trên khắp nước Pháp và Bỉ. Dù một năm sau Werther bị rút khỏi kịch mục Nhà hát Opéra Comique nhưng nó vẫn được diễn ở Chicago, New York, Luân Đôn, New Orleans và Milan. Werther đến nay vẫn là vở opera được biểu diễn thường xuyên ở các nhà hát Opera lớn trên thế giới.

Opera 3 màn Thaïs với libretto của Louis Gallet dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Pháp Anatole France. Nó được công diễn lần đầu tại Nhà hát Opéra Paris ngày 16/3/1894, cũng do Sybil Sanderson thủ vai chính. Tuy vậy thành công tại Paris lại rất xoàng xĩnh trong khi lại gây tiếng vang trong công chúng các tỉnh thành khác của Pháp. Ngày 13/4/1898 Thaïsđược phục dựng tại Opéra Paris với phiên bản mới nhưng lần này cũng chỉ đạt được thành công khiêm tốn. Đến nay sau Manon và WertherThaïs là vở được diễn thường xuyên nhất của Massenet. Vai Thaïs, tương tự như một vai nữ khác của Massenet là Esclarmonde, vô cùng khó hát và chỉ dành riêng cho những ca sĩ thật sự xuất chúng. Trong opera Thaïs có một Méditation vô cùng nổi tiếng viết cho violin, một khúc nhạc chuyển cảnh ở giữa màn II. Nó nằm trong số những tiểu phẩm hòa nhạc được biểu diễn thường xuyên và cũng được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ khác nhau.

Bên cạnh opera, Massenet cũng sáng tác nhiều tổ khúc hòa nhạc, âm nhạc cho ballet, oratorio, cantata và khoảng 280 mélodie. Một số tác phẩm khí nhạc của ông được phổ biến rộng rãi và thường xuyên biểu diễn như Méditation trích opera Thaïs nói trên cũng như Aragonaise trích từ opera Le cid và Élégie cho solo piano. Được ngợi ca từ lúc sinh thời, thống trị với uy thế bậc thầy sân khấu nhạc kịch Pháp trong hơn ba mươi năm đến khi mất vào ngày 13/8/1912, người ta nhận ra Massenet là nạn nhân của những thành công quá lớn của mình và bước vào một thời kỳ “chuộc lỗi” việc công chúng đã chú tâm một cách quá đáng vào ba vở opera ManonWerther và Thais để đến nỗi gần như giam hãm trong quên lãng những tác phẩm quan trọng khác của ông. Ngày nay Massenet đã được trả lại sự công bằng : những tác phẩm của ông được biểu diễn một cách thường xuyên trên các sân khấu nhạc kịch lớn và vô số những bản thu âm cho phép chúng ta xem xét lại sáng tác của ông một cách toàn thể.

(Nguồn: nhaccodien.info)

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với mình:
Facebook
Youtube
Tiktok
Instagram





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Đăng Quân: Chàng vũ công gen Z “thi đâu thắng đó”, được mời làm giám khảo Anh Trai Say Hi
Đăng Quân: Chàng vũ công gen Z “thi đâu thắng đó”, được mời làm giám khảo Anh Trai Say Hi
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ VŨ CÔNG ĐĂNG QUÂN Tên thật: Nguyễn Đăng Quân. Nghệ danh: Đăng Quân. Ngày sinh: 21/06/2000. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: Vũ công,...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
[ad_1] Nhạc sĩ Đan Trường sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bài ông viết ra đều là tiếng lòng chắt chiu, khiến người nghe không khỏi bồi hồi, rung động....

Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh
Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh
[ad_1] CA KHÚC "ĐOẠN TÁI BÚT" Sáng tác: Tú Nhi, Bằng Giang Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1970 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Chế Linh Ca...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
[ad_1] Ca sĩ Anh Tú là một nghệ sĩ tài năng nhưng vắn số, từng nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại lời Việt. Nguồn: Internet Ca sĩ Anh...

Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

Hợp âm xem nhiều

01. Tình trong men cay - Tuấn Khương

02. Khóe mắt thoáng nồng cay - Lê Trần Hoàng

03. Cho tôi trở về tuổi thơ - Hoàng Bách

04. Đong đếm cuộc đời - Hoàng Bảo

05. Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người - Trần Kiết Tường

06. Cho nhau mùa đông - Quốc Dũng

07. Những đêm mùa hè - Khắc Hưng

08. Người tình - Khắc Việt

09. Sương hoa đưa lối - K-ICM

10. Nhân thế không ai yêu em bằng anh - Khánh Phương

11. Kể từ ngày anh gặp em (Zì cóng nèi tiān yù jiàn nǎi – 自從那天遇見妳) - Nhạc Hoa

12. Bao giờ em lấy chồng - Hoài Linh

13. Vùng trời bình yên - Phạm Hữu Tâm

14. Thuyền quyên - Phùng Việt Dũng

15. Anh ở đâu (Nǐ zài nǎ lǐ – 你在哪里) - Nhạc Hoa

16. Tình như lá úa - Hoàng Thông

17. Pháp ngoại phong vân (OST) - Nhạc Hoa

18. Tiếng kêu trầm thống (Inch’ Allah) - Salvatore Adamo

19. Trăm thương ngàn đau - Đinh Tùng Huy

20. Vâng chính em - Nhạc Ngoại

21. Gánh con gánh cả cuộc đời - Đình Văn

22. Chuyện tình anh ba đất - Âu Thiên Tuấn

23. Thế gian đầy tương tư - Nhạc Hoa

24. Thanh xuân thuộc về ai - Đỗ Thụy Khanh

25. Tình thầy cô - Lâm Đình Thuận

26. Em có thể bên anh - Trịnh Đình Quang

27. Nghĩ về anh - Vũ Ngọc Bích

28. Nhái bầu trách ai - Hoàng Lâm

29. Nỗi lòng cô gánh gạo - Ngân Giang

30. Mùa đông hoa hồng vẫn nở - Nguyễn Đình Phùng

Ads Sidebar
Ads Bottom