CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)


George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ Đức vĩ đại, Johann Sebastian Bach, sinh ra không xa đó lắm. Gia đình ông khá sung túc, cha ông, vốn là bác sĩ phẫu thuật cho vua Frederick III xứ Hohenzollern, hoàng thân xứ Brandenburg, muốn ông trở thành một luật sư, nhưng ông lại có một năng khiếu âm nhạc trời phú và đã tiến bộ rất nhanh qua những bài học nhạc đầu tiên với Friedrich W.Zachow, nghệ sĩ đàn ống ở nhà thờ tại Halle. Thầy của Händel nhanh chóng nhận ra rằng cậu học trò nhỏ của mình đặc biệt có năng khiếu gần như ngay lập tức đã cho phép cậu sử dụng cây đàn ống để sáng tác những bản cantata cho các buổi lễ nhà thờ. Không chỉ học nhạc, Händel còn nhận được một sự giáo dục toàn diện rất vững chắc, thậm chí ông đã là một sinh viên có khả năng. Mặc dù không bao giờ hoàn thành khóa học luật, nhưng không thể nghi ngờ rằng so với phần lớn nhạc công thời đó ông được giáo dục tốt hơn hẳn.

George Frideric Handel (1685-1759)

Vào khoảng năm 1703 Händel chơi violin trong dàn nhạc nhà hát Gänsemarkt ở Hamburg, ông ở lại đó suốt  ba năm sau đó và trở thành bạn rất thân của nhạc sĩ chuyên viết opera Johann Mattheson, người đã đưa ông đến với đời sống sân khấu của thành phố. Thời đó, Hamburg là thủ đô âm nhạc của nước Đức và đã xây dựng được nhà hát phục vụ công chúng đầu tiên ở đất nước này, nhà hát Gänsemarkt, nơi nền opera Đức đang trong quá trình ra đời. Tò mò muốn tìm hiểu những kĩ thuật viết opera và sân khấu, Händel ở lại với cương vị là nhạc công violin, rồi sau đó vượt qua kì thi tuyển để đảm nhận vị trí nhạc công chơi clavecin của dàn nhạc nhà hát. Chuyến đi nối tiếng đến Lübeck cùng với bạn của mình Mattheson tới thăm nghệ sĩ đàn ống vĩ đại Dietrich Buxtehude cũng vào giai đoạn này. Ông nghe Buxtehude chơi ở nhà thờ Đức Mẹ, thử những cây đàn ống và clavecin ở đây và bắt đầu nghĩ tới việc ông có lẽ đủ khả năng để thay thế vị trí của người nhạc công đã có tuổi này sau khi ông về hưu, thế nhưng một điều khoản cũ rất kì quặc trong bản khế ước bắt buộc người muốn đảm nhận vị trí này phải kết hôn với con gái của người đương vị. Con gái của Buxtehude lại không xinh đẹp chút nào và Händel đã vì thế không thể đủ dũng cảm để nắm lấy cơ hội lớn này cho sự nghiệp của mình. Người nhạc sĩ trẻ bắt đầu gây dựng tên tuổi của mình với việc sáng tác vớ ca kịch (melodrama) đầu tiên của mình năm 1704 tại Hamburg, Almira, và ngay tiếp đó là Nero. Cả hai ra mắt đầu năm 1705, Almira khá thành công nhưng Nero thất bại. Thế nhưng mặc dù đã sẵn sàng để trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp, Händel vẫn cảm thấy chưa có được những kinh nghiệm riêng và sự trôi chảy mà mọi tác giả viết opera đều cần; nước Ý, đất nước của những nhạc sĩ viết opera được ưa chuộng nhất thời bấy giờ, là nơi duy nhất ông có thể thu nhận được những điều đó.

Gợi ý rời thành phố Hamburg lạnh giá tới những vùng đất Ý nhiều nắng ấm hơn đến từ một vị hoàng thân Ý, Gian Castone de’ Medici, con trai của Đại công tước xú Tuscany, người đã mời Händel đến Florence vì ngưỡng mộ tài năng của ông. Và thế là, sau khi vượt qua dãy Alps cuối năm 1706, Händel đã ghé qua Venice trước khi tới Florence, tại đó ông đã phục vụ cho hoàng gia Medici. Ông ở lại đây không lâu lắm, nhưng cũng đủ để viết một vở opera (Rodrigo, 1707 – 1709), và trở nên thân thiết với con trai út của Đại Công tước Cosimo III – có lẽ là bởi vị hoàng thân này yêu thích âm nhạc hơn nhiều so với cha của mình (thậm chí ông ta còn có một nhà hát riêng của mình để diễn những vở ca kịch mốt nhất thời đó).

Chúng ta biết, dựa theo một thư tịch đáng tin cậy trong thư viện Capitoline, rằng Händel chắc chắn đã ở Rome vào 14 tháng 1 năm 1707: “Ngày 14 tháng 2 đã có một người Saxon đến với thành phố này, một nghệ sĩ clavcin và nhạc sĩ xuất sắc, người đã thể hiện tài năng của mình với việc chơi đàn ống trong nhà thờ San Giovanni trước sự ngạc nhiên của tất cả những người có mặt hôm đó”.

Tên tuổi của ông nhanh chóng lan truyền khắp thành phố và những nhân vật có vai vế trong triều đình Pontifical tranh nhau vinh hạnh có được ông tại tư gia của mình. Händel nhờ vậy đã có được tình bạn và sự nể trọng của Bá tước Pamphili, Ottoboni và Colonna. Kết quả là, ông đã xoay sở để vở oratorio Il trionfo del tempo e del disganno (Chiến thắng của Thời gian và Vỡ mộng) được biểu diễn tại tư gia của Ottoboni với sự chỉ huy của Corelli, và một vở oratorio khác, La resurrezione, được biểu diễn tại cung điện của dòng họ Marquis Ruspoli năm 1708, vẫn dưới sự chỉ huy của Corelli, với một dàn nhạc và dàn hợp xướng đặc biệt lớn. Mọi quý tộc thành Rome đã có mặt ở buổi biểu diễn nhân dịp Lễ Phục sinh, một thành công vang dội ngay lập tức trở thành sự kiện âm nhạc được nhắc tới nhiều nhất ở Rome.

 Händel cũng đã gặp mặt rất nhiều những nhạc sĩ Ý nổi tiếng thời đó trong thời gian ở Rome như Arcangelo Corelli, Alessandro và Domenico Scarlatti và Bernando Pasquini. Ông rất hâm mộ Corelli, nhạc sĩ đã viết những sonata độc tấu và hoà tấu mà ông đã rất quen thuộc, và những tác phẩm sau này của ông đã chịu ảnh hưởng của phong cách sáng tác của Corelli.

Mặc dù vẫn luôn yêu thích Rome, Händel cũng đến thăm những thành phố khác với lí do công việc. Mùa hè năm 1708, ông tới Naples cho buổi biểu diễn tác phẩm serenade “Acis và Galatea” chào mừng đám cưới của Công tước d’Alvito. Năm sau đó ngày 26 tháng 12 năm 1709, ông tới Venice cho buổi biểu diễn vớ opera lớn thứ hai của mình, Agrippina, tại nhà hát San Giovanni Crisostomo. Đó là một thành công nữa, một phần đáng kể là do ông được hưởng sự bảo trợ của Bá tước Grimani, người cùng với việc viết lời, còn sở hữu nhà hát này.

Trên đỉnh cao của sự nổi tiếng, có trong tay vở Agrippina, được coi là tác phẩm của một nhạc sĩ viết opera mới lên, Händel quyết định rời nước Ý quay trở lại Đức để nhận lời mời làm Trưởng ban đồng ca dưới sự bảo trợ của Hoàng thân xứ Hannover năm 1710. Tiếp sau Ý, Händel nhanh chóng thất vọng với sự thủ thường tại Hannover, và ngay từ đầu đã dự định cương vị Trưởng ban đồng ca nhà thờ sẽ là một nền móng vững chắc để bước đến những thành công lớn hơn. Ông nhìn sang London, mơ ước được chinh phục thành phố này, nhất là khi cái chết của nhạc sĩ Anh vĩ đại Henry Purcell đã là một sự hụt hẫng đối với đời sống âm nhạc ở đây, và tài năng khác thường của ông sẽ có thể toả sáng hơn ở đó. Được phép tạm dừng một thời gian những nghĩa vụ ở Hannnover, Händel đến London và chỉ huy một buổi diễn rất thành công vở Rinaldo ngày 24 tháng 2 năm 1711. Những đơn đặt hàng opera  ngay lập tức đến với ông và dẫn tới sự ra đời của các vở Il pastor fido (Chú mục đồng trung thành, sáng tác năm 1712) và Teseo (1713), cũng như một số tác phẩm chào mừng như Tụng ca nhân ngày sinh Nữ hoàng Anne, và các bản Te Deum và Jubilate chào mừng lễ kí Hiệp ước Hoà bình Utrecht.

Dù vậy, sự vắng mặt quá thời hạn của nhạc sĩ đã làm phật ý Hoàng thân vùng Hannover, người sau cái chết của Nữ hoàng Anne đã được kế vị ngai vàng Anh với tước hiệu George I. Thật may mắn, quan hệ giữa họ vẫn còn đủ bền chặt sau khi Händel rời Hannover để tới một nơi tốt hơn. Sự tự tôn của ông khiến cho một người bảo trợ, dù quan trọng tới đâu, vẫn không thể níu giữ được, và vị vua mới của nước Anh rõ ràng đã hiểu điều đó.

Những năm đầu sống ở London chứng kiến sự ra đời của một trong những tác phẩm giao hưởng nổi tiếng nhất của Händel, tổ khúc Nhạc nước, được biểu diễn lần đầu trước sự có mặt của George I vào ngày 17 tháng 7 năm 1717 bởi một nhóm 50 nhạc công trên một con thuyền chầm chậm xuôi dòng sông Thames.

Năm 1717 Händel được mới tới công quốc của Lãnh chúa Bridge, Công tước xứ Chandos, tại nông trang mùa hè của vị này, Cannons, và ông đã ở lại đó phục vụ cho vị công tước này trong hai năm, sáng tác nhiều tác phẩm trong đó có những Lễ ca Chandos, một bộ các tác phẩm thánh ca của Giáo phái Anh với lời bằng tiếng Anh.

Chân dung của Thomas Hudson, khắc bởi John Faber Jr. 1749

Händel cũng đã không hề chậm trong việc theo kịp những biến đổi của thời cuộc. Ông thuê những ca sĩ đến từ nước Ý, liên hệ với những nhà viết kịch bản và nhạc sĩ, và viết những vở opera khác, trong đó có Poro (1731) và Orlando (1733), sau một khoảng thời gian dưỡng bệnh do ốm nặng. Những oratorio nổi tiếng đầu tiên của ông, Saul và Israel ở Ai Cập, vở opera Serse, sáu Concerti Grossi, Op. 3, sáu Concerto cho đàn ống, Op. 4, mười hai Concerti Grossi, Op. 6 và bộ sáu Concerto cho đàn ống thứ hai (1740) đều xuất xứ từ giai đoạn này. Những tác phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu cá tính âm nhạc của Händel do chúng được viết trong một phạm vi rộng các thể thức khác nhau trong đó kĩ thuật biểu diễn nhạc cụ điêu luyện và sự đối thoại đều có được vai trò mới.

Trong lúc đó, một vài thành phần quý tộc ở London đối nghịch với sự trị vì của vương triều Hannover đã bắt đầu đả động tới nguồn gốc Đức của Händel, mặc dù ông đã nhập quốc tịch Anh từ năm 1727. Ông bị buộc phải trao lại quyền điều hành nhà hát Haymarket cho một phe phái người Ý đứng đầu là Porpora, người trở thành giám đốc mới của nhà hát. Händel chuyển sang nhà hát Lincoln Fields, nơi ông đã viết nên rất nhiều opera nữa. Những vở opera cuối cùng của ông, hai vở Imeneo và Deidamia không thành công, được viết vào khoảng 1740-1741. Bản Messiah đã được ra mắt rất thành công tại Dublin năm 1742, nơi Händel đã được vị tổng trấn mời đến. Ông quay trở lại Anh ngày 13 tháng 8 năm 1742. Vở oratorio Samson được biểu diễn đầu năm 1743, và vở Judas Maccabeus, được viết năm 1747 để ủng hộ vương triều Hannover chống lại sự gây hấn chính trị của dòng họ Stuart. Tổ khúc nổi tiếng Music for the royal fireworks (Nhạc cho buổi bắn pháo hoa của hoàng gia) được viết năm 1749.

Händel phải chịu một đợt ốm nặng lần thứ hai vào năm 1743, nhưng cũng quay trở lại công việc ngay lập tức, viết một số lượng lớn các oratorio cho tới năm 1750 khi ông bị bệnh mù loà hành hạ. Các phiên bản tiếng Anh của một số tác phẩm của ông tiếp tục được chỉnh sửa cho tới năm 1757, và ông vẫn không vắng mặt trong buổi diễn vở Messiah ngày 7 tháng 4 năm 1759.

Ông mất một tuần sau đó vào ngày 14 tháng 4 năm 1759 và được chôn cất tại nghĩa trang Westminster. Những tác phẩm của ông đã kết hợp hơi thở của âm nhạc Đức cuối thời Baroque với sự tươi sáng và duyên dáng của âm nhạc Anh và Ý thời bấy giờ, và đã gây ảnh hưởng rất mạnh đến những nhạc sĩ Anh hơn một thế kỉ sau đó. Những khôi phục hiện nay cho các oratorio và các tác phẩm sân khấu của ông sau một thời gian dài bị bỏ quên một cách không công bằng đã trả lại cho ông vị trí xứng đáng nằm trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao: Thanh âm vang vọng khắp miền quê
Ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao: Thanh âm vang vọng khắp miền quê
[ad_1] CA KHÚC "LÀNG TÔI’ Tên các khúc: Làng tôi Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1947 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Bích Liên, Quỳnh Giao, nhóm Năm...

Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
[ad_1] Chuyện xảy ra đã lâu, song tôi vẫn còn nhớ như một kỷ niệm khó quên trong đời. Tôi bị áp xe, cánh tay sưng, người sốt cao, phải...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Top 2 triết lý trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 2 triết lý trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Sinh thời, Trịnh Công Sơn từng viết, ông thích triết học và muốn đưa triết học vào âm nhạc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Đan Nguyên
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Đan Nguyên
[ad_1] Ca sĩ Đan Nguyên là một trong những nghệ sĩ hải ngoại được yêu thích, và đây là top 3 ca khúc hay nhất của anh. Nguồn: Internet Ca...

NHẠC JAZZ LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ JAZZ THEO NHIỀU GÓC ĐỘ
NHẠC JAZZ LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ JAZZ THEO NHIỀU GÓC ĐỘ
[ad_1] Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhạc Jazz bắt đầu ra đời ở New Orleans, Louisiana, Mỹ. Ở giai đoạn ban đầu, Jazz là sự kết...

Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
[ad_1] TRƯỜNG CA "HỘI TRÙNG DƯƠNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Trường ca Năm phát hành: 29/7/1954 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng Long...

NSND Y Moan: Tiếc thương tài năng hiếm có nhưng đoản mệnh của núi rừng Tây Nguyên
NSND Y Moan: Tiếc thương tài năng hiếm có nhưng đoản mệnh của núi rừng Tây Nguyên
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND Y MOAN Tên thật: Y Moan Êñuôl (tên khai sinh), Y Bliêo (tên thật). Nghệ danh: Y Moan. Ngày sinh: 06/09/1957 - Ngày...

Elvis Phương – nam danh ca điển trai luôn đứng ngoài lề những chuyện tình tay ba, tay tư: “Tôi không có ‘khiếu’ lăng nhăng”
Elvis Phương – nam danh ca điển trai luôn đứng ngoài lề những chuyện tình tay ba, tay tư: “Tôi không có ‘khiếu’ lăng nhăng”
[ad_1] Elvis Phương - ca sĩ điển trai, dành cả cuộc đời cho âm nhạc Elvis Phương (tên thật là Phạm Ngọc Phương, SN 1954) là ca sĩ điển trai,...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
[ad_1] VỀ CA KHÚC NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG Tên ca khúc: Nỗi buồn hoa phượng. Nhạc sĩ sáng tác: Thanh Sơn. Thể loại: Nhạc trữ tình bolero. Nằm trong album: Thanh...

ÂM NHẠC THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (1890-1975)
ÂM NHẠC THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (1890-1975)
[ad_1] Âm nhạc thời kỳ hiện đại – chỉ riêng những từ này có thể cũng đủ làm bạn chạy xa cả dặm. Đúng, để nghe được âm nhạc thời...

“Thăng Long hành khúc ca” của Văn Cao: Xây đắp vinh quang bằng chí khí anh hùng
“Thăng Long hành khúc ca” của Văn Cao: Xây đắp vinh quang bằng chí khí anh hùng
[ad_1] CA KHÚC "THĂNG LONG HÀNH KHÚC CA” Tên các khúc: Thăng Long hành khúc ca Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1943 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Nhóm Thăng Long,...

“Miên khúc” – băng nhạc duy nhất có tất cả các ca khúc trở thành bất hủ
“Miên khúc” – băng nhạc duy nhất có tất cả các ca khúc trở thành bất hủ
[ad_1] "Miên khúc" - băng nhạc thành công nhất thập niên 1970 Băng cối (magnetic) thịnh hành ở miền Nam từ đầu thập niên 1970, đã có vài trăm băng...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÉLA BARTÓK (1881–1945)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÉLA BARTÓK (1881–1945)
[ad_1] Béla Bartók (1881–1945), nhà soạn nhạc lớn người Hungrary, là một trong số những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ông có cùng chung niềm đam...