CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ LISZT (1811-1886)


Franz Liszt, một bậc thầy trình diễn piano vĩ đại, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc, người đã làm cuộc cách mạng trong kỹ thuật biểu diễn piano, tiền bối của Wagner trong các tác phẩm sáng tác cho dàn nhạc của ông, sinh ra ở Raiding năm 1811. Ông được nhận những bài học nhạc đầu tiên từ cha mình, Adam Liszt, một nhân viên kế toán làm việc dưới sự bảo trợ của Hoàng thân Esterbéz tại Eisenstadt khi mà Haydn còn làm nhạc trưởng của dàn nhạc cung đình. Adam nhanh chóng nhận ra rằng con trai ông có những tố chất phi thường về âm nhạc.

Franz Liszt (1811-1886)

Cuộc đời Franz Liszt

Franz có những buổi biểu diễn đầu tiên của mình ở Oedenburg năm 1820 khi ông mới 9 tuổi và đã gây ấn tượng mạnh với một nhóm những nhà tư bản và quý tộc người Hungary, đến nỗi họ đồng ý tài trợ học phí cho ông ở Vienna. Ông học tập ở đây với Czerny và Salieri, và trong buổi biểu diễn đầu tiên trong năm 1821, thính giả Vienna đã thực sự choáng váng trước trình độ điêu luyện của ông. Gia đình Liszt rời Vienna trong khoảng cuối năm đó đến định cư tại Paris, nơi mà ông giành được sự kính trọng như đối với một nghệ sĩ piano phi thường. Sự ngạo nghễ chói lọi trong nghệ thuật điều khiển nhạc cụ điêu luyện, như làm xiếc của Liszt vượt trội so với một loạt các nghệ sĩ biểu diễn khác. Lối trình diễn “performing-dog tricks”, như bản thân ông gọi nó, đã gây kinh ngạc các thính giả thuộc giới quý tộc tại các phòng khách ông đã biểu diễn. Và rất nhanh chóng, ông trở thành một thần tượng ở Paris, mặc dù ông cũng có các buổi biểu diễn ở Pháp, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ.

Bắt đầu sự nghiệp sáng tác

Tuy nhiên, Liszt không bao giờ để cho công việc biểu diễn làm ảnh hưởng đến nỗ lực rèn luyện để trở thành một nhà soạn nhạc. Ông tiếp tục học tại Paris dưới sự hướng dẫn của Paer và Reicha. Vào năm 1824, Paer đã thuyết phục nhà hát Opera Paris diễn một đoạn nhạc kịch ngắn của nhà soạn nhạc trẻ này. Kết quả, vở Don Sancio or The castle of love (Don Sancio hay lâu đài tình yêu) được diễn buổi đầu tiên vào năm 1825. Nó bị lãng quên rất nhanh, nhưng Liszt không hề nản lòng. Trong khi chờ đợi, ông vẫn tiếp tục sự nghiệp của một nhạc công bậc thầy. Không phải tình cờ khi các sáng tác quan trọng duy nhất của giai đoạn này, các Studies, là các sáng tác đặc biệt để phát triển các kỹ thuật đầy tiềm năng còn chưa được khám phá của cây đàn piano mà kỹ thuật “performing-doc tricks” của ông đã làm ông được biết đến, mặc dù kỹ thuật làm chủ cây piano bậc thầy của ông đã hoàn toàn được công nhận bởi những chuẩn mực ngày ấy.

Được xuất bản tại Paris vào năm 1826, 12 Studies (dự định mở đầu để phát triển thành 24 bản) được dự kiến trước hết cho chính bản thân ông dùng. Các vấn đề xung quanh kỹ thuật của chiếc piano thực sự đã lôi cuốn sức tưởng tượng của ông nhiều hơn những lời ca ngốc nghếch của Don Sancio. Đó chính là tiếng nói mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của một đẳng cấp hoàn toàn khác. Không một pianist nào khác từng viết được những bản nhạc tương tự dành cho piano. Óc sáng tạo và sức tưởng tượng ấy đã từng có lúc vươn đến tầm cao bằng chất chất thơ. Ý nghĩa quan trọng phi thường của những bản Studies này còn bởi sự thật là chúng đã được tái bản sau này với chỉ những sửa chữa nhỏ, như các tác bài tập Transcendental Studies, một trong số những kiệt tác vĩ đại nhất trong của di sản dành cho piano.

Sự nghiệp nghệ sĩ biểu diễn

Trong khoảng thời gian bố ông qua đời trong năm 1827, Liszt quyết định bắt đầu dạy học. Đó như một cách để ông sắp xếp lại cuộc sống hỗn độn và bận rộn của mình. Ông cũng bắt đầu nghiên cứu triết học và các tác phẩm kinh điển một cách nhiệt thành, hứng khởi. Năm 1834, ông bắt đầu một tình yêu lâu dài với nữ bá tước Marie de Flavigny, vợ của bá tước D’Agoult, và cùng bà đi nhiều nơi, đầu tiên là tới Thuỵ Sĩ, sau đó là Italy. Trong hành trình của mình, ông sáng tác một bộ tiểu phẩm ngắn cho piano, sau đó được chỉnh sửa lại để trở thành Anneés de pèdlerinage (Những tháng năm hành hương).

Sự nghiệp biểu diễn của ông đạt đến đỉnh cao của nó vào những năm từ 1839 đến 1847: những thành công vang dội từ Vienna, trở về với Hungary đến Prague, Đức, và sau đó lại là Paris. Ông dứt khoát chia tay với Marie de Flavigny năm 1844 và bắt đầu mối quan hệ mới với nữ diễn viên Charlotte de Hagn và vũ công Lola Montès. Năm 1847 ông bắt đầu một tình bạn lâu dài với quận chúa Carolyne von Sayn-Wittgenstein.

Sau những năm tháng tiếp tục biểu diễn với trình độ bậc thầy, Liszt đến định cư ở Weimar năm 1848, nơi mà ông đã làm nhạc trưởng từ năm 1842, một nhiệm vụ đã cuốn hút ông vào việc dàn dựng và tổ chức các mùa hòa nhạc và opera của triều đình. Dưới chiếc đũa điều khiển của ông, dàn nhạc đã trở thành một trong những dàn nhạc xuất sắc nhất châu Âu. Các sáng tác của ông cũng có thuận lợi lớn, kết quả là các sáng tác cho dàn nhạc đã trở thành trung tâm cho các sáng tác của ông thời kỳ này. Thực tế là các thơ giao hưởng của ông được viết trong khoảng thời gian đó.

Tranh chân dung nhà soạn nhạc Liszt

Trong lúc đó, sau khi nghe Rienzi lần đầu tiên vào năm 1844, ông đã quyết định giành tất cả thể xác và tâm hồn để đưa nhạc của Wagner đến được với công chúng. Liszt xem Wagner như một vị chúa của âm nhạc, và tình bạn gắn bó suốt đời của họ lại càng mạnh mẽ hơn nữa khi Wagner kết hôn với con gái của Liszt, Cosima. Suốt thời gian sáng tạo mãnh liệt của ông tại Weimar, Liszt chú tâm vào chỉ huy, dàn dựng các buổi biểu diễn của tất cả các vở opera gây tranh cãi nhất thời kỳ đó. Bao gồm các vở Benvenuto Cellini và Lelio của Berlioz, Genoveva của Schumann. Nhưng, một buổi trình diễn thất bại thê thảm của vở The Barber của Bagdad cộng với sự thù địch của những kẻ bảo thủ trong thành phố đã kết thúc thời gian hạnh phúc của ông ở đây. Ông dời đến Rome năm 1865, nơi mà ông được nhận phẩm cấp Minor Order từ giáo hoàng Pius IX năm 1868 và từ đấy về sau khoác tấm áo choàng của cha trưởng tu viện. Từ đó, Liszt phải phân chia thời gian của mình giữa Budapest, Weimar và Rome. Ông đã được phong là Hiệu trưởng của Viện hàn lâm âm nhạc quốc gia ở Budapest, và oratorio Chirstus của ông được đón nhận nhiệt thành tại Weimar.

Năm cuối đời của Liszt được dành cho các chuyến đi, công việc khắp Hungary, Pháp, Italy, Luxembourg, Vương quốc Anh và Đức. Ông tiếp tục sáng tác và được có mặt trong buổi biểu diễn thành công các vở opera của Wagner tại Bayreuth. Ông qua đời chỉ vài ngày sau một buổi diễn của vở Tristan und Isolde vào ngày 31 tháng 7 năm 1886, 3 năm sau khi Wagner qua đời (1883).

Các tác phẩm kinh điển

Đóng góp vĩ đại nhất trong các trước tác cho piano của Liszt hiển nhiên là 24 Studies (1838), 12 Transcendental Studies (1838) và 3 bộ Anneés de pèleriage (1836–77). Trong các sáng tác cho piano của ông, tác phẩm trứ danh nhất là Sonata giọng Si thứ (1852–53), Mephisto Waltz cùng các sáng tác cho piano phổ biến sau này của ông. Tác phẩm vĩ đại nhất cho piano và dàn nhạc của ông là hai bản Concerto giọng Mi giáng trưởng, Concerto giọng La trowngr, và bản Totentanz (Điệu nhảy của thần chết), một sự tưởng tượng rùng rợn trên chủ đề Dies Irae.

Không thể chối bỏ rằng âm nhạc của Liszt khá thất thường và đôi khi có những thiếu sót nghiêm trọng. Cái mà đã đưa Liszt thành vĩ đại chính là khả năng của ông có thể đón nhận và theo đó, tiếp thu trọn vẹn các ý niệm và xu hướng âm nhạc trong thời kỳ của ông. Chắc chắn ông sẽ phải chịu ơn nhiều các nền văn hoá ông đã đến, đã sống, đã trải nghiệm cho khả năng đặc biệt của mình. Sinh ra trong một khu vực nơi mà trường phái cổ điển Vienna đã vươn tới độ thành thục trọn vẹn của nó và được học tập trong những năm trưởng thành cũng tại chính Vienna, chàng trai trẻ Liszt dời đến Paris khi “Kinh đô ánh sáng” thực sự là trung tâm tập hợp các tinh hoa văn hoá của cả châu Âu. Anh đã dành thời gian thảnh thơi của mình để tiếp cận với kịch melo của Ý, truyền thống âm nhạc vĩ đại của Đức. Có thể không nhạc sĩ nào – trong thời đại của ông hay cả thời đại khác – có thể tích luỹ được vốn kinh nghiệm dồi dào như thế, hay có rất nhiều cơ hội để sử dụng tốt chúng.

(Nguồn: nhaccodien.info)

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với mình:
Facebook
Youtube
Tiktok
Instagram





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....