“Đêm tàn Bên Ngự” của Dương Thiệu Tước: Viết cho em, chỉ riêng em thôi đấy!


CA KHÚC “ĐÊM TÀN BẾN NGỰ”

  • Tên các khúc: Đêm tàn bến Ngự
  • Nhạc sĩ: Dương Thiệu Tước
  • Năm phát thành: 1940
  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Minh Trang

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đêm tàn bến ngự” của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước sáng tác rất nhiều ca khúc liên quan đến xứ Huế, trong đó nổi tiếng nhất là bài “Đêm tàn bến ngự”. Đây là bài hát có giai điệu đậm chất trữ tình, thiên về tả cảnh với những hình ảnh rất thơ, nhưng cũng rất buồn, mang đặc nét đặc trưng của mảnh đất Cố đô.

Sau khi rời Hà Nội, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước có một thời gian sống tại Huế, ở đây ông đã gặp gỡ và nên duyên với ca sĩ Minh Trang. Sau đó, cả hai quyết định vào Sài Gòn để tìm kiếm một cuộc sống mới với tương lai hứa hẹn hơn. Trong đêm cuối cùng ở Huế, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước được một số người bạn trong giới văn nghệ sĩ mời đến dự buổi “đưa tiễn một chén quan hà” trên bến Ngự. Qua nửa đêm, gần về trắng, ánh trăng hạ tuần chầm chậm nhô lên, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đứng dậy trong men say, ra đầu mũi thuyền ngồi một mình, mắt đăm chiêu nhìn về phía nội thành với nỗi nhớ người vợ Minh Trang đang vò võ chốn khuê phòng. Nhạc hứng cứ thế tuôn trào như dòng màu nóng tuần hoàn, ông vội lấy giấy bút ra ghi cho kịp dòng nhạc tràn ra như thủy triều. Dòng nhạc tình tứ, chứa đựng tình thương, nỗi nhớ khi phải tạm biệt xứ Huế đa tình, đa cảm. Trên nền dân ca xứ Huế, Dương Thiệu Tước viết một mạch xong ca khúc, rồi hào hứng mang vào khoang thuyền, đặt bài hát dưới ngọn đèn dầu rồi cất tiếng ca tặng các bạn hữu. Những người tham dự cuộc rượu tiễn đưa, ai nấy đều cảm thấy lòng mình nao nao, da diết dưới ánh trăng dìu dịu. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước hát xong liền đặt tên cho ca khúcmới này là “Đêm tàn Bến Ngự”.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-dem-tan-ben-ngu-cua-duong-thieu-tuoc
Bìa ca khúc “Đêm tàn Bến Ngự” của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Bình minh ló dạng, anh chị em nghệ sĩ xứ Huế nói lời tạm biệt người nhạc sĩ tài hoa để hẹn ngày tái ngộ tưng bừng. Cầm tờ nhạc trên tay, Dương Thiệu Tước vội vã trở về gặp Minh Trang để khoe đứa con tinh thần. Sau đó, ông lấy đàn ra hát cho vợ nghe. Điệu nhạc buồn thoang thoảng, thấm dần vào từng thớ thịt của người ca sĩ đất Cố đô. Hát xong, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước ôm chặt bờ vai Minh Trang, thủ thỉ: “Hồi hôm ngồi bàn tiệc đàn hát trên thuyền, anh nhớ thương em vô vàn. Chính niềm thương, nỗi nhớ ấy, đã giúp anh sáng tác ra ca khúc này. Em đã cho anh mối tình tuyệt đẹp và bài “Đêm tàn Bến Ngự” cũng như “Tiếng xưa” là anh viết cho em và vì em, riêng mình em thôi đấy!”.

Sau này, ca sĩ Minh Trang cũng từng kể lại hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Đêm tàn Bến Ngự” như sau: “Anh Tước viết bài đó sau 2 tháng sống dưới đò trên sông Hương nghe ca Huế. Viết xong anh gửi cho Minh Đỗ, nhưng nhạc miền Trung có một nét đặc thù của riêng nó, Minh Đỗ không quen hát nên không nhận lời. Sau đó anh đưa nó cho tôi hát.

Mỗi ca sĩ có một cách hát, nhưng riêng bài “Đêm tàn Bến Ngự” có thể nói là tôi hát một cách rất tự nhiên, bởi từ nhỏ tôi đã học đàn tranh, đã hét Kim Tiền – Lưu Thủy rồi, nên khi cầm bản nhạc này lên đọc qua, tôi đã thấy quen thuộc. Nhưng chỗ láy cho ra Huế, nó đến với tôi một cách tự nhiên, không một chút cố gắng hay quá sức nào cả. Tuy tôi nói giọng Quảng, nhưng vì ca Huế nó đã nằm sẵn trong huyết quản của mình”.

Qua giọng hát của Minh Trang, ca khúc “Đêm tàn Bến Ngự” đã trở thành ca khúc nổi tiếng, được nhạc sĩ Lê Hoàng Long xếp hạng là nhạc phẩm có giá trị vĩnh cữu hay nhất của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Lời bài hát “Đêm tàn Bến Ngự” của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Ai về bến Ngự cho ta nhắn cùng

Nhớ chăng non nước Hương Bình!

Có những ngày xanh,

Lưu luyến bao tình,

Vương mối tơ mành!

Hàng cây soi bóng nước Hương,

Thuyền xa đậu bến Tiêu Tương

Lưu luyến thay phút say hương dịu buồn.

Nhưng thoảng nghe khúc ca Nam Bình sầu than!

Như nức nở khóc duyên bẽ bàng!

Thấp thoáng trăng mờ,

Ai than ai thở đời vui chi trong sương gió.

Ai nhớ thương ai!

Đây lúc đêm tàn, tình đã lạt phai.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-dem-tan-ben-ngu-cua-duong-thieu-tuoc-1
Lời bài hát “Đêm tàn Bến Ngự”


hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-dem-tan-ben-ngu-cua-duong-thieu-tuoc-2
Lời bài hát “Đêm tàn Bến Ngự”

Thuyền ơi đưa ta tới đâu ?

Tìm trăng, trăng khuất đã lâu,

Sương xuống trên bến cô liêu, thêm sầu.

Bèo nước gió mây đêm ngắn tình dài.

Có ai nhớ, ai nơi giang đầu.

Ai về bến Ngự cho ta nhắn cùng.

Bến xưa non nước Hương Bình

Những phút tàn canh

Vương vấn bao tình,

Ai rứt sao đành.

Thuyền mơ trong khúc Nam Ai,

Đàn khuya trên sông ngân dài.

Ai luyến ai tiếc khúc ca Tần Hoài!

Ôi! vẳng nghe tiếng ai âm thầm trầm ngân

Như nhắn nhủ mối duyên thờ ơ,

Sông nước lững lờ,

Ai mong ai chờ đời vui chi trong sương gió.

Đây phút cô đơn

Ai oán cung đàn sầu vọng trần gian.

Thuyền ơi, đưa ta tới đâu!

Hồn thơ vương vấn canh thâu,

Thương tiếc chi phút bên nhau thêm sầu.

Bao kiếp giang hồ ly biệt thường tình.

Có ai nhớ ai nơi Hương Bình.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...