CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA EDWARD ELGAR (1857-1934)


Edward William Elgar sinh ngày 2/6/1857 tại ngôi làng nhỏ Lower Broadheath ở ngoại vi Worcester, Worcestershire, trong gia đình có cha là William Elgar, một người lên dây đàn piano và buôn bán nhạc cụ. Là người con thứ tư trong số sáu anh chị em, Edward có ba anh em trai (Henry, Frederick và Francis) và hai chị em gái (Lucy và Susannah). Mẹ của Edward, bà Ann, đã cải đạo theo Cơ đốc giáo một thời gian ngắn trước khi cậu bé Edward ra đời, vì vậy Edward đã được rửa tội và trở thành một tín đồ Công giáo La Mã.

Edward Elgar (1857 – 1934)

Được các bản nhạc và nhạc cụ trong cửa hàng của người cha tại High Streer ở thành phố Wocester vây quanh, cậu bé Edward đã tự mình mày mò học nhạc (về sau phần lớn những kiến thức âm nhạc mà Edward Elgar có được đều nhờ tự học). Vào những ngày hè ấm áp, cậu bé Edward thường đem theo các bản thảo nhạc, đi xe đạp đến các vùng quê yên tĩnh để đọc và nghiên cứu. Bởi vậy ngay từ lúc ban đầu, đã có một mối liên hệ sâu sắc giữa âm nhạc và thiên nhiên trong con người Elgar. Có lẽ vì vậy mà chúng ta biết đến ông với một câu nói rất nổi tiếng : “Âm nhạc có trong không gian, âm nhạc hoàn toàn vây quanh chúng ta, thế giới đầy âm nhạc và bạn chỉ việc đơn giản lấy chúng nhiều chừng nào bạn muốn.” Một điểm nữa rất thú vị về Edward Elgar là ông còn là một người đạp xe khá đam mê và mạo hiểm, ông biết đi xe đạp từ khá sớm, khi ông mới chỉ 5 tuổi.

Rời trường học từ năm 15 tuổi và bước vào đời với nghề nghiệp là một luật sư ở địa phương. Tuy vậy, công việc luật sư không thể nào giữ chân ông được lâu, bởi có lẽ định mênh đã sắp đặt Eward Elgar sinh ra là để trở thành một nhà soạn nhạc. Một năm sau đó, Elgar rời bỏ nghề luật và dấn mình vào một sự nghiệp âm nhạc bằng việc dạy đàn piano và violin.

Ở tuổi 22, Edward Elgar đã trở thành nhạc trưởng tại dàn nhạc Worcester and County Lunatic Asylum ở Powick (3 dặm về phía tây nam của thành phố Worcester). Đây cũng là nơi đánh dấu thời gian bắt đầu trong sự nghiệp sáng tác của Elgar khi một số tiểu phẩm viết cho dàn nhạc dưỡng trí viện (thể loại vũ khúc) của ông đã được tìm ra và biểu diễn ở địa phương vào năm 1996.

Theo nhiều phương diện, những năm còn là một nghệ sĩ violin trẻ ở Worcestershire là thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời Elgar. Ông được chơi ở vị trí violin 1 tại những lễ hội của Worcester và Birmingham.

Trong khoảng thời gian này ông thu được một kinh nghiệm quý giá khi chơi bản Giao hưởng số 6 và “Stabat Mater” của Antonín Dvořák trong dàn nhạc dưới sự điều khiển của chính tác giả. Elgar vô cùng ấn tượng với lối hòa âm của Dvořák và điều đó còn ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách sáng tác của ông trong hơn một thập kỉ sau.

Ở tuổi 29, trong quá trình giảng dạy âm nhạc, Elgar đã gặp gỡ Caroline Alice Roberts – vốn là ái nữ của một vị thiếu tướng đồng thời là một nhà thơ, nhà văn. Và chỉ ba năm sau, Elgar đã kết hôn với Caroline mặc cho sự phản đối dữ dội từ phía gia đình cô. Trước đó ông đã tặng cô tiểu phẩm Salut d’amour (Lời chào của tình yêu) viết cho violin và piano như một món quà đính ước. Gia đình Elgar chuyển về sống ở London để Elgar có thể gần gũi hơn với trung tâm của đời sống âm nhạc Anh và bắt đầu sáng tác một cách nghiêm túc. Nhưng thật không may mắn, sau một thời gian ở London, vì lý do kinh tế, Edward cùng vợ đã buộc phải chuyển về Great Malvern, nơi mà ông có thể dạy nhạc để kiếm sống.

Trong những năm 90 của thế kỉ XIX, Elgar đã từng bước tạo được những dấu ấn của mình trong làng nghệ thuật với vai trò một nhà soạn nhạc, đầu tiên là bằng những tác phẩm hợp xướng lớn cho những lễ hội ở vùng Midlands. Black KnightKing Olaf (1896), The Light of Life và Caractacus đều thành công một cách khiêm tốn và ông đã có được một nhà xuất bản lâu dài là Novello and Company.

Vào năm 1899, ở tuổi 42, tác phẩm viết cho dàn nhạc lớn đầu tiên của Edward Elgar, “The Enigma Varitations” (Những biến tấu Enigma) đã được công diễn lần đầu tiên ở Luân Đôn dưới sự chỉ huy của nhạc trường tài ba người Đức Hans Richter. Buổi biểu diễn thu được sự tán dương nồng nhiệt từ phía công chúng và đó cũng chính là bước đệm đầu tiên đưa Elgar vào danh sách các nhà soạn nhạc Anh xuất sắc trong thế hệ ông. Tác phẩm này được đặt tiêu đề chính thức là Variations on an Original Theme (Những biến tấu trên một chủ đề gốc) gồm tất cả 14 biến tấu. Mặc dù theo lời của chính tác giả, chủ đề “Enigma” xuyên suốt và bao quát toàn bộ tác phẩm nhưng chẳng ai nghe thấy chủ đề này cả. Sau này, có khá nhiều nhà phê bình đã cho rằng tuy Elgar được đề cao và xem trọng như là một nhà soạn nhạc mang đặc trưng Anh, nhưng tác phẩm cho dàn nhạc của ông nói chung và tác phẩm này nói riêng cũng có một số điểm chung với âm nhạc ở khu vực Trung Âu cùng thời, mà điển hình là với tác phẩm của nhà soạn nhạc Đức Richard Strauss. Và thực tế là “The Enigma Variations” đã được đón nhận rộng rãi ở Đức.

Bức họa Edward Elgar (1857 – 1934)

Những năm sau đó chứng kiến sự ra mắt tại Birmingham Triennial Music Festival, tác phẩm hợp xướng “The Dream of Gerontius” của Elgar với lời thơ của Cardinal Newman. Mặc dầu buổi biểu diễn lần đầu thất bại thảm hại do những người trình diễn không chuẩn bị kĩ càng, nhưng vài năm sau đó tác phẩm này đã được chứng nhận là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Elgar và đến ngày nay cũng được coi là một trong những tác phẩm hợp xướng Anh hay nhất mọi thời đại.

Nói đến Elgar và sự nổi tiếng của ông, người ta không thể nào không nhắc đến Pomp and Circumstance Marches, bộ tác phẩm được ông dành cho rất nhiều tâm huyết. Elgar đã sáng tác bộ tác phẩm này trong một khoảng thời gian dài (giữa các năm từ 1901 đến 1930) và nó gồm có tất cả năm hành khúc. Một thời gian ngắn sau khi hành đầu tiên ra đời, Elgar đã viết trio melody cho phần lời của A.C.Benson thành bản nhạc tụng ca ghi dấu lễ đăng quang của hoàng đế Edward VII. Đã có ý kiến rằng (mà người ta cho là ý kiến của chính hoàng đế tương lai) lời ca nên được viết cho phù hợp với hòa âm phóng khoáng đã tạo thành phần trio của bản hành khúc này. Trái với lời khuyên từ những người bạn, Elgar đã tiếp tục đề nghị Benson viết lời để ông thực hiện tác phẩm tiếp theo của mình. Kết quả là “Land of Hope and Glory” ra đời, tạo nên chương kết của bản tụng ca và nó cũng được ấn hành như một ca khúc riêng biệt.

Bản giao hưởng số 1 (1908) của Elgar đã có đến gần 100 buổi biểu diễn ngay trong năm đầu tiên nó ra đời, bản concerto cho vilolin (1910) được giao phó cho nghệ sĩ violin nổi tiếng thế giới Fristz Keisler và vào năm 1911, năm mà Elgar hoàn thành bản giao hưởng số 2 của mình, ông đã được tặng danh hiệu Order to Merit.

Tuy Edward Elgar sáng tác chủ yếu cho dàn nhạc và hợp xướng nhưng ông cũng viết cả các tác phẩm dành cho nghệ sĩ solo và cho các nhóm nhạc cụ nhỏ hơn. Tác phẩm duy nhất viết cho dàn kèn đồng, The Severn Suite (sau này đã được nhà soạn nhạc chuyển soạn lại cho dàn nhạc), vẫn còn là một phần quan trọng trong vốn tiết mục dành cho dàn kèn đồng. Tác phẩm này đôi khi còn được biểu diễn theo bản chuyển soạn của Sir Ivor Atkins cho đàn organ như là bản Organ Sonata số hai của nhà soạn nhạc. Bản organ sonata đầu tiên, được Elgar sáng tác trước đó rất lâu (1895), đã được viết một cách đặc biệt cho nhạc cụ này theo một phong cách dàn nhạc ở mức độ cao. Hiện nay nó vẫn còn được biểu diễn rất thường xuyên trong số vốn tiết mục dành cho đàn organ theo phong cách Lãng mạn Anh.

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, âm nhạc của Elgar đã bắt đầu lỗi thời. Sau cái chết của người vợ vào năm 1920, ông đã viết rất ít tác phẩm quan trọng. Một thời gian ngắn trước khi vợ mình qua đời, Elgar đã sáng tác bản Cello Concerto, một tác phẩm khá bi thương. Elgar đã sống ở làng Kempsey từ năm 1923 đến năm 1927, suốt khoảng thời gian mà ông nhận tước vị “Master of the King’s Music” (một tước vị trong Royal Household của nền quân chủ vương quốc Anh, được trao cho các nhà soạn nhạc cổ điển, có thể so sánh một cách nôm na với tước vị trong Poet Laureate. Tước vị này phải đảm đương việc viết nhạc cho các sự kiện kỉ niệm quan trọng của Hoàng gia).

Edward Elgar là nhà soạn nhạc đầu tiên đã tiến hành thu âm một cách rộng rãi các tác phẩm của mình. HMV (His Master’s Voice) đã thu âm không dùng điện phần lớn các tác phẩm của ông, rồi bắt đầu một loạt những bản thu dùng điện vào năm 1926 mà còn tiếp tục đến tận năm 1933, gồm có các tác phẩm “Enigma Variations,” “Falstaff,” giao hưởng số 1 và 2, các concerto cho violin và cello, toàn bộ hành khúc “Pomp and Circumstance” và các tác phẩm khác cho dàn nhạc. Một phần buổi diễn tập bản giao hưởng số 2 năm 1927 với London Symphony Orchestra cũng được ghi âm lại và về sau được phát hành. Trong bản thu âm tác phẩm violin concerto năm 1932, nhà soạn nhạc cao tuổi đã làm việc với nghệ sĩ violin Mĩ Yehudi Menuhin lúc ấy 16 tuổi; họ cộng tác với nhau rất ăn ý và nhiều năm sau Menuhin vẫn trìu mến nhắc tới sự cộng tác của mình với nhà soạn nhạc khi ông biểu diễn bản concerto này với San Francisco Symphony Orchestra.

Vào những năm cuối đời, Elgar chuyển sang sáng tác ở thể loại opera, vở The Spanish Lady. Ngoài ra ông còn nhận lời đề nghị từ BBC để sáng tác bản giao hưởng số 3. Tuy vậy, bệnh tật đã ngăn cản ông hoàn thành những dự định này. Ngày 23 tháng 2 năm 1934, Edward Elgar qua đời và được chôn cất tại nhà thờ St. Wulstan ở Little Mavern. Trong vòng 4 tháng sau, hai nhà soạn nhạc lớn khác của nước Anh là Gustav Holst và Frederick Delius cũng qua đời.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...