Vì sao ca sĩ Julie đề nghị nhạc sĩ Phạm Duy đưa con đường Duy Tân vào ca khúc “Trả lại em yêu”?


CA KHÚC “TRẢ LẠI EM YÊU”

  • Tên ca khúc: Trả lại em yêu
  • Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy
  • Thể loại: Trữ tình
  • Năm ra đời: 1972
  • Ca sĩ tiêu biểu: Julie Quang

Ca khúc “Trả lại em yêu” viết về câu chuyện gì? 

Suốt 93 năm cuộc đời, nhạc sĩ Phạm Duy miệt mài sáng tác và để lại cho đời gia tài âm nhạc đồ sộ. Ông viết ở mọi thể loại và hầu như thể loại nào cũng có những nhạc phẩm nổi tiếng.

Trong những sáng tác về lứa tuổi học sinh sinh viên, ông ghi dấu với: Con đường tình ta đi, Ngày xưa Hoàng Thị, Tuổi ngọc… Nhưng tiêu biểu nhất có lẽ là ca khúc “Trả lại em yêu” – bài hát chứa đựng nỗi buồn chia tay của mối tình học sinh trong thời ly loạn. Chàng trai từ biệt người yêu, tạm rời xa giảng đường để lên đường nhập ngũ.

Bên cạnh ý nghĩa về cuộc chia tay đẫm lệ trong thời ly loạn, ca khúc “Trả lại em yêu” còn mô tả lại một không gian Sài Gòn xưa cũ gắn với kỷ niệm của một thế hệ. Không gian đó là khung trời đại học, nơi có đường Duy Tân cây dài bóng mát, nơi có các trường Đại học kề cạnh nhau như Luật khoa, Viện Đại học Sài Gòn, Kiến Trúc. Nơi đó còn có Hồ Con Rùa từng là khuôn viên hẹn hò của nhiều thế hệ sinh viên Sài thành.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tra-lai-em-yeu-cua-nhac-si-pham-duy-8
Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác ca khúc “Trả lại em yêu” để nhắc về sự bi thiết của mối tình sinh viên thời ly loạn

Theo nhiều tài liệu tìm được, ca khúc “Trả lại em yêu” được sáng tác vào năm 1972. Đó là thời điểm chiến tranh Việt Nam đang bước vào thời kỳ cao trào. 

Tuy nhiên, điều thú vị nhất ở nhạc phẩm này có lẽ câu chuyện về hoàn cảnh sáng tác. Phạm Duy sáng tác ca khúc này không phải từ chính câu chuyện tình yêu của mình mà đó là lời đề nghị của cô con dâu tên Julie.

Julie (trước năm 1975 có nghệ danh là Julie Quang) là ca sĩ nổi tiếng trước 1975. Cô sở hữu giọng ca đầy mê hoặc. Từ thập niên 1960, cô hát nhạc ngoại tại các căn cứ quân đội Hoa Kỳ ở Long Bình, Biên Hòa, Nha Trang, Tân Sơn Nhất… ở một số ban nhạc trẻ, trong đó có ban The Free Ones. Cũng từ ban nhạc này, Julie gặp ca sĩ Duy Quang (con trai nhạc sĩ Phạm Duy). Họ cùng hát chung ở Nha Trang từ năm 1968 – 1970 và trở thành cặp đôi đẹp từ trên sân khấu ra đến ngoài đời thực.

Nhờ quen biết Duy Quang mà Julie được nhạc sĩ Phạm Duy khuyến khích, dẫn dắt chuyển sang hát nhạc Việt. Danh tiếng của cô gắn liền với ca khúc “Mùa thu chết” do nhạc sĩ Phạm Duy cùng thi sĩ Bùi Giáng sáng tác. Tuy nhiên, Julie cho rằng, trong tất cả những bài đã từng hát, cô ấn tượng nhất không phải “Mùa thu chết’ mà là “Trả lại em yêu”.

Ca khúc “Trả lại em yêu” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Khi nhắc đến hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trả lại em yêu”, ca sĩ Julie hào hứng kể, nó gắn liền với kỷ niệm khi cô còn hát trong ban nhạc The Dreamers – nhóm nhạc của gia đình họ Phạm (gồm Julie và các anh em Duy Quang, Minh, Hùng, Cường).

Thời gian đó, ngày 2 buổi họ đến phòng trà và về nhà vào mỗi đêm, các thành viên trong ban nhạc The Dreamers đều đi trên con đường Duy Tân nên con đường này trở nên rất thân thuộc, sự thay đổi của từng góc cây ven đường cũng có thể nhận ra. Julie nói rằng mỗi đêm đi hát về đều qua con đường này và cảm thấy thoải mái, được thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Mỗi lần đi về qua trường Luật trên đường Duy Tân, Julie để ý góc cây đối diện trường, đêm nào cũng có một cô gái mặc áo dài trắng đứng nhìn qua trường luật, có lẽ trong lòng mang nhiều tâm sự. Ngày nào đi hát về đêm Julie cũng thấy cô đứng đó, lặng thinh suốt thời gian dài. 

“Tôi từng đặt câu hỏi trong đầu: Cô chờ ai? Và phải chờ đợi một mình như thế bao lâu? Cô ta không sợ một mình trong bóng đêm? Đã có lúc tôi ngỡ cô là bóng ma trên đường Duy Tân”, Julie thắc mắc.

Rồi một ngày nọ, Julie không còn thấy cô gái đứng đó nữa. Cô cảm thấy có chút hụt hẫng trong lòng. Hình bóng cô gái mong manh trong đêm tối đã trở nên thân thuộc với cô, đến khi không còn thấy nữa thì cảm thấy như có sự thiếu vắng. Cô về liền nói với bố chồng – nhạc sĩ Phạm Duy tâm trạng của mình và đề nghị ông đưa con đường Duy Tâm vào trong âm nhạc. 

Ngày hôm sau, nhạc sĩ Phạm Duy có gặp con dâu để lấy một số thông tin làm chất liệu cho bài hát về tình yêu tuổi trẻ. Ông hỏi Julie, ở đường Duy Tân có gì đặc biệt để đưa vào nhạc; giới trẻ ra khu vực đó thường làm những gì? Julie đáp, ở đó có các trường đại học, có hàng quán, có cư xá Duy Tân…. Và sau đó, hình ảnh con đường Duy Tân đã xuất hiện trong ca khúc “Trả lại em yêu”. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tra-lai-em-yeu-cua-nhac-si-pham-duy-7
Nhạc sĩ Phạm Duy viết “Trả lại em yêu” từ yêu cầu của cô con dâu Julie

Sau một đêm, nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác ra những lời ca rất hay, đặt tên ca khúc là “Trả lại em yêu”. Ca khúc này nhanh chóng được thế hệ trẻ đón nhận và trở nên nổi tiếng.

Ca sĩ Julie chia sẻ thêm, năm 1990 khi trở về Việt Nam, đón xích lô đi vòng quanh phố xá Sài Gòn, trở về con đường xưa đúng Mùng 1 Tết. Cô nói với bác xích lô: “Chúng tôi không định hướng, anh cứ đạp quanh Sài Gòn miễn sao đi qua đường Duy Tân ngày trước…”.

Khi xe đi qua đường Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch), sắp sửa tới trường Luật (nay là trường ĐH Kinh tế) ở góc đường với đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì Julie nghe thấy tiếng huýt sáo bài “Trả lại em yêu”. Cô giật mình nhìn ra phía sau mới biết đó là tiếng huýt sáo của bác xích lô. Hỏi ra mới biết, ông cũng thoáng nhận ra cô là ca sĩ Julie năm nào nên khi cô đề nghị chở ra đường Duy Tân thì đồng ý luôn.

Người lái xích lô này là một cựu thiếu tá năm xưa. Trở về sau thời gian bị tù đầy thì hành nghề đạp xích lô kiếm sống. Với những người lái xích lô, “Trả lại em yêu”  và dòng nhạc Phạm Duy, nhạc tình năm xưa là một phần ký ức đẹp trong thanh xuân của họ. 

Đôi lời bình về ca khúc “Trả lại em yêu”

Năm ấy, tâm hồn người nhạc sĩ hòa nhịp theo nỗi buồn khắc khoải của tuổi trẻ để rung lên những giai điệu da diết của lớp thanh niên thời ly loạn. Để rồi, tất cả được đưa vào từng lời ca:

“Trả lại em yêu, khung trời Đại học

Con đường Duy Tân cây dài bóng mát

Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát

Vết chân trên đường vẫn chưa phai tàn”

Cuộc chia ly nào cũng buồn và càng buồn hơn khi còn đang hồn nhiên dùi mài kinh sử trên giảng đường thì phải tạm giác sự học, lên đường nhập ngũ. Để rồi, không biết liệu có ngày trở về hay không.

“Con đường Duy Tân cây dài bóng mát” từ khi đi vào nhạc của Phạm Duy đã trở thành con đường học trò, con đường kỷ niệm, con đường nổi tiếng nhất trong âm nhạc miền Nam. Nếu so sánh thì đường Duy Tân năm đó chưa phải là con đường đẹp nhất Sài Gòn nhưng nhờ khối óc tài hoa của Phạm Duy, con đường này trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến.

Con đường Duy Tân gắn liền với “khung trời Đại học” thuở nào. Bởi lẽ, đây là nơi có 2 trường Đại học nổi tiếng là ĐH Luật (nay là ĐH Kinh tế) và ĐH Kiến trúc. Bên cạnh đó là Hồ Con Rùa – nơi chứng kiến nhiều buổi hẹn hò, yêu đương, giận hờn, chia tay của sinh viên Sài Gòn:

“Trả lại em yêu, khung trời mùa Hạ 

Ngọn đèn hiu hiu nỗi lòng cư xá 

Vài giọt mưa sa hôn mềm trên má 

Tóc em thơm nồng, dáng em hiền hòa”

Sài Gòn xưa có nhiều xưa xá (sau này người ta gọi là khu tập thể). Đó là cư xá Chu Mạnh Trinh – nơi ở của các văn nhân, nghệ sĩ, hay cư xá Lữ Gia – nơi ở của những người nắm địa vị, có tiền của. Nơi đây còn có cư xá của những sinh viên nghèo…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tra-lai-em-yeu-cua-nhac-si-pham-duy-6
Ca khúc “Trả lại em yêu”

Lời ca trong nhạc phẩm này ban đầu tưởng là bình dân, nhưng nghe kỹ lại thấy sang trọng vô cùng:

“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng 

Nơi có quê hương mịt mù thuốc suʼng 

Anh sẽ ra đi về miền mênh mông 

Cơn gió Cao Nguyên, từng đêm lạnh lùng 

Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó 

Ðem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ 

Ðem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ 

Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về”

Những cung bậc cao vút thổ lộ nỗi buồn ngày mai anh sẽ về một nơi mịt mù thuốc súng. Anh đã bỏ lại sau lưng cả tuổi đời ngây dại. Và anh cũng chẳng mong có ngày trở về. Đó là một viễn cảnh đầy xót xa vào thời chiến chinh.

“Trả lại em yêu con đường học trò 

Những ngày Thủ Ðô tưng bừng phố xá 

Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đây đó 

Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”

Trả lại em yêu mối tình vời vợi 

Ngôi trường thân yêu, bạn bè cũ mới 

Ðường buồn anh đi bao giờ cho tới 

Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài… 

Trả lại em yêu! Trả lại em yêu! 

Mây trời xanh ngát …

Ngày mai anh đi, tất cả chỉ còn lại ký ức. Ngày mai anh đi, lao vào con đường không biết ngày trở về. Nỗi buồn tràn ngập muôn nơi. Bỏ lại khung trời Đại học cao vời vợi, trả lại em tất cả những vui buồn tuổi học trò… 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Hợp âm xem nhiều

01. Gian truân cuộc tình - Văn Vũ

02. Nhạc tình đêm mưa - Nhạc Ngoại

03. Gởi từ đảo nhỏ - Ngô Trần Nguyễn

04. Nhớ - Lâm Vũ

05. Mùa mưa không trở lại (Mùa mưa không còn nữa – Jyu gwai bat zoi loi – 雨季不再來) - Nhạc Hoa

06. Màu kỷ niệm - Phạm Đình Chương

07. Bài luân vũ mùa đông - Lê Vân Tú

08. Em là cô dâu đẹp nhất - Nguyễn Văn Chung

09. Đôi trái tim yêu - Thùy Linh

10. Vì em là con gái (Mỹ Lệ truyền thuyết – 美麗傳說) - Nhạc Hoa

11. Nhớ anh vạn lần (Xiǎng nǐ yī wàn cì – 想你一万次) - Nhạc Hoa

12. Anh thương em rồi - Trường Lê

13. Liên khúc bọt biển tình - Lam Phương

14. Một lần mình đã yêu nhau - Nhất Luân

15. Xót xa - Ngô Vũ Anh Châu

16. Đường xưa lối cũ - Hoàng Thi Thơ

17. Có trăng quên đèn - Thiên Trường

18. Đời tha hương - Nhạc cải biên

19. Biệt khúc - Nguyễn Đình Phùng

20. Tiếng rao đêm - Danny Đỗ Dũng

21. Chỉ còn chút hư hao - Hoàng Quốc Bảo

22. Hẹn nhau chiều chủ nhật - Anh Việt Thanh

23. Giấc mơ nhẹ nhàng – Ngược chiều nước mắt OST - Trần Quang Duy

24. Tạ từ lá - Phạm Thị Bích Quyên

25. Đừng cố yêu - Khắc Việt

26. Sài Gòn ơi - Mipha

27. Vũ điệu tình say - Hoài An (trẻ)

28. Nướng nướng nướng - Đức Thịnh

29. Sáng Chủ Nhật - Trương Nam Phong

30. Hằng Nga của em - Cao Minh Hưng