Vì sao khi viết nhạc danh ca Chế Linh dùng bút hiệu là Tú Nhi?


Có dạo, danh ca Tú Linh hát nhạc của Tú Nhi nhiều hơn hẳn so với sáng tác của các nhạc sĩ khác. Nhiều người tò mò hỏi về Tú Nhi, Chế Linh không đáp, chỉ cười…

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Danh ca Chế Linh tên thật là Jamlen (Trà-len), tên Việt là Lưu Văn Liên, sinh năm 1942. Ông là người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận. Ông mồ côi cha khi mới 4 tuổi.Sau khi học hết bậc tiểu học chương trình Pháp ở trường làng, Chế Linh được các linh mục Pháp trong trường hướng dẫn về căn bản nhạc lý. Tiếp đó, ông theo học lên bậc trung học ở trường Bồ Đề Phan Rang.

Tháng 8/1959, ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông xin làm cho một ông chủ người Việt gốc Hoa. Người này đã giúp đỡ Chế Linh đi học và trả tiền lương rất hậu cho ông. Chế Linh đảm nhiệm việc trong nhà cho ông chủ người Hoa như nấu ăn, coi sóc con của ông chủ. 

Năm 1962, Chế Linh tham gia cuộc thi tuyển lựa ca sĩ cho đoàn văn nghệ Biệt Chính và giành được danh hiệu “nam ca sĩ xuất sắc nhất”. Từ đó, ông theo đoàn hát Biệt Chính cùng các ca sĩ gạo cội như Trúc Phương, Châu Kỳ… đi biểu diễn ở các miệt làng xa tai Biên Hòa. Khoảng 2 năm sau, Biệt Chính tan rã, các ca nhạc sĩ khác trở về Sài Gòn, riêng Chế Linh ở lại Biên Hòa. Ông chuyển sang làm tài xế xe chở đá tại núi Bửu Long chung với nhạc sĩ Bằng Giang. Trong những lúc rảnh rỗi, ông luyện giọng. Biết Chế Linh đam mê ca hát, nhạc sĩ Bằng Giang khuyên ông quay lại với nghề.



vi-sao-khi-viet-nhac-danh-ca-che-linh-dung-but-hieu-la-tu-nhi-0
Khi viết nhạc, danh ca Chế Linh lấy bút hiệu là Tú Nhi

Cuộc gặp gỡ với Bằng Giang cũng trở thành dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của danh ca Chế Linh. Hai người cùng sáng tác các ca khúc nổi tiếng với bút danh Tú Nhi – Bằng Giang. Sau này, Chế Linh có chia sẻ: Những ca khúc được viết chung ở thời điểm ông mới chập chững vào nghề sáng tác nên phần nhạc được Bằng Giang viết, phần lời là của Tú Nhi. 

Cũng theo Chế Linh, ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của ông là “Đêm buồn tỉnh lẻ”, được viết theo điệu bolero. Bài hát viết về tâm sự của người lính – một người bạn cũ của ông. Ca khúc đầu tay này cũng được viết cùng nhạc sĩ Bằng Giang và lấy bút danh Tú Nhi.

Hé lộ về lý do lấy bút danh “Tú Nhi”, danh ca Chế Linh nói: Tú Nhi có nghĩa là một đứa bé tuấn tú. Tú có nghĩa là tuấn tú, nhi có nghĩa là nhi đồng. Khi chọn bút danh này và cho đến tận bây giờ, ông vẫn luôn mong muốn mình được hồn nhiên như một đứa trẻ thơ.

Danh ca Chế Linh cũng nhiều lần chia sẻ, có không ít người tò mò về cái tên Tú Nhi. Và ông cũng để mọi người tò mò và không giải thích. Ông đoán được sự băn khoăn của mọi người về việc tại sao tác giả có cái tên rất bé thơ này lại viết những ca khúc đầy tâm sự, những mối tình lãng mạn và “gãy đổ”.

Có một dạo, danh ca Chế Linh hát nhạc của tác giả Tú Nhi nhiều hơn hẳn các sáng tác của những nhạc sĩ khác. Có nhiều người hỏi về Tú Nhi, ông chỉ cười. Lý do đơn giản như chia sẻ của Chế Linh, bởi ông e ngại nếu biết ông và Tú Nhi là một thì các nhạc sĩ khác sẽ ngại giao bài của mình cho ông vì e ông không hết mình với các sáng tác của họ.

Cũng vì thế mà nhiều người chỉ biết, Chế Linh chuyên hát nhạc Tú Nhi và Tú Nhi là người chuyên viết nhạc cho Chế Linh hát. Điều này khiến Chế Linh cảm thấy lạ và đầy thú vị. 

“Từ khi vào làng âm nhạc với chủ ý của tôi, Tú Nhi và Chế Linh là hai người hoàn toàn xa lạ để rộng đường và dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ lẫn nhau. Hơn nữa, tôi muốn dành cho khán thính giả sự tò mò về tung tích của Tú Nhi và đặt nhiều câu hỏi. Ví dụ như tại sao Chế Linh lại thích hát những sáng tác của Tú Nhi và ngược lại Tú Nhi lại thích cung cấp bài hát cho Chế Linh trình bày. Rất mong mọi người thứ lỗi về sự giấu giếm này”, Chế Linh chia sẻ.

Chế Linh mà một trong bốn giọng ca nam nổi tiếng nhất nền bolero thời kỳ đầu. Ông được xếp trong tóp “tứ trụ nhạc vàng” cùng Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường. Song trong “tú trụ” chỉ có mỗi Chế Linh đi hát bền bỉ đến tận bây giờ.

Với cách hát đặc trưng của mình, Chế Linh chính là “tượng đài” để nhiều ca sĩ sau này học hỏi cách háy. Điển hình là giọng ca hải ngoại Đan Nguyên.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

Hợp âm xem nhiều

01. Đánh đổi thanh xuân - Nguyễn Thế Minh

02. Giết người trong mộng - Phạm Duy

03. Quê hương ngày em lớn - Trầm Tử Thiêng

04. Dòng lệ thương đau - Lê Dinh

05. Mảnh tim sầu - Hồng Xương Long

06. Tiếc thương - Trịnh Đình Nam

07. Trai nhà nghèo - Trần Nhật Quang

08. Duyên phận - Thái Thịnh

09. Nếu như anh thành công - Nhật Phong

10. Tiếu ngạo giang hồ (Bên nhau trọn kiếp – Trọn kiếp yêu người – Kiếm Khách – siu ngou gong wu – 笑傲江湖 – Tiếu ngạo giang hồ OST) - Nhạc Hoa

11. Thứ bảy chiều nay - Ngọc Sơn (trẻ)

12. Dòng đời đổi thay - Nhạc Ngoại

13. Gởi lại lòng tôi - Nguyễn Hoàng Trung

14. Tình theo lá thu rơi - Đặng Thành Vinh

15. Anh ta - Đạt Max

16. Thánh vịnh 131 - Kim Long

17. Thương mấy cũng là người dưng - Quách Lê Anh Khang

18. Dấu chấm hết - Minh Khang

19. Nếu yêu em là sai - Kai Đinh

20. Buông tay! Để anh đi - Trương Lê Sơn

21. Tương tư một thời - Yamix

22. Ngôi sao hiểu lòng em (Nhớ anh nhiều hơn – 星語心願) - Nhạc Hoa

23. Mùa xuân không đến - Tha Phương

24. Còn những dấu yêu - Nguyễn Thanh Cảnh

25. Vẫn còn yêu - Huỳnh Bảo Khang

26. Tìm được nhau khó thế nào (Chìa khóa trăm tỷ OST) - Bùi Công Nam

27. 1973 - James Blunt

28. Tạ tình - Hoàng Thi Thơ

29. Chờ một ngày nắng - Lynk Lee

30. Em chưa mặc áo cưới - Hà Chương