Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan


Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan

Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong sáng tác tân nhạc và nhạc vàng miền Nam. Tên tuổi và âm nhạc của Châu Kỳ đã được ghi trang trọng trong hành trình phát triển rực rỡ của nền tân nhạc Việt Nam một thời.

Với sức sáng tác bền bỉ, ông đã để lại cho đời hơn 200 ca khúc bất hủ, được nhiều thế hệ yêu nhạc say mê như: Con đường xưa em đi, Giọt lệ đài trang, Đón xuân này nhớ xuân xưa, Đừng nói xa nhau, Được tin em lấy chồng, Đường về nhà em,…



Chuyen-tinh-buon-cua-nhac-si-Chau-Ky-va-danh-ca-Moc-Lan (1)
Đôi song ca Châu Kỳ – Mộc Lan đình đám một thời

Còn Mộc Lan là nữ danh ca nổi tiếng tại Sài Gòn từ thập niên 1940 – 1950, được đánh giá là người có tài sắc vẹn toàn. Dung nhan thời thiếu nữ của danh ca Mộc Lan được mô tả là “đẹp như tranh vẽ, da trắng như trứng gà bóc, răng đều như hạt cườm”. Bên cạnh nhan sắc lộng lẫy, Mộc Lan còn sở hữu một giọng hát vừa chuẩn mực, vừa đa tình làm say mê biết bao chàng trai si tình thở đó. Thời ấy không một sân khấu đại nhạc hội nào vắng bóng nữ danh ca xinh đẹp.

Danh ca Mộc Lan tên thật là Phạm Thị Ngà, sinh năm 1931 ở Hải Phòng. Vì cuộc sống cơ cực bà phải theo anh trai vào Sài Gòn tha phương cầu thực. Tại chốn đô thành, bà may mắn gặp được nhạc sĩ Lê Thương và được ông dìu dắt vào nghề, đặt cho một nghệ danh rất đẹp – Mộc Lan, tên một loài hoa thuần khiết và ngọt ngào. Ca khúc đưa tên tuổi Mộc Lan vào hàng danh ca khi ấy chính là bài “Đi chơi chùa hương” do GS Nhạc sĩ Trần Văn Khê phổ từ bài thơ “Chùa Hương”.

Mối tình “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan

Nhắc đến cái tên nhạc sĩ Châu Kỳ hay danh ca Mộc Lan, người ta sẽ nhớ ngay đến đôi song ca Châu Kỳ – Mộc Lan lừng danh một thời.

Lúc nhạc sĩ Châu Kỳ gặp Mộc Lan, ông chỉ là một ca sĩ nổi tiếng vừa từ Huế vào Sài Gòn. Khi ấy, nhạc sĩ Châu Kỳ khá đẹp trai, hát hay lại giỏi nhạc, tuy không cao lớn nhưng đứng cùng sân khấu với nữ danh ca xinh đẹp Mộc Lan lại chẳng bị khuất lấp. Giọng hát của họ khi ấy được nhà văn Trần Áng Sơn – em trai nữ danh ca Mộc Lan, khen ngợi là hòa hợp, tô điểm cho nhau khiến cảnh vật xung quanh cũng trở nên tưng bừng, rộn rã.

Cứ thế, đôi trai tài gái sắc hợp nhau cả trên sân khấu lẫn ngoài đời, họ yêu nhau rồi nên duyên vợ chồng trong sự ủng hộ, yêu mến của mọi người. Sau khi kết hôn, nhạc sĩ Châu Kỳ đưa người vợ xinh đẹp, nhỏ hơn mình 8 tuổi về Huế để ra mắt gia đình và sống luôn ở đấy. Về Huế, cả hai thường xuyên đi hát cho đài phát thanh cố đô với mức lương khá hậu hĩnh. Thế nhưng, tổ ấm của đôi song ca tài danh, nổi tiếng nhất đương thời lại chỉ là một căn phòng nhỏ nép phía sau Ty Thông tin huế dưới chân cầu Trường Tiền, khác một trời một vực so với hình ảnh rực rỡ của cả hai khi đứng trên sân khấu.

Nhưng đáng tiếc, căn phòng nhỏ ấy không thể nuôi dưỡng hạnh phúc của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan. Ở Huế được một thời gian, những tin đồn thất thiệt về mối quan hệ thân thiết giữa danh ca Mộc Lan và một người đàn ông giàu có khiến nhạc sĩ Châu Kỳ ghen tuông dữ dội. Thế là ông quyết định dẫn vợ vào Sài Gòn sinh sống nhằm tránh xa thị phi và níu giữ cuộc hôn nhân đang trên bờ vực sụp đổ. Thế nhưng, sau bao nỗ lực, đôi trai tài gái sắc cũng chính thức đường ai nấy đi vào năm 1954.



Chuyen-tinh-buon-cua-nhac-si-Chau-Ky-va-danh-ca-Moc-Lan (3)
Nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan chia tay sau 3 năm về chung nhà

Sau này, trong cuốn “Những trang sách khép mở”, nhà văn Trần Áng Sơn – em ruột của ca sĩ Mộc Lan đã lý giải nguyên nhân rạn nứt của đôi uyên ương Châu Kỳ – Mộc Lan chính là do sự xuất hiện của một người đàn có tên là Mệ Phủ. Trong cuốn sách có ghi rằng: “Vào những buổi chiều, ông ta thường đến thăm các chị tôi và lúc nào cũng mang quà cáp cho mọi người. Ông thường tự lái chiếc xe jeep hiệu Lăng Rô Vơ, tiếng máy xe nổ rất êm… Tuy tặng những món quà đắt nhất, đẹp nhất cho chị Ngọc, thế nhưng người ông ta chú ý lại chính là cô em Mộc Lan, họa mi tuyệt sắc của cố đô Huế thời ấy. Tôi nhận ra điều này vì thời gian gần đây anh Châu Kỳ ít xuất hiện cùng với chị tôi, nhất là trong những lần có sự hiện diện của vị khách quý tộc… Rồi sau đó một thời gian anh Châu Kỳ công khai phản đối gia đình tôi về sự hiện diện quá ư đặc biệt của Mệ Phủ… Anh Châu Kỳ và chị tôi vào lại Sài Gòn, thế rồi họ chia tay nhau”.

Về phía nhạc sĩ Châu Kỳ, sau này trong một lần phỏng vấn ông tiết lộ lý do tan vỡ là vì nữ danh ca Mộc Lan ngoại tình. Dù đã dắt vợ vào Sài Gòn, nhưng tình địch vẫn bám theo. Ở chốn đô thị phồn hoa, đôi tình nhân vẫn hẹn hò, gặp gỡ nhau. Lời ong tiếng ve râm ran khắp chốn nên nhạc sĩ Châu Kỳ quyết định theo dõi vợ. Khi ấy ông đi cùng nhà thơ Đặng Văn Nhân, bám theo tới tận Chợ Lớn. Nhưng nhạc sĩ Châu Kỳ lại không đủ can đảm chứng kiến người đã từng “hương lửa mặn nồng” cùng mình, nay lại tay trong tay với người khác nên nhờ ông Nhân đi bộ theo dõi, còn mình chỉ ở lại trong xe chờ. Đến khi được ông Nhân trở ra kể lại sự tình, nhạc sĩ Châu Kỳ thấy như trời đất sụp đổ, thậm chí ông còn tông vừa cửa xe, rồi còn định nhảy sông tự vẫn, nhưng may nhờ có ông Nhân ghì lại. Bao nhiêu uất ức dồn nén, cả hai quyết định chia tay nhau.

Duyên tình lỡ làng khiến lòng chàng nhạc sĩ tan nát

Ân nghĩa phu thê kéo dài 6 năm với danh ca Mộc Lan để lại dư âm buốt nhói trong lòng nhạc sĩ Châu Kỳ. Ông đem những tổn thương trong lòng hóa thành lời ca tiếng hát. Thế là giai đoạn này, nhạc sĩ Châu Kỳ cho ra đời hàng loạt ca khúc đau thương, sầu lụy như: Từ giã kinh thành, Khúc ly ca, Đàn không tiếng hát, Tiếng hát dân Chàm, Biệt kinh kỳ, Khuya nay anh đi rồi, Tìm nhau trong kỷ niệm, Hương Giang tôi còn chờ, Đừng nói xa nhau, Tiếng ca đó về đâu,…

Cứ thế 3 năm ròng rã trôi qua, nỗi đau trong lòng cũng dần nguôi ngoai, nhạc sĩ Châu Kỳ gặp gỡ cô nữ sinh Kha Thị Đàng. Cả hai nên duyên vợ chồng và chung sống hạnh phúc với nhau gần 60 năm trước khi nhạc sĩ Châu Kỳ qua đời vào năm 2008.



Chuyen-tinh-buon-cua-nhac-si-Chau-Ky-va-danh-ca-Moc-Lan (2)
Nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan khi về già

Còn về phía danh ca Mộc Lan thì sao? Sau khi tan vỡ hôn nhân với nhạc sĩ Châu Kỳ, bà đi bước nữa với một người đàn ông khác nhưng không thành. Đó là một người đàn ông bất tài, chỉ muốn đào mỏ từ danh tiếng của vợ. Còn hiện nay, danh ca Mộc Lan đang sống lẻ loi trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ, TP. Hồ Chí Minh.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...