“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới


CA KHÚC “CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN”

  • Sáng tác: Lê Dinh – Minh Kỳ
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1963
  • Thể hiện: Lệ Thanh, Thanh Thúy, Giao Linh,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Cánh thiệp đầu xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ

“Cánh thiệp đầu năm” là một trong những bản nhạc xuân bất hủ được sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Dinh và Minh kỳ. Mỗi độ Tết đến xuân về, lắng nghe ca khúc, mọi người lại cảm nhận được niềm lạc quan, hy vọng, phấn khởi cho một năm mới đầy tươi vui, rực rỡ.

Theo lời kể của nhạc sĩ Lê Dinh, vào buổi trưa một ngày tháng 11 năm 1963, nhạc sĩ Minh Kỳ đến nhà ông ở cư xá Chu Mạnh Trinh (Phú Nhuận) để đưa bản thảo một bài nhạc, nhờ ông viết lời và đặt tựa giúp, nói là phải có trong ngày mai. Nhận lời bạn, tối đó Lê Dinh đã thức khuyên để viết lời cho ca khúc và đặt tựa là “Cánh thiệp đầu xuân”. Sau này, khi ca khúc được trình bày vài lên trên đài phát thanh, ông Lê Mộng Bảo – Giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam đã đến tìm ông và nhạc sĩ Minh Kỳ để hỏi mua bản quyền xuất bản vĩnh viễn.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-canh-thiep-dau-xuan-cua-le-dinh-minh-ky (1)
Bìa ca khúc “Cánh thiệp đầu xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ

Bài hát “Cánh thiệp đầu năm” kể từ ngày ra mắt đã rất được công chúng yêu thích, nhất là vào những độ cuối năm. Người thể hiện đầu tiên ca khúc này trên sân khấu là nữ ca sĩ Lệ Thanh. Trước năm 1975, ca khúc này cũng đã được thu âm và trình bày bởi ca sĩ Xuân Thu, Thanh Thúy và Giao Linh. Sau năm 1975, nhiều ca sĩ trong và ngoài nước cũng đã trình diễn bài hát này trên sân khấu như Ngọc Lan, Hương lan, Như Quỳnh, Cẩm Ly, Phương Anh,…

Nổi tiếng và được yêu mến là thế, nhưng ít ai biết rằng “Cánh thiệp đầu năm” đã từng có thời gian bị cấm lưu hành. Vào tháng 3 năm 2017,  ca khúc này cùng với 4 ca khúc nhạc vàng khác đã bị Cục nghệ thuật và biểu diễn Việt Nam cấm lưu hành với lý do lời hát không đúng với bản gốc. Theo lời ông Bảo Thương, con trai nhạc sĩ Minh Kỳ thì sau năm 1975 cũng có thời gian bài “Cánh thiệp đầu xuân” không được phép lưu hành vì ca khúc có đoạn được viết là “để người anh lính chiến quay về gia đình tìm vui bên lửa ấm”. Đến khi được cấp phép trở lại, câu từ đoạn nhạc đó đã được chỉnh sửa thành “để người anh yêu dấu…” để dễ được cấp phép trình diễn hơn. Tuy nhiên, chỉ sau đó một tháng, vào tháng 4/2017 quyết định dừng lưu hành 5 ca khúc nhạc vàng trên đã được thu hồi, cho phép biểu diễn trở lại.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Cánh thiệp đầu xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ

Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng,

Xuân đến rồi đây nào ai biết không?

Mang những hoài mong ghi vào ngày tháng

Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang

Mùa xuân đến làm cho muôn hoa đua nở thắm tươi đẹp tựa làn môi hồng của người thiếu nữ. Cảnh sắc ngây ngất ấy làm cho muôn người xao xuyến, đắm say. Những sớm mai giao mùa, làn gió nhẹ vuốt qua, tia nắng ấm rọi xuống, lòng người lại càng bâng khuâng tự hỏi, phải chăng mùa xuân đã đến thật rồi? Xuân đến mang theo bao niềm mong ước về một năm mới thái hòa, rực rỡ.

Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này

Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai

Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm

Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm

Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn

Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình

Để người anh lính chiến quay về với gia đình

Tìm vui bên lửa ấm



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-canh-thiep-dau-xuan-cua-le-dinh-minh-ky-2


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-canh-thiep-dau-xuan-cua-le-dinh-minh-ky-1
Lời ca khú “Cánh thiệp đầu xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ

Mùa xuân đến cũng là khi đất trời rộn rã, khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ đầy màu sắc, là khi nắng vàng tươi và gió mẹ mơn man trên cánh đào thắm. Và đó cũng là thời khắc muôn người gửi trao cho nhau những lời chúc tốt lành, may mắn. Lời chúc ấy không chỉ cho riêng người mà còn chúc cho non nước được hưởng tia nắng thanh bình vĩnh cửu, vinh quang trong tiếng hoan ca.

Tôi chúc yên lành người người khắp chốn

Mong gió đưa duyên cho cô gái xuân thì

Ước nguyện sao chóng thành

Thiệp hồng se duyên

Tôi chúc ngày mai dù đường xa vời

Trai gái bền duyên đẹp tình lứa đôi

Cho bướm vàng bay trên nẻo đường mới

Vai bên vai những lúc tâm tình lên khơi

Lời chúc tiếp theo xin được gửi đến lứa đôi, mong rằng gió xuân sẽ se duyên, giúp những cô gái độ xuân thì tìm gặp được người trong mộng, kết duyên tình lứa đôi bền đẹp. Lời chúc ấy đã tiếp thêm tin yêu cho những lứa tôi nghĩ đến ngày rượu hồng se duyên, bướm vàng bay trên nẻo đường mới rước nàng về dinh.

Tôi chúc rồi đây người về phương nào

Cho dẫu thời gian lạnh lùng lướt mau,

Mong ước ngày sau như là ngày trước,

Tay trong tay nhớ lúc trao thiệp đầu xuân

Và lời cuối cùng tôi xin được gửi đến người, dẫu mai này có về phương nào thì niềm mong ước mùa xuân vẫn vẹn nguyên chung thủy như thuở ban đầu. Dẫu thời gian có vô tình như con nước, lạnh lùng trôi qua thì chỉ cần đôi mình tay trong tay, hạnh phúc vẫn vẹn tròn.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
NSƯT Diệu Hiền: Chuyện ít người biết về cuộc đời của “đệ nhất đào võ” hiếm ai sánh bằng
NSƯT Diệu Hiền: Chuyện ít người biết về cuộc đời của “đệ nhất đào võ” hiếm ai sánh bằng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ DIỆU HIỀN Tên thật: Lâm Thị Hiền. Nghệ danh: Diệu Hiền. Ngày sinh: 09/06/1945. Quê quán: Bạc Liêu. Nghề nghiệp: Nghệ sĩ...

Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Uyên Phương: “Cuộc đời tôi không có gì phải hối tiếc hết!”
Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Uyên Phương: “Cuộc đời tôi không có gì phải hối tiếc hết!”
[ad_1] Bài phỏng vấn dưới đây có thể coi là cuộc nói chuyện chính thức và cuối cùng của nhạc sĩ Lê Uyên Phương, được thực hiện năm 1998 –...

Hoàng hôn buồn nơi “Ga chiều” của nhạc sĩ Lê Dinh
Hoàng hôn buồn nơi “Ga chiều” của nhạc sĩ Lê Dinh
[ad_1] CA KHÚC "GA CHIỀU” Sáng tác: Lê Dinh Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1962 Thể hiện: Thanh Thúy Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Ga chiều”...

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và quan niệm sáng tác không hư cấu
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và quan niệm sáng tác không hư cấu
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ MẶC THẾ NHÂN Tên nhạc sĩ: Phạm Công Thiệt Nghệ danh: Mặc Thế Nhân, Nhã Uyên, Chí Trung...  Năm sinh: 1939 Quê quán:...

Top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
Top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
[ad_1] Nhạc sĩ Thẩm Oánh là một trong những “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt với hơn 1000 nhạc phẩm được chắp bút. Trong đó, nổi tiếng nhất...

Nhạc sĩ Phạm Duy có đóng góp gì trong ban hợp ca Thăng Long?
Nhạc sĩ Phạm Duy có đóng góp gì trong ban hợp ca Thăng Long?
[ad_1] Phạm Duy (1921 - 2013) là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được đánh giá là người nhạc sĩ...

Nghệ sĩ Năm Sa Đéc: Đời nhiều thăng trầm của nghệ sĩ cải lương nức tiếng một thời
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc: Đời nhiều thăng trầm của nghệ sĩ cải lương nức tiếng một thời
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ NĂM SA ĐÉC Tên thật: Nguyễn Kim Chung. Nghệ danh: Năm Nhỏ, sau là Năm Sa Đếc. Ngày sinh: 24/03/1907 - 26/01/1988....

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

Nhạc sĩ Nhật Bằng – người góp công tạo nên một nền âm nhạc phong phú
Nhạc sĩ Nhật Bằng – người góp công tạo nên một nền âm nhạc phong phú
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NHẬT BẰNG Tên thật: Nguyễn Nhật Bằng Nghệ danh: Nhật Bằng Năm sinh - năm mất: 1930 - 2004 Quê quán: Hà Nội...

Giải mã lý do Thái Thanh được xưng tụng là “đệ nhất danh ca”
Giải mã lý do Thái Thanh được xưng tụng là “đệ nhất danh ca”
[ad_1] Thái Thanh (tên thật là Phạm Thị Băng Thanh) sinh năm 1934 tại Hà Nội, trong gia đình nghệ thuật (chị gái là danh ca Thái Hằng, anh rể...

Ads Bottom