Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng


HỒ SƠ – TIỂU SỬ NGHỆ SĨ THANH LOAN

  • Tên thật: Nguyễn Thị Loan
  • Nghệ danh: Thanh Loan, Cô Ba Thanh Loan
  • Ngày sinh: 12/01/1917 – Ngày mất: 13/10/1982.
  • Quê quán: Vĩnh Long.
  • Nghề nghiệp: Nghệ sĩ cải lương.
  • Danh hiệu (nếu có): Nghệ sĩ Ưu tú (không rõ năm).
  • Thời gian hoạt động: 1940 – 1980.

Cô Ba Thanh Loan là ai?

Cô Ba Thanh Loan tên thật là Nguyễn Thị Ba, thường gọi là Thanh Loan. Cô sinh năm 1971 tại Vĩnh Long, mất năm 1982 tại TP.HCM. 

Lúc sinh thời, cô Ba Thanh Loan là một nữ nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu cải lương và tuồng chèo. Cô sở hữu giọng hát trong trẻo, khả năng diễn suất thần sầu, thuộc trường phái thực lực khiến người đời ngưỡng mộ.

Cô Ba Thanh Loan còn là một chiến sĩ cách mạng, từng tham gia chiến đấu. Sau Giải phóng, cô quay về sinh sống và làm việc ở TP.HCM. Chỉ tiếc, cô không may mắc bệnh nặng, rồi sức khỏe dần suy yếu, cuối cùng qua đời ở bệnh viện Thống Nhất.

Cô Ba Thanh Loan và tuổi thơ khốn khó

Cô Ba Thanh Loan sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Phong Thới, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long. Do gia cảnh khốn khó, cô phải theo cha mẹ lặn lội kiếm sống từ sớm. Không rõ cô có đi học ở đâu không, chỉ biết luôn phải lam lũ vất vả phụ giúp gia đình.

Cô Ba Thanh Loan say mê ca hát từ nhỏ, lại sở hữu giọng hát hay, luôn ao ước được tham gia đoàn hát. Thế nhưng, phải mãi đến năm 1940, khi cô đã 23 tuổi, thì ước mơ đó mới thực hiện được.



co-ba-thanh-loan-la-ai-va-co-ba-thanh-loan-noi-tieng-co-nao
Một bức ảnh hiếm của cô Ba Thanh Loan

Được biết, cô là con nuôi của NSND Phùng Há – thường gọi là cô Bảy. Nói là mẹ con, nhưng thực sự cả hai chỉ cách nhau khoảng 10 tuổi mà thôi. NSND Phùng Há chính là người đã nâng đỡ Thanh Loan những ngày đầu lập nghiệp, giúp cô tiếp thu những kỹ năng về nghệ nghiệp cũng như cuộc sống. Con đường nghệ thuật của Thanh Loan sau này, cũng luôn in đậm dấu chân của người mẹ nuôi kiêm người thầy đầu tiên.

Ngoài ra, còn có thông tin là NSƯT Thanh Hương là em ruột của NSƯT Thanh Loan. Bà tên thật là Nguyễn Thị Thanh Hương (1923 – 1985), cũng nối nghiệp chị, xuất hiện trên sân khấu cải lương. Sau khi biểu diễn một thời gian, nữ nghệ sĩ đi theo cách mạng và tập kết ra Bắc theo Đoàn cải lương Nam bộ. Ở miền bắc, Thanh Hương đã được học tập về nghề nghiệp và đã gây ấn tượng tốt với người dân qua nhiều vai diễn. Sau khi giải phóng miền Nam, NSƯT Thanh Hương cùng chị về TPHCM sinh sống, giảng dạy tại Trường Nghệ thuật Sân khấu II đến khi mất.

Không có nhiều thông tin về cuộc sống hôn nhân của cô Ba Thanh Loan. Chỉ biết rằng, cô từng kết hôn với nhà báo Thanh Tâm, sau đó cả hai đã chia xa. Sau khi cô Ba Thanh Loan biểu diễn đầy ấn tượng, không hề kém cạnh các nghệ sĩ kỳ cựu như Thành Được, Thanh Nga,… trong vở “Con gái chị Hằng”, chồng cũ đã viết vài câu khen tặng cho cô trên báo chí.

Ngày 13/10/1982, NSƯT Thanh Loan qua đời ở bệnh viện Thống Nhất sau một thời gian dài mắc bệnh nặng (có nơi nói cô mất do tuổi già).

Cô Ba Thanh Loan và hành trình trở thành nữ danh ca nức tiếng

Từ cô gái nhỏ nhà nghèo say mê ca hát

Cô Ba Thanh Loan khát khao theo nghề ca hát từ lâu, nhưng phải đến năm 23 tuổi thì ước mơ mới thành hiện thực. Cô được đoàn Tân Hí Ban nhận vào, cho theo học nghề và bắt đầu đóng những vai nữ tỳ trong tuồng hát. Vốn chỉ là tay ngang, không theo học trường lớp bài bản, nên quãng thời gian này cô gặp nhiều khó khăn.

Ông Sáu Lăng, vốn là TTK Hội sân khấu TP.HCM từng kể: “Lúc học làm tỳ nữ, trong một đêm diễn, cô múa trật và bị ông bầu gánh đánh, đến nổi phải mang bệnh điếc một bên tai cho đến chết”. Nhưng Thanh Loan không ngại khó khăn, vẫn tiếp tục trau dồi kỹ năng, dần dần được nhận những vai đào con. Đến tầm năm 1956 – 1957, đoàn bắt đầu tin tưởng giao cho cô vai đào chánh.

Cũng từ ấy, tên tuổi của nghệ sĩ Thanh Loan bắt đầu được nhiều người biết đến. Năm 1948, cô về đoàn Việt kịch Năm Châu công tác. Thời gian này, nữ nghệ sĩ may mắn được nghệ sĩ Năm Châu và Trần Hữu Trang chú tâm, hết lòng rèn luyện thêm. Sự nghiệp rộng mở, cô được diễn nhiều vở cải lương hơn, trong đó phải kể đến vai Tiểu Lan vở “Hồn bướm mơ tiên” (1948) và vai cô con gái trong vở “Vó ngựa truy phong” (1949).

Đến nữ danh tài với hàng loạt vai diễn để đời

Năm 1953, nghệ sĩ Thanh Loan về hát cho đoàn Nam Tình với vai diễn để đời: Chị Bếp trong vỡ Nổi lòng Chị Bếp. Năm 1954, cô lại về hát cho đoàn Phước Chung trong vỡ Trường hận Dương Quý Phi và chị đóng vai Dương Quý Phi. 

Năm 1957, theo yêu cầu của nghệ sĩ Phùng Há, chủ gánh Vân Hảo, cô Ba Thanh Loan về hát cho đoàn này và đảm nhiệm các vai chính trong một số vở cải lương như “Tập làm chồng”, “Đêm không ngày”. 

Vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, sân khấu Thanh Minh dần trở thành một trong những sân khấu ăn khách nhất với loại tuồng xã hội. Thời điểm này, sự nghiệp của Thanh Loan ngày càng đi đến đỉnh cao, có không ít vai diễn bên cạnh NSND Thanh Nga huyền thoại. Nữ nghệ sĩ ngày càng hát giỏi, diễn hay, qua các vở kịch như như “Đời cô Lựu”, “Tô Ánh Nguyệt”, “Lan và Điệp”, “Lỡ bước sang ngang”, Kiếp hoa tàn,…

Trong vở kịch “Lỡ bước sang ngang” của soạn giả Hoàng Khâm – Thu An, Thanh Loan nhập vai vào một bà chủ tiệm cầm đồ. Thực tế, nhân vật này không có gì mới mẻ, nhưng với tài năng được trui rèn qua năm tháng và giọng ca trời phú, cô đã biểu diễn rất ăn ý với các bạn diễn là Hoàng giang, Kim Quang và Út Trà Ôn. Khán giả khi ấy nhận xét rằng, mỗi khi họ xuất hiện, sân khấu như có hào quang, từng nét diễn, câu thoại đến lời ca đều phát ra tự nhiên như hơi thở.

Lại nói, một lần khác, Thanh Loan được đảm nhiệm một vai phụ trong vở “Con gái chị Hằng”, là người đàn bà ghen chỉ xuất hiện trong vòng 5 phút. Ngay cả khi diễn chung với các nghệ sĩ cải lương kỳ cựu là Thành Được, Thanh Nga, Út Bạch Lan,… nữ nghệ sĩ vẫn không để bản thân bị che lấp, phô ra tài năng của mình.

Cứ thế, tên tuổi của nghệ sĩ Thanh Loan lên đỉnh cao và được liệt vào hàng nghệ sĩ tiền phong của sân khấu cải lương miền Nam. Người ta yêu mến gọi cô là “cô Ba Thanh Loan” cũng từng lúc này. Lại nói, khi đó trên sàn diễn cô rực rỡ, tươi sáng và xinh đẹp cỡ nào, thì ngoài đời cô lại càng giản dị, mộc mạc bấy nhiên. Cũng vì thế, chồng cũ của cô, nhà báo Thanh Tâm đã viết vài câu khen tặng Thanh Loan trên báo.

Cô Ba Thanh Loan và người nghệ sĩ hết lòng vì cách mạng

Năm 1946, cô tham gia cách mạng, được phân công hoạt động trong giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn (nay là TP.HCM). Bằng tài năng có thừa, cũng như danh tiếng đang lên, cô Ba Thanh Loan đã góp phần xây dựng tổ chức văn nghệ sĩ cách mạng bền vững. Nhóm nghệ sĩ ấy đã hoàn thành được nhiệm vụ thông tin liên lạc, che dấu cán bộ và giữ vững thế hợp pháp của mình trong một thời gian dài.

Đầu thập niên 1960, sự nghiệp của cô Ba Thanh Loan lên tới đỉnh cao. Thế nhưng, một bộ phận nghệ sĩ theo cách mạng bị địch phát hiện, nê bọn họ đành phải rút quân. Một thời gian sau đó, cô không may mắc bệnh, nên được đưa ra miền Bắc trị bệnh. Cũng tại đây, Thanh Loan có cơ hội đi tham quan và nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc ở Bungari, rồi hoạt động tại một số trung tâm nghệ thuật. 

Một thời gian sau, thấy bệnh tình có phần thuyên giảm, bà xin trở về miền Nam hoạt động. Sau khi về miền Nam, bà được phân công xuống T3 (tức khu 9 cũ) làm cố vấn xây dựng phong trào văn nghệ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 1964 – 1975, đoàn cải lương của Trung ương Cục được điều động về khu vực này, biểu diễn phục vụ bà con.



co-ba-thanh-loan-la-ai-va-co-ba-thanh-loan-noi-tieng-co-nao
Nữ nghệ sĩ cải lương – cô Ba Thanh Loan lúc sinh thời

Thời điểm đó, cô Ba Thanh Loan cùng lúc làm song song hai nhiệm vụ. Một bên, người nghệ sĩ ấy chỉ đạo nghệ thuật cho đoàn cải lương Trung ương Cục, vừa xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng. Năm 1970, nghệ sĩ Thanh Loan chính thức được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

Sau Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước, cô lui về TP.HCM sinh sống và làm việc. Ở đây, cô được bổ nhiệm làm cố vấn chỉ đạo nghệ thuật cho nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Ngoài ra, cô cũng tham gia giảng dạy ở trường Nghệ thuật sân khấu II. Bên cạnh đó, người dân thành phố cũng tin tưởng và tín nhiệm bầu nữ nghệ sĩ làm đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 4. 

Cô Ba Thanh Loan dần rời xa ánh đèn sân khấu, lui dần về phía cánh gà làm công tác chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn dàn dựng sân khấu. Cô là người đã dựng vở “Phụng Nghi Đình” rồi vở “Rừng cao su nhuộm máu” cho đoàn cải lương Nam Bộ, hay dàn dựng vở “Trần Quốc Toản ra quân” cho nhà hát Trần Hữu Trang. Nữ NSƯT cũng là người đã mở lớp ca nhạc cổ và sân khấu cải lương, giảng dạy và trau dồi tài năng cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.

Cô Ba Thanh Loan và những danh hiệu đạt được

Cô Ba Thanh Loan đã có hơn 40 năm hoạt động bền bỉ trên sân khấu, gặt hái nhiều thành tích và danh hiệu, giấy khen, bằng khen. Nữ nghệ sĩ đã được Nhà nước trao tặng những danh hiệu sau:

– Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (không rõ năm)

– Huân chương chiến thắng hạng I.

– Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng I.

– Truy tặng huân chương lao động hạng III.

– Huy chương chiến sĩ văn hóa.

Có câu nói rằng: “Không có vai chánh, vai phụ, chỉ có diễn viên giỏi hay tồi”, ngẫm lại quả thực thật đúng với cô Ba Thanh Loan. Tuy người nghệ sĩ ấy đã ra đi, nhưng những vở kịch sâu sắc cùng khả năng diễn xuất, hát ca thần sầu của cô thì vẫn còn đọng lại mãi trong lòng khán giả.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
NSND Lệ Thủy: “Cô đào ngoại hạng” mới 15 tuổi đã lên hát chính, nức tiếng giới cải lương một thời
NSND Lệ Thủy: “Cô đào ngoại hạng” mới 15 tuổi đã lên hát chính, nức tiếng giới cải lương một thời
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND LỆ THỦY Tên thật: Dương Thị Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy). Nghệ danh: Lệ Thủy. Ngày sinh: 20/05/1948. Quê...

Chuyện tình nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thúy Nga: Từ duyên thầy trò đến nghĩa vợ chồng
Chuyện tình nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thúy Nga: Từ duyên thầy trò đến nghĩa vợ chồng
[ad_1] Xưa nay, chuyện tình giữa nghệ sĩ với nhau không hẳn là lạ, nhưng để cùng nhau đầu bạc răng long thì không nhiều. Trong số những cặp đôi...

Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG LANG Tên thật: Phạm Phúc Hiển Nghệ danh: Hoàng Lang Ngày sinh: 1930 - 2004 Quê quán: Sài Gòn Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
[ad_1] Ca sĩ Sơn Tuyền sở hữu giọng ca ngân vang như tiếng chuông, có nhiều ca khúc hit để đời. Nguồn: Internet Ca sĩ Sơn Tuyền là một trong...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Cuộc gặp xúc động giữa NS Hoàng Thi Thơ và người con trai ở bên kia chiến tuyến: “Để gặp được ba thế này đã có người phải chết thay con!”
Cuộc gặp xúc động giữa NS Hoàng Thi Thơ và người con trai ở bên kia chiến tuyến: “Để gặp được ba thế này đã có người phải chết thay con!”
[ad_1] Trước khi vào miền Nam sinh sống và nên duyên vợ chồng với ca sĩ Thúy Nga, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng có mối tình đậm sâu với...

Chữ “sầu” đã vận triệt để vào cuộc đời “đệ nhất đào thương” Út Bạch Lan như thế nào?
Chữ “sầu” đã vận triệt để vào cuộc đời “đệ nhất đào thương” Út Bạch Lan như thế nào?
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT ÚT BẠCH LAN Tên thật: Đặng Thị Hai. Nghệ danh: Út Bạch Lan. Ngày sinh: 06/08/1935 - Ngày mất: 04/11/2016. Quê quán: Long...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

Danh ca Khánh Hà và cuộc tình muộn nhưng viên mãn như đã hò hẹn “từ muôn kiếp trước”
Danh ca Khánh Hà và cuộc tình muộn nhưng viên mãn như đã hò hẹn “từ muôn kiếp trước”
[ad_1] Danh ca Khánh Hà sinh năm 1952 tại Đà Lạt trong gia đình đông anh chị em. Sau này, gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.  Trưởng thành...

“Khi xa Sài Gòn” của Lê Uyên Phương – Lời tâm tình của kẻ viễn phương
“Khi xa Sài Gòn” của Lê Uyên Phương – Lời tâm tình của kẻ viễn phương
[ad_1]  CA KHÚC "KHI XA SÀI GÒN” Sáng tác: Lê Uyên Phương Thể loại: Tình ca/ Nhạc phổ thơ Năm ra đời: 1972 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lê...

Ads Bottom