Bóng dáng mẹ hiền “nhớ thương con oán thù loài tàn hung” trong ca khúc “Nhớ người ra đi” của Phạm Duy


CA KHÚC “NHỚ NGƯỜI RA ĐI”

  • Tên ca khúc: Nhờ người ra đi
  • Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy
  • Năm ra đời: 1947
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thải Thanh, Duy Khánh – Thanh Tuyền, Bạch Quyên

Ca khúc “Nhớ người ra đi” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Có thể nói, nhạc sĩ Phạm Duy là người duy nhất được đồng hành xuyên suốt với tân nhạc Việt Nam, kể từ lúc thể loại này ra đời cho đến khi phát triển rực rỡ. Ông đã đóng góp nhiều sáng tác cho tân nhạc Việt Nam với nhiều thể loại từ nhạc cổ động, nhạc quê hương, nhạc tình ca, nhạc sinh viên, nhạc trẻ, nhạc cho tuổi thơ, nhạc ly hương… Và không thể không nhắc tới các ca khúc viết thời đi kháng chiến của Phạm Duy. 

Hầu hết các nhạc phẩm thời đi kháng chiến của ông đều rất giàu tình cảm, viết về những người dân chân chất, những bà mẹ chờ con, những người vợ trông chồng và những người hùng nông dân bỏ lại gia đình đi chống thực dân…

Những bài hát trước 1954 của Phạm Duy đều thấp thoáng hình dáng mẹ hiền và đều nhắc nhở về nỗi buồn, khắc khổ đau thương vì chiến chinh ly loạn. Có người mẹ đã lòa vì đợi con (Ngày trở về), có đau đớn nào hơn khi tự tay gói ghém cơ thể con không còn nguyên vẹn (Bà mẹ Gio Linh)… Và mong ngóng mỏi mỏi của mẹ trong ca khúc “Nhớ người ra đi”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nho-nguoi-ra-di-cua-nhac-si-pham-duy-8
Bìa tờ “Nhớ người ra đi”

Ca khúc “Nhớ người ra đi” được sáng tác năm 1947. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy đã kể lại câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1950: “Trong đợt lưu diễn ở miền Cao – Bắc – Lạng, một buổi nọ, sau ít màn trình diễn ca – vũ – kịch cho đồng bào thưởng thức, một ‘bà mẹ quê’ bước ra xin được hát tặng anh chị em trong đoàn văn nghệ một bài hát cổ truyền. Chúng tôi vỗ tay hoan nghênh. Bà mẹ đằng hắng, lấy giọng, rồi hát: Ai có nghe tiếng hát hành quân/ mà không nhớ thương người mẹ già…’. Tôi đứng lặng người. Đấy là bài ‘Nhớ người ra đi’ của tôi. Nhưng bây giờ nó không còn là… của tôi nữa. Nó đã là của quần chúng mất rồi! Tôi cảm động quá, muốn khóc òa lên…”, (Hồi ký Phạm Duy – Tập II, Chương 17, năm 1989). 

Đến năm 2002, trong một chuyến về thăm quê hương, nhạc sĩ Phạm Duy được sử gia Lê Văn Lan (trong Ủy Ban Nghiên Cứu thực hiện dự án khôi phục thành Thăng Long cũ) tặng một món quà nhỏ nhưng lại mang giá trị lớn lao. Đó là video tape ghi lại phóng sự về một cụ bà tròn 100 tuổi ở một làng quê hẻo lánh (thôn Lập Chí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn). Cụ bà có 2 người con đều hy sinh trinh chiến trường. Trong đoạn phim ngắn, cụ Nguyễn Thị Ngoan đã cất tiếng hát gần như trọn vẹn bài “Nhớ người ra đi” với lời nguyên bản, chính xác từng câu, từng chữ. Sau khi hát dứt bài dân ca kháng chiến đó, cụ bà còn ngân nga câu hát “Cầu cho đứa con trai, ở đâu đó con ơi, được vui” với giọng run run. Cụ bà bộc bạch: “Cứ mỗi lần nhớ thương con là tôi lại hát cái bài ấy, lòng thấy nguôi ngoai, cũng được an ủi phần nào”.

Sau khi nghe xong đoạn phim này, Phạm Duy đã thốt lên: “Một bà cụ trăm tuổi đã thuộc và giữ mãi trong lòng bà bài hát của tôi trong suốt bao nhiêu năm. Quả thực không có phần thưởng nào quý báu hơn, làm cho tôi vui sướng hơn”.

“Ai có nghe tiếng hát hành quân xa”

So với các ca khúc trước đó, “Nhớ người ra đi” không nhuốm màu bi thảm, đớn đau nhưng lại thật buồn:

“Ai có nghe tiếng hành quân xa

Mà không nhớ thương người mẹ già

Chờ con lúc đêm khuya

Người con đã ra đi, vì nước

.

Con bước đi khi trống làng dồn xa

Mẹ đưa mắt trông về ngọn cờ

Cầu cho đứa con trai

Ở đâu đó con ơi, được vui

.

Nhớ thương con oán thù loài tàn hung

Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng

Bóng dáng người hùng về ấm lũy tre xanh”

Ở phần đầu là những mong nhớ của bà mẹ dành cho đứa con trai nơi chiến trường xa. Ước nguyện của mẹ chỉ mong con được “vui” dẫu con vẫn đang hành quân chiến đấu hay đã không may đi xa… rồi. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nho-nguoi-ra-di-cua-nhac-si-pham-duy-9
Lời bài hát “Nhờ người ra đi”

Vẫn là ca khúc kháng chiến, nhưng đã có một khoảng cách thật là dài về thời gian. Nhạc sĩ sáng tác bài hát này đã rời vùng kháng chiến vào Nam. Thế nhưng, ca khúc sau hơn 50 năm vẫn còn ở lại với những bà mẹ có con phải ra đi vì chiến cuộc, như là một niềm an ủi diệu kỳ cho nỗi đau mất mát khó nguôi.

“AI có nghe tiếng hát hành quân xa

Mà không nhớ thương người vợ hiền

Chồng ra lính biên cương

Ngồi may áo cho con, còn nhớ

.

Em tiễn anh ra mãi đầu tôn

Một hôm lúc trâu bò về chuồng

Rồi em nhớ em mong

Chờ chiến sĩ xa xăm lập công

.

Nhớ thương anh oán thù loài tàn hung

Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng

Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh”.

Nếu như trong “Chiến sĩ vô danh”, Phạm Duy nhắc về những người lính nơi trận tiền thì trong “Nhớ người ra đi”, ông lại chỉ nhắc đến những người thân yêu. Ở đoạn 1, ông nhắc về nỗi nhớ mong con của mẹ già thì ở đoạn 2 là sự ngóng trông của người vợ hiền. Đó là lời cảm thương cho những người phụ nữ thời chiến, vừa phải quán xuyến mọi việc ở quê nhà vừa đêm ngày nhớ mong người đi xa.

Vào hôm tiễn đưa chồng ra đầu thôn, bóng dáng người thiếu phụ nhỏ bé chơ vơ giữa trời chiều. Họ đứng ngóng theo bóng người chồng dần khuất xa. Đó là hình ảnh biểu tượng cho cuộc chia ly thật buồn giữa thời chiến loạn. 

Nhưng dù buồn tủi thế nào thì người ở hậu phương vẫn phải vững vàng một lòng tin về ngày mai chiến thắng về người anh hùng sẽ sớm hồi hương về với vợ con, mẹ già.

“Ai có nghe tiếng hát hành quân xa

Mà không nhớ thương đàn trẻ nhỏ

Đùa trong nắng ngây thơ

Cùng nhau hát líu lo, ngoài ngõ

.

Nhưng mỗi khi dưới mái nhà mênh mang

Ngừng chơi nắm tay mẹ, hỏi rằng

Rằng: Cha chúng con đâu?

Về mua bánh cho cho con, mẹ ơi

.

Nhớ thương cha oán thù loài tàn hung

Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng

Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh…

Ở đoạn cuối, nhạc sĩ Phạm Duy nhắc đến “bầy trẻ thơ”. Thiếu bóng dáng người cha, căn nhà trở nên mênh mông, trống vắng. Và người mẹ ngập ngừng chẳng biết trả lời sao trước những câu hỏi ngây ngô: Cha chúng con đâu?

Đoạn 3 được khởi đầu bằng câu hát “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”. Dẫu chỉ là một câu khởi đầu để giới thiệu nội dung chính nhưng câu hát đầu tiên này lại thổi vào một không khí man mác buồn xuyên suốt bài hát. Tiếng hát hành quân trên đường xa vạn dặm, để thính giả của thế hệ hôm nay vẫn có thể nghe được, cảm được nỗi buồn thương năm cũ như vẫn còn văng vẳng quanh đây. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nho-nguoi-ra-di-cua-nhac-si-pham-duy-7
Ảnh minh họa

Xuyên suốt bài hát là nỗi nhung con trai của người mẹ già, nỗi ngóng trông chồng của người vợ hiền và những câu hỏi ngây ngô của bầy trẻ thơ khi thiếu vắng hình bóng của cha trong hành trình trưởng thành. Ca khúc không ngập tràn sự đau đớn như những nhạc phẩm khác nhưng khiến công chúng phải tĩnh lại nhiều phút giây để thẩm thấu từng lời ca từ…

Ca khúc “Nhớ người ra đi” nổi tiếng qua giọng hát Thái Thanh. Nhưng còn có một phiên bản được yêu thích khác của Duy Khánh – Thanh Tuyền và Bạch Quyên đã mang lại cảm xúc trọn vẹn. Nhất là đoạn cuối của “bé” Bạch Quyên thể hiện tâm sự của người con. Tiếng hát phảng phất nét trẻ, vừa ngây thơ vừa tội nghiệp của giọng ca mới chỉ 10 tuổi khiến người nghe nghẹn ngào.

Vài năm sau khi bài hát ra đời, năm 1954, khi nghe tin một hiệp định khôi phục hòa bình sắp được ký kết, nhạc sĩ Phạm Duy đã cho người lính trận trong bài hát này được trở về với mẹ già, với vợ hiện và với con thơ bằng ca khúc “Người về: “Me có hay chăng con về/ Chiều nay thời gian đứng im để nghe…”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Hợp âm xem nhiều

01. Běijīng huānyíng nǐ (北京欢迎你 – Bắc Kinh chào đón bạn) - Lâm Tịch

02. Dấu tình xa - Lê Vân Tú

03. Buồn ơi chào mi - Nguyễn Ánh 9

04. Hương xuân - Đặng Thành Vinh

05. Trong vòng tay mẹ - Thiên Tuế

06. Mùa xuân không có mẹ - Tuấn Khương

07. Trái tim sắt máu – Thần điêu đại hiệp OST (Shè diāo yīng xióng chuán zhī – Tiě xuè sān xīn zhǔ tí qū – 射鵰英雄傳 之 – 鐵血丹心 主題曲) - Dèng Wěi Xióng

08. Lay back in the arms of someone - Mike Chapman

09. Có duyên không nợ - Tống Gia Vỹ

10. Chào bạn âu sầu - Đang cập nhật

11. Thiên duyên tiền định - Đang cập nhật

12. Sao em đành bỏ ta đi - Lưu Thành

13. Hết đường - Phạm Trưởng

14. Sống trong cô đơn (Khi tôi một mình – Yī gè rén de shí hòu – 一個人的時候) - Nhạc Hoa

15. Bài luân vũ tình yêu - Ngô Tín

16. Moodshow - Nhạc Hoa Lời Việt

17. Tôi gặp em - Thúc Đăng

18. You’re not alone - Yasunori Mistuda

19. Bên hồ Than Thở - Lê Uyên Phương

20. Trôi về phía nhớ - Quỳnh Lệ

21. Mưa rơi tình sầu - Huỳnh Gia Quý

22. Kiểu gì chả mất - Đức Anh

23. Lầm lỡ - Thanh Sơn

24. Hãy hạnh phúc luôn phần em - Huỳnh Quốc Huy

25. Nhớ tình mẹ cha - Trần Tuấn

26. Những đứa con thành phố - Nguyễn Ánh 9

27. Buông tay cho nhẹ lòng - Tiến Thành

28. Biển còn sóng vỗ - Minh Trường

29. Không tiền sẽ thấy hết - Nhạc Hoa

30. Xót xa - Ngô Vũ Anh Châu