“DÂNG LÊN ĐẢNG NIỀM TIN”, MỘT BÀI HÁT CA NGỢI ĐẢNG CỦA NHẠC SĨ TRỌNG LOAN

     Tác giả: NS Trọng Lưu

    Nhạc sĩ Trọng Loan sinh năm 1923, mất năm 2010. Sinh thời ông là một người lính. Nhập ngũ tháng 9 năm 1945 ngay sau khi tham gia khởi nghĩa, cướp chính quyền về tay cách mạng tại thành phố Vinh, Bến Thủy, tỉnh Nghệ An. Kể từ đó ông đã đi theo Đảng trong suốt cả cuộc đời quân ngũ của mình cho đến tận khi nghỉ hưu, năm 1988.

   Về tác phẩm, nhạc sĩ Trọng Loan là một người viết rất đa dạng. Ông viết về mọi đề tài, nhưng trong đó mảng đề tài về Đảng, về Bác Hồ là những chủ đề mà ông luôn quan tâm và đã dành nhiều công sức, tình cảm, tâm huyết của mình để sáng tạo nên rất nhiều tác phẩm thành công, đi vào lòng người và được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Có thể kể đến như:

   – Viết về Bác Hồ: Muôn năm Hồ Chí Minh (1950), Lời ca dâng Bác (1968), Nhớ Bác Hồ (1971), Hương thơm vườn Bác (1987), Thăm lại làng Sen (1996), Hồ Chí Minh Người gọi ta tiến bước tiên phong (2000)…

   – Viết về Đảng: Tiến theo cờ Đảng (1960), Theo Đảng ta đi giành mùa xuân mơ ước (1975), Dâng lên Đảng niềm tin (1976), Tình Đảng ngời sáng trong tim anh (1979),  Hát về Đảng hát về núi sông (1981)…

   Những năm 1975-1976, nhạc sĩ Trọng Loan mới ngoài 50 tuổi, đang rất sung sức.

   Năm 1975, ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, đi đến đâu viết đến đó, rất chân thực và kịp thời phổ biến. Với tinh thần phơi phới niềm tin chiến thắng, ngay từ tháng 1 năm 1975 ông đã viết: “Theo Đảng ta đi giành mùa Xuân mơ ước”, “Vùng giải phóng đẹp thay”. Tiếp theo là: “Hát trên Tây Nguyên của ta” (3/1975), “Hát trên sông Hương của ta” (4/1975), “Quân giải phóng đã về đây” (5/1975).

Vào những ngày đầu năm 1976, trong không khí hân hoan và niềm tự hào của đất nước vừa mới thống nhất, nhạc sĩ Trọng Loan đã hát vang: “Từ mùa xuân nay ta hát chung bài ca”, rồi “Dâng lên Đảng niềm tin” với những giai điệu vui tươi, trong sáng, tin tưởng để gửi gắm tình cảm của mình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Như lời ông nói: “Nói sao cho hết được niềm tự hào của mỗi nhạc sĩ trong Quân đội chúng tôi đã biết đón lấy, chắt chiu, giữ gìn từng cảm xúc nghệ thuật tinh hoa, trong sáng và cũng rất mãnh liệt của cuộc sống chiến đấu và công tác mà Đảng đã giáo dục cho chúng tôi biết định hướng, biết cách suy nghĩ, tìm tòi để có được những thành công trong quá trình sáng tác”. Đó cũng là tâm huyết của đội ngũ các văn nghệ sĩ trong Quân đội nói chung.

   Thời đó chưa có zalo, facebook như bây giờ nên để trao đổi, chia sẻ tác phẩm mới với nhau, các nhạc sĩ chỉ có cách gặp mặt trực tiếp và hát cho nhau nghe.

   Hàng tháng, tổ sáng tác Quân đội thường xuyên sinh hoạt tại nhà nhạc sĩ Trọng Loan ở Khu tập thể 3B Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội. Tổ sáng tác có rất nhiều các nhạc sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ, như nhạc sĩ Huy Du, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, nhạc sĩ Trọng Loan, nhạc sĩ Lương Ngọc Trác, nhạc sĩ Văn An, nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, nhạc sĩ Đôn Truyền… Các nhạc sĩ rất thân thiết và quý trọng tài năng của nhau. Mỗi khi có bài hát mới bao giờ cũng mang đến chia sẻ với nhau để cùng trao đổi, góp ý hoàn thiện thêm. Từng câu, từng chữ, từng nốt nhạc đều được phân tích, mổ xẻ và trau chuốt một cách kỹ lưỡng, sửa đi sửa lại nhiều lần cho đến khi thật “chuẩn chỉ” thì mới thôi.

Năm 1976, có đợt vận động sáng tác ca khúc để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV sẽ diễn ra vào cuối năm. Khi đó, đất nước vừa mới thống nhất, Bắc – Nam liền một dải, không khí cả nước rất phấn khởi, tràn đầy niềm tự hào và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội. Các nhạc sĩ Quân đội cũng tràn đầy niềm hứng khởi sáng tạo ca ngợi Đảng, ca ngợi đất nước. Mỗi người đều chọn cho mình một góc nhìn, một cách tiếp cận riêng: nhạc sĩ Văn An viết “Lá cờ Đảng”, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết “Đảng là cuộc sống của tôi”, nhạc sĩ Huy Du viết “Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi”. Nhạc sĩ Trọng Loan thì trăn trở làm sao để nói hết được tình cảm, tấm lòng biết ơn và sự tin tưởng tuyệt đối vào con đường cách mạng của Đảng mà mình đã đi theo trong suốt mấy chục năm trường.

   Trước đấy, nhạc sĩ Trọng Loan cũng đã có khá nhiều bài hát về Đảng rất thành công, như: “Tiến theo cờ Đảng” (1960), “Theo Đảng ta đi giành mùa Xuân mơ ước” (1975). Lần này, nhạc sĩ viết “Dâng lên Đảng niềm tin” với những lời tự sự tâm huyết, gan ruột:

   “Đường đi lên phía trước tôi nguyện theo Đảng trọn đời

   Kìa bao nhiêu mơ ước náo nức trong lòng tôi

   Đảng của tôi ơi!

   Người là vầng dương soi sáng đường đi

   Dẫn lối băng qua ngàn muôn trùng sóng

   Và chắp cánh tung bay tới đỉnh cao toàn thắng…”.

   Bài hát được nghệ sĩ nổi tiếng Kiều Hưng thể hiện, đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi, được sử dụng trong các chương trình biểu diễn ca múa nhạc, các chương trình phát thanh, truyền hình và nhạc sĩ Trọng Loan cũng đã vinh dự được Ban tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV trao tặng Giấy khen cùng Huy hiệu của Đại hội.

“DÂNG LÊN ĐẢNG NIỀM TIN” – TRỌNG LOAN (NSƯT ĐĂNG DƯƠNG)

    Một điều cần nói thêm, ngay từ khi mới ra đời, bài hát này lại được phổ biến với tên gọi “Niềm tin dâng Đảng”. Có lẽ đây là một cách gọi vắn tắt, ngắn gọn hơn và cũng đã được nhạc sĩ Trọng Loan đồng ý. Tuy nhiên, trong các văn bản, nhạc sĩ Trọng Loan vẫn ghi rõ là “Dâng lên Đảng niềm tin” để thể hiện sự thành kính và trân trọng của mình đối với Đảng và đây cũng là tên gọi chính thức của bài hát.

 

 Bài hát “Dâng lên Đảng niềm tin”. Bản gốc chép tay của nhạc sĩ Trọng Loan năm 1976 (ảnh do gia đình cung cấp)

Đã 50 năm trôi qua, nhưng bài hát “Dâng lên Đảng niềm tin” của nhạc sĩ Trọng Loan vẫn còn có sức sống mãnh liệt, tính thời sự và tiếp tục được lan tỏa mãi trong cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay./.

Theo Hội Nhạc sĩ

Các bài viết khác:
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...