TỰ HỌC SÁNG TÁC NHẠC NHƯ THẾ NÀO?


Thế nào là tự học sáng tác nhạc?

Sáng tác nhạc không chỉ đơn thuần là viết một vài câu nhấn nhá nhịp điệu hay hòa âm đơn giản. 

Tự học sáng tác nhạc sẽ bao gồm các đầu việc: viết lời cho bài hát có ý nghĩa, phát triển giai điệu hay và sắp xếp lời theo phong cách của nhạc với cấu trúc hài hòa và nhịp điệu bắt tai. 

Hay có thể hiểu chung là quá trình sáng tạo giai điệu, lời và nhịp điệu cho một bài hát. Vì vậy có thể nói rằng một nhà sáng tác nhạc sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Những phần quan trọng của một bản nhạc

Tất nhiên rồi, để tự học sáng tác nhạc, trước tiên bạn cần biết cấu trúc của một bài hát có những phần nào là quan trọng nhất. 

Trong một bài nhạc thông thường sẽ gồm có ba phần chính là Verse (phân khúc) ,Chorus (điệp khúc) và Bridge (phần chuyển tiếp).

Verse (phân khúc)

Verse là phần thúc đẩy bài hát cao trào hơn. Giống như khi bạn đang kể một câu chuyện, thì verse là những chi tiết hồi hộp, gay cấn để thu hút bạn đọc tiếp. Giai điệu trong verse của bạn phải tăng dần và dẫn dắt liền mạch vào phần điệp khúc của bạn.

Chorus (điệp khúc)

Phần điệp khúc của bài hát sẽ được lặp lại một phần lời của bài hát và xảy ra sau một phân khúc (verse). 

Điệp khúc là phần thu hút nhất trong một bài nhạc, bạn cần quan tâm đến việc sáng tác một đoạn điệp khúc bắt tai người nghe.

Một đoạn điệp khúc hay là một đoạn điệp khúc ấn tượng và hấp dẫn. Thông thường mọi người nghe nhạc thì họ sẽ thuộc phần điệp khúc nhất, vì vậy nó sẽ là phần dễ nhận biết nhất trong các bài hát. Đó là lý do tại sao điệp khúc thường là phần cần được chú trọng và quan tâm trong quá trình sáng tác nhạc.

Bridge (phần chuyển tiếp)

Trong một bài nhạc, Bridge là phần nổi bật và tương phản so với phần còn lại của bài hát. Đây là một phần tạo thêm chiều sâu cho bài nhạc mà bạn nên chú trọng trong quá trình sáng tác nhạc.

Bridge thường nằm giữa một đoạn điệp khúc và verse. Khi phần birdge kết thúc, cấu trúc ban đầu – một đoạn phân khúc và một đoạn điệp khúc – trở lại. Điều này sẽ khiến người nghe cảm thấy phần phân khúc hoặc điệp khúc của bài nhạc hấp dẫn hơn.

Tự học sáng tác như thế nào?

Để có thể gây ấn tượng  cho người nghe, ca khúc cần phải đạt 4 yếu tố sau: 

  • Giai điệu nghe “bắt” tai vì đây là ca khúc chứ không phải là bài thơ đọc bằng nốt nhạc
  • Ca từ phải hay, phải thu hút và thể hiện rõ ý tưởng ca khúc
  • Cấu trúc ca khúc phải hợp lý, cân đối tương thích với ca từ và nhạc
  • Có đoạn giai điệu đẹp nhất và dễ nhớ nhất trong cả bài: thường thì đoạn gây ấn tượng nhất cho người nghe là đoạn điệp khúc, hãy chú trọng vào phần này.

Để làm được bạn cần:

  • Trước tiên, để có thể tự sáng tác nhạc, bạn cần có một ít thơ văn trong ngôn từ, biết làm thơ, gieo vần… để đặt lời hát. 
  • Tiếp theo, bạn phải biết rung cảm, xúc động trước những gì xảy ra, dù vui dù buồn cũng khiến bạn phải suy nghĩ, để tìm đề tài sáng tác, và thêm tình tiết cho ca khúc…
  • Thêm vào đó, bạn cần nên biết một ít kỹ thuật sáng tác…Nếu bạn có  điều này, bạn có thể sáng tác và hoàn thành một ca khúc dễ dàng. 

Cách sáng tác nhạc như nhạc sĩ chuyên nghiệp

Bài hát có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào phần lời của bài hát. Bởi vậy, sáng tác nhạc rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, VietVocal sẽ chia sẻ cho bạn cách tự học sáng tác nhạc hay như nhạc sĩ.

1. Chọn chủ đề

Chủ đề của bài hát

Trước tiên bạn cần xác định chủ đề của bài hát. Bạn cần biết mình viết về nội dung gì? Bạn có thể sáng tác vào bất kỳ chủ đề nào mà bạn muốn nhưng nó cần có ý nghĩa và có tính lan tỏa cộng đồng mạnh mẽ. Ví dụ như:

  • Các chủ đề quan trọng với bạn hoặc những trải nghiệm trong cuộc sống, mở rộng ra là thành phố, nền văn hóa và đất nước.
  • Những điều mà bạn cảm nhận được qua những cuộc trải nghiệm về tình yêu, cuộc sống,…

Tự do viết về chủ đề đã chọn

Khi bạn đã xác định được chủ đề để viết, hãy cố gắng nghĩ đơn giản. Bất cứ ý tưởng nào xuất hiện trong đầu, hãy ghi lại nhanh. Mục đích của việc làm này là có thể sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới. Sau đó, hãy xem lại và chọn lọc những câu từ phù hợp nhất. 

Tìm sự kết nối

Khi đã có các ý tưởng, bạn hãy đưa cảm xúc của mình vào từng câu hát và ca từ và sắp xếp lại theo đúng mạch cảm xúc. Những câu từ này không nhất thiết phải là lời bài hát, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cũng như kết nối lời bài hát.

2. Sáng tác điệp khúc

Điệp khúc là phần lời quan trọng nhất của bài hát, đây là phần thu hút nhất của một bài hát. Vì vậy, bạn nên viết lời đơn giản, dễ nhớ. Trước khi bắt đầu viết, hãy xem lại những ý tưởng vừa chọn chủ đề và triển khai theo nội dung để tìm kiếm câu chủ đạo hay nhất. 

Những đoạn điệp khúc thường gây ấn tượng và diễn đạt được toàn bộ cảm xúc của người viết. Vì vậy, bạn nên để nó nằm ở vị trí trung tâm của bài hát. Dù là đơn giản nhưng phải lay động được người nghe.

3. Cách viết lời bài hát bằng phần lời chính

Bạn cần đẩy cảm xúc vào bài viết một cách gián tiếp, đó là yếu tố để dẫn dắt câu chuyện trong bài hát, được gọi là phần lời chính. Bên cạnh đó, hãy thêm các tính từ và trạng từ cuốn hút nhằm tạo tính hình ảnh cho lời bài hát.

Lời chính của bài hát có thể diễn tả sự kiện theo trình tự thời gian hoặc có thể mang tính tự sự. Câu đầu tiên của đoạn mở đầu được coi là quan trọng nhất vì nó có thể khiến người nghe có tiếp tục nghe bài hát của bạn không.

Gợi ý về cách viết ca từ:

  • Từ nội dung các truyền thuyết, chuyện kể, ngụ ngôn, ca dao… rút ra ý tưởng.
  • Viết về xúc cảm, suy tư, nhận thức riêng của mình đối với khung cảnh, cuộc sống quanh mình.
  • Con người thích tâm sự, thích nghe chuyện người khác. Ca khúc tự sự hoặc kể về một câu chuyện “lạ kỳ” sẽ gây chú ý cho người nghe.
  • Luôn suy nghĩ cách viết câu văn học hơn, sử dụng các từ ẩn dụ, ví von, so sánh và… nên viết thành văn vần.
  • Lưu ý về ý nghĩa của các đoạn ca từ trong giai điệu, tránh trường hợp ngắt câu chữ không đúng chỗ, làm sai nghĩa.

4. Hoàn thành bài hát

Sau khi đã viết đủ các phần intro, verse, chorus, outro,… bạn có thể gắn kết các phần lại với nhau. Làm sao cho tổng thể bài hát được hài hòa. 

Đoạn điệp khúc (chorus) là trọng tâm của bài hát nhưng phần lời chính cần phải làm nền tảng cho phần trọng tâm này giúp người nghe có thể cảm nhận dòng cảm xúc đang chạy qua từng nốt nhạc và ca từ của nó. 

Bạn có thể nhờ một người có chuyên môn khác, hay đưa cho bạn bè nghe trước và nói cảm nhận của họ. Từ đó, tiếp thu các ý kiến và chỉnh sửa lại bản nhạc hoàn hảo nhất nhé. 

5. Củng cố lời bài hát về giai điệu

Để bài hát được hoàn chỉnh, bạn cần tạo nhịp vững chắc cho bài hát. Bạn cần cân nhắc xem bài hát nên bắt đầu ở âm vực nào là phù hợp nhất để phần lời sẽ được nhấn mạnh và thu hút sự chú ý của người nghe hơn.

Đặc biệt hơn khi công nghệ phát triển nhanh chóng, bạn có thể sáng tác nhạc trên các nền tảng trực tuyến cũng rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian. 

(Nguồn: vietvocal.com)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
[ad_1] VỀ CA KHÚC HOÀI CẢM Tên ca khúc: Hoài cảm Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1953 Nằm trong album: Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Danh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
[ad_1] VỀ CA KHÚC LÒNG MẸ Tên ca khúc: Lòng mẹ Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Trữ tình Nằm trong album: Không rõ. Ca sĩ thể hiện tiêu...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN LOÀI HOA DANG DỞ Tên ca khúc: Chuyện loài hoa dang dở Nhạc sĩ sáng tác: Y Vũ Thể loại: Nhạc vàng bolero Nằm trong...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
[ad_1] VỀ CA KHÚC NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG Tên ca khúc: Nỗi buồn hoa phượng. Nhạc sĩ sáng tác: Thanh Sơn. Thể loại: Nhạc trữ tình bolero. Nằm trong album: Thanh...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu
[ad_1] VỀ CA KHÚC HAI VÌ SAO LẠC Tên ca khúc: Hai vì sao lạc Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Trước...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện người trinh nữ tên Thi”: Câu chuyện có thật, kể về đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện người trinh nữ tên Thi”: Câu chuyện có thật, kể về đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN NGƯỜI TRINH NỮ TÊN THI Tên ca khúc: Chuyện người trinh nữ tên thi Nhạc sĩ sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ Thể loại:...

Hoàn cảnh ra đời “Bài Tango cho em”: Nhạc phẩm được “thai nghén” trong men say tình ái
Hoàn cảnh ra đời “Bài Tango cho em”: Nhạc phẩm được “thai nghén” trong men say tình ái
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM BÀI TANGO CHO EM Tên ca khúc: Bài Tango cho em Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: Thập niên...

Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương
Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM "VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA" Tên ca khúc: Vũng lầy của chúng ta: Nhạc sĩ sáng tác: Lê Uyên Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm...

Hoàn cảnh ra đời “Anh cho em mùa xuân”: Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết
Hoàn cảnh ra đời “Anh cho em mùa xuân”: Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM ANH CHO EM MÙA XUÂN Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Hiền Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: 1962 Hãng đĩa: Hãng đĩa Asia Ca sĩ thể...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM "ĐÀN BÀ" Tên ca khúc: Đàn bà Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1984 Nằm trong album: Hương,...