“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất


CA KHÚC “HOA SỨ NHÀ NÀNG”

  • Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam
  • Thể loại: Nhạc vàng
  • Năm ra đời: Cuối thập niên 1960
  • Năm phát hành: 1972
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Chế Linh

Ca khúc “Hoa sứ nhà nàng” được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hoàng Phương (tên thật là Nguyễn Kim Hoàng, 1943 – 2002) là nhạc sĩ chuyên sáng tác các ca khúc về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương ta thiết. Ông cũng chính là tác giả của ca khúc “Hoa sứ nhà nàng” (viết chung với nhạc sĩ Hoài Nam). Đây là bài hát nhạc vàng duy nhất được chính quyền mới cấp phép lưu hành sau ngày 30/4/1975.(khi mà nhạc vàng chưa được cấp phép rộng rãi thì đã có không ít ca sĩ trong nước thể hiện ca khúc này). Cũng vì đây là ca khúc không bị cấm nên được khán giả đón nhận nồng nhiệt ở thời kỳ đó.

Ca khúc “Hoa sứ nhà nàng” được sáng tác vào năm 1968. Đây sản phẩm đầu tay của nhạc sĩ Hoàng Phương và là ca khúc nhạc vàng với giai điệu bolero trữ tình dễ nghe, dễ thuộc. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoa-su-nha-nang-cua-nhac-si-hoang-phuong-0
Nhạc sĩ Hoàng Phương

Ca khúc viết về chuyện tình dang dở bằng giai điệu bolero cung thứ buồn man mác. Lời bài hát gần gũi với đa số giới nghe nhạc bình dân, đồng cảm với tâm trạng của khán giả nhiều thế hệ, đặc biệt là các chàng trai đang thất tình. Hợp âm của ca khúc cũng khá đơn giản nên bất cứ ai đang tập tành gutar cũng có thể ôm đàn chuyển đổi nhịp nhàng.

Theo các nhạc sĩ cùng thời, người góp sức không nhỏ vào sáng tác “Hoa sứ nhà nàng” là nhạc sĩ Hoài Nam – tác giả của các ca khúc nổi tiếng như: Ba tháng quân trường, Chín tháng quân trường, Sau lần hẹn cuối… Thời điểm sáng tác “Hoa sứ nhà nàng”, Hoàng Phương chưa có sáng tác nào cả. Sau thời gian sáng tác với một nhạc sĩ trẻ tuổi Phượng Vũ, nhạc sĩ Hoàng Phương có ý tưởng viết “Hoa sứ nhà nàng” và đã cùng người bạn Hoài Nam sáng tác. 

“Hoa sứ nhà nàng” chính thức được phát hành vào năm 1972. Ca khúc được Chế Linh thu âm vào băng nhạc Kim Đằng 2. Sau 1975, Chế Linh thể hiện lại ca khúc này trong băng nhạc của trung tâm Làng Văn. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoa-su-nha-nang-cua-nhac-si-hoang-phuong-6
“Hoa sứ nhà nàng” II, III không được thành công bằng ca khúc đầu tiên

Đến thập niên 1980, ca sĩ Tuấn Vũ phát hành album “Đôi mắt người xưa”, trong đó có ca khúc “Hoa sứ nhà nàng”. Thông qua giọng hát siêu hay của Tuấn Vũ, ca khúc một lần nữa được sống dậy, trở thành hiện tượng trong làng nhạc hải ngoại. 

Vì ca khúc “Hoa sứ nhà nàng” quá nổi tiếng nên vào thập niên 1990, nhạc sĩ Hoàng Phương đã viết thêm “Hoa sứ nhà nàng” 2, 3. Tuy nhiên, các sản phẩm sau này không nổi tiếng bằng ca khúc đầu tiên. Nhưng nó cũng được khán giả khá đón nhận.

“Hoa sứ nhà nàng” – Ca khúc bị hát sai lời nhiều nhất

“Hoa sứ nhà nàng” là ca khúc nổi tiếng nhất thập niên 1980. Tuy nhiên, đây cũng là bài hát bị hát sai nhiều nhất, sai cả lời tự lẫn tiêu đề. 

Theo bản gốc phát hành trước 1975, ca khúc này có tên “Hoa sứ nhà em”. Sau ngày 30/4/1975, qua nhiều dị bản, nhiều ca sĩ khác nhau hát thời kỳ 1980, ca khúc bị đổi thành “Hoa sứ nhà nàng”. Cái tên mới này trở nên nổi tiếng đến nỗi làm cho người ta quên luôn cả cái tên gốc “Hoa sứ nhà em”. 



Ca khúc này đầu tiên có tiên là “Hoa sứ nhà em”

Chưa hết, ngoài việc sai tự đề, nhiều ca sĩ còn hát sai cả phần lời. Nguyên nhân có thể là vì khi các ca sĩ sau 1975 hát đã không đối chiếu lại với tờ nhạc gốc. Họ hát theo kiểu truyền tai nhau. Ngay từ các chữ đầu của bài hát đã bị hát sai:

“Đêm đêm ngủ mùi hương” bị đổi thành “đêm đêm ngửi mùi hương” – Chữ “ngửi” nghe có vẻ hợp lý nhưng đã làm cho câu hát trở nên trần tục hơn lời gốc.

“Đậm đã gây nhớ gọi tên” bị đổi thành “đậm đà đây đó gọi tên” – không hiểu “đây đó gọi tên” nghĩa là gì?

“Nhà nàng cách gần bên giàn hoa sứ ranh vườn” bị đổi thành “nhà nàng cách nhà tôi giàn hoa sứ quanh tường”.

“Biết chăng ngày sau khi ngõ về gần nhau tình ôi đóm lửa phai mầu” bị đổi thành “biết chăng về sau khi ngõ về gần nhau tịnh yêu đã vội phai màu”.

“Một trời tim tím than” bị đổi thành “một thời tim tím mộng mơ”.

Dưới đây là lời chép gốc ca khúc “Hoa sứ nhà nàng”:

Đêm đêm ngủ mùi hương mùi hoa sứ nhà nàng 

hương nồng hoa tình ái 

đậm đà gây nhớ gọi tên 

Nhà nàng cách gần bên giàn hoa sứ ranh vườn 

nhìn sang trộm nhớ thương thầm mơ ngày mai lứa đôi. 

Hôm qua mẹ bảo tôi nhờ hoa sứ nhà nàng 

ướp trà thơm đãi khách họ hàng 

cô bác đều khen 

nhờ nàng hái giùm tôi màu hoa thắm chưa tàn 

nụ hoa còn giữ nhụy vàng chắc nàng hiểu tình tôi.

Nhưng đêm trở sầu 

em bước qua cầu 

cuộc tình tan đau bể dâu 

Biết chăng ngày sau khi ngõ về gần nhau 

tình ôi đóm lửa phai màu 

Đêm đêm ngủ mùi hương mùi hoa sứ bẽ bàng, hoa tình yêu rụng vỡ 

một trời tim tím thở than 

nhà nàng với nhà tôi tình thân thiết vô vàn 

Làm sao nàng nỡ phụ phàng để tình tôi dở dang…

Xem thêm: Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
[ad_1] Sau 5 năm lăn lội với nghề (làm ca sĩ hát lót, đi bán dĩa nhạc dạo để quảng bá tên tuổi), Phi Nhung lần đầu tiên được giới...

Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
[ad_1] Để vinh danh và tưởng nhớ nhạc sĩ Lê Dinh với hơn 40 cống hiến nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ đã cùng nhau tổ chức một đêm nhạc để...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
[ad_1] Ca sĩ Elvis Phương là một trong những giọng ca rất được yêu thích thập niên 1960-1970, và đây là top 5 ca khúc hay nhất của ông. Nguồn:...

Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
[ad_1] Trong mắt nhạc sĩ Trúc Hồ, Như Quỳnh không chỉ có giọng ca đẹp, vóc dáng xuất sắc mà còn giỏi múa, ăn ảnh, bắt camera, trình diễn rất...

Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
[ad_1] CA KHÚC "ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY" Thơ: Quang Dũng Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niên 1970 Ca sĩ thể...

Thế Sơn – Thủy Tiên: Từ đôi song ca nổi tiếng ở trong nước đến ca sĩ hải ngoại đình đám
Thế Sơn – Thủy Tiên: Từ đôi song ca nổi tiếng ở trong nước đến ca sĩ hải ngoại đình đám
[ad_1] Mỗi khi xuân về, các ca khúc xuân lại vang lên khắp các ngõ ngách từ phố phường đô thị tới thôn quê xa vắng. Trong những khúc nhạc...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Hương Thủy: Xứng danh đóa hoa phù sa miền sông nước
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Hương Thủy: Xứng danh đóa hoa phù sa miền sông nước
[ad_1] Ca sĩ Hương Thủy là một trong những ca sĩ hát nhạc dân ca, cải lương nổi tiếng, được nhiều người mến mộ. Nguồn: Internet Ca sĩ Hương Thủy...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

“Tình yêu trả lại trăng sao” của Lê Dinh: Lời nghẹn đắng dành cho cuộc tình buồn
“Tình yêu trả lại trăng sao” của Lê Dinh: Lời nghẹn đắng dành cho cuộc tình buồn
[ad_1] CA KHÚC "TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO” Ca khúc “Tình yêu trả lại trăng sao” ra đời trong hoàn cảnh nào? “Tình yêu trả lại trăng sao” là...

Cố danh ca Quỳnh Giao và đôi lời về dòng “nhạc sến”
Cố danh ca Quỳnh Giao và đôi lời về dòng “nhạc sến”
[ad_1] Nếu có phải giải thích cho người ngoại quốc về tân nhạc Việt Nam, có lẽ chúng ta sẽ hơi lúng túng. Có lần một bà bạn Mỹ (một...

Ads Bottom