Người vợ tào khang của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và màn “đánh ghen” đầy kiêu hãnh khiến “tiểu tam” tỉnh mộng, vội vã đi lấy chồng


Vợ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là bà Nguyễn Thị Xuyên, một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, gia đình tuy không thuộc hàng trâm anh thế phiệt nhưng rất gia giáo, nề nếp. Bà Xuyên và ông Đoàn Chuẩn nên duyên vợ chồng theo một cách vô cùng chuẩn mực thời ấy, đúng kiểu “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”.

Năm đó, bà Xuyên vừa tròn 18 tuổi. Một bữa nọ, lúc đang phụ mẹ bán nụ vối trước cửa thì bà Xuyên thấy một người đàn bà ăn mặc quyền quý, ngồi xích lô dừng trước cửa nhà mình. Bà khách sang trọng ấy vào hỏi mua nụ vối, không mua ít mà mua hết cả quầy hàng hôm ấy nên bà có ấn tượng rất sâu sắc. Thế rồi mấy ngày sau, bà khách kia quay lại tìm gặp cha mẹ bà, lần này không phải hỏi mua nụ vối nữa mà là để hỏi vợ cho con trai. Đến lúc này bà Xuyên mới biết được bà khách kia chính là mẹ của cậu bạn trai con nhà giàu học cùng lớp với bà, đó là Đoàn Chuẩn.

Vì phải lòng cô bạn cùng lớp xinh đẹp, nên dù chưa một lần hò hẹn, cậu thiếu gia Đoàn Chuẩn vẫn về nhà thúc giục mẹ đến hỏi cưới. Và chuyến mua nụ vối lúc đầu thực chất chỉ là để thăm dò xem nền nếp, gia phong của cô con dâu tương lai. Bà Xuyên không rõ mẹ chồng khi ấy đã ưng ý điều gì ở mình mà ngay lập tức quay lại để hỏi cưới cho con trai.

“Cái anh chàng công tử ấy có nói với tôi câu nào đâu, tẩm ngẩm tầm ngầm mà ghê lắm. Tôi vừa buồn cười, vừa ngạc nhiên quá đỗi. Sau hôm ấy tôi đến lớp thấy ngượng với sợ lắm. Còn anh Chuẩn thì cứ lờ đi như không có chuyện gì. Cả hai hò hẹn rồi quen dần, bắt đầu có tình ý với nhau. Bạn bè trong lớp biết chuyện trêu chúng tôi quá trời… Hồi ấy bị trêu nhiều tôi xấu hổ phải bỏ học giữa chừng trước khi kỳ nghỉ hè đến. Và đám cưới cũng được tổ chức vào đúng dịp hè năm đó”, bà Xuyên sau này vui vẻ kể lại.



nguoi-vo-tao-khang-dung-sau-nhung-thanh-cong-cua-nhac-si-doan-chuan (1)
Ca khúc “Đường về Việt Bắc” nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết tặng vợ

Nhạc sĩ Đoàn Đính, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng kể lại chuyện tình của cha mẹ như sau: “Thời ấy, bố tôi và mẹ tôi học chung một lớp, cả hai đều nói tiếng anh và tiếng pháp rất giỏi. Quá si mê cô bạn học xinh đẹp nên bố tôi về nhờ bà nội đến hỏi cưới mẹ. Bà nội tôi nghe vậy thì đến nhà mẹ tìm hiểu, thấy gia đình mẹ gia giáo tốt nên đồng ý liền. Chiến tranh ngăn cách, gia đình tôi chia ra làm hai, một nửa lên chiến khu Việt Bắc, một nửa thì ở lại Hải Phòng. Mẹ tôi khi ấy rất thích mặc áo tím, khi bố tôi lên Việt Bắc thăm mẹ đã xúc động, bồi hồi rồi viết luôn ca khúc “Đường về Việt Bắc” để dành tặng mẹ”.

Con trai của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng cho biết thêm, mẹ ông là một người phụ nữ tuyệt vời, không chỉ chăm lo cho chồng con từng miếng ăn giấc ngủ mà còn vô cùng tinh tế, khéo léo ứng xử với những “bóng hồng”  trong đời chồng.

“Mẹ tôi từng nói rằng, phải có những tình cảm đó thì người nhạc sĩ mới sáng tác được. Cũng chính bởi sự hiểu biết và bao dung ấy mà mẹ và tôi đã sống với nhau đến đầu bạc răng long. Mẹ cũng rất tự hào vì ca khúc “Đường về Việt Bắc” là bản nhạc bố viết riêng tặng mẹ. Bà bảo chỉ cần một bài đó là đủ rồi, những bài khác bố viết tặng ai hay liên quan đến ai thì mẹ không quan tâm cũng chẳng phiền lòng”, nhạc sĩ Đoàn Đính kể.

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết rất nhiều ca khúc cho những mối tình thoáng qua đời mình, có người tận 5-6 bài. Riêng với vợ, bà Nguyễn Thị Xuyên ông dành tặng 2 bài, trong đó nổi tiếng nhất là ca khúc “Đường về Việt Bắc” để bày tỏ tâm sự nhớ nhung, thương yêu khi vợ đưa con lên di tả ở vùng núi đồi Việt Bắc.

Dù trải qua rất nhiều mối tình với nhiều người đẹp, nhưng người duy nhất nhạc sĩ Đoàn Chuẩn gắn bó đến tận cuối đời là người vợ tào khang của mình. Trong cuộc đời làm vợ người nhạc sĩ hào hoa, đa tình nức tiếng gần xa, chỉ có duy nhất một lần bà Xuyên đi “đánh ghen”. Chắc có lẽ, đó là lần duy nhất bà thấy được mối “hiểm họa” cận kề, có thể khiến gia đình bà tan vỡ. Đó là khi nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đem lòng si mê cô danh ca xinh đẹp nức tiếng của Hà thành là Thanh Hằng.

Vào thời ấy, với gia thế của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, dù ông không định tâm bỏ vợ theo người tình thì việc ông lấy thêm một cô vợ lẽ nữa thì cũng chẳng phải việc gì đó quá khó khăn. Nhưng hẳn bà Xuyên không chấp nhận điều đó. Nên khi nghe tin chồng có người đẹp, bà đã lặn lội từ Hải Phòng lên Hà Nội để tìm gặp tình địch. Cứ ngỡ sẽ có một trận đánh ghen ầm ĩ, vang dội, nhưng không lúc đến gặp, bà Xuyên chỉ nhẹ nhàng hỏi cô ca sĩ kia rằng: “Em yêu anh ấy một thì chị yêu anh ấy mười. Chị sẵn sàng nhường anh Đoàn Chuẩn cho em. Em trót yêu anh nhà chị thì em cố yêu nốt luôn 6 đứa con của anh ấy nhé!”. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, người đẹp kia liền tỉnh mộng, chấm dứt mối tình không duyên phận và trả lại hết toàn bộ thư tình, ca khúc mà Đoàn Chuẩn viết tặng, vội vã đi lấy chồng.



nguoi-vo-tao-khang-dung-sau-nhung-thanh-cong-cua-nhac-si-doan-chuan
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và bà Nguyễn Thị Xuyên khi về già

Bà Xuyên từng tâm sự rằng: “Chồng tôi lãng mạn và đa tình lắm. Có vậy ông mới viết ra những bản nhạc hay đến thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ổng hết. Bổn phận của người làm vợ như tôi là chăm sóc chồng con, an phận chịu đựng. Cả đời ông ấy không biết đến sinh kế gia đình, chăm sóc con cái… đời ông phóng khoáng vô cùng. Nghe nhạc của chồng, lần nào tôi cũng ngạc nhiên thốt lên rằng: “Sao ông ấy tài thế!”. Tôi biết mỗi bài hát đều là kỷ niệm về một mối tình thoáng qua đời ông. Đôi khi tôi cũng buồn vì ông viết tình ca tặng cho người phụ nữ khác. Nhưng đã chọn lấy chồng nghệ sĩ thì mình đành chịu vậy!”.

Chính sự bao dung, thấu thiểu với tâm tư đầy tinh tế, tỉ mỉ ấy mà nhạc sĩ Đoàn Chuẩn có không gian riêng tha hồ bay nhảy, sáng tác, lột tả mọi cảm xúc trinh bạch trong lòng. Và để bù đắp lại cho người vợ tào khang, tần tảo của mình dù có những lúc không toàn tâm, nhưng chung quy lại Đoàn Chuẩn vẫn làm tròn vai trò của một người chồng, người cha, chưa một lần ngược đãi, hắt hủi vợ con. Sau những năm tuổi trẻ ngông nghênh, vui đùa với ái tình, ông vẫn chọn quay trở về với mái ấm gia đình, sống hạnh phúc với vợ đến cuối cuộc đời. Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn qua đời vào năm 2001, 6 năm sau đó bà Xuyên cũng qua đời. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...

Hợp âm xem nhiều

01. Hương tình cố nhân - Lê Thịnh

02. Anh có đang hiểu ý em không - Phạm Hồng Phước

03. Lời nói muộn màng - Nguyễn Kim Tuấn

04. Mai đây hòa bình - Nguyên Thảo

05. Bài ca may áo - Xuân Hồng

06. Ta yêu thế gian này (Wǒ ài de zhè ge shì jiè – 我愛的這個世界) Trường nguyệt Tẫn Minh Ost - Nhạc Hoa

07. Càng xa càng yêu - Bánh Bao

08. Chờ nhìn quê hương sáng chói - Trịnh Công Sơn

09. Xuân sang lỡ một cung đàn - Thanh Trang

10. Nước mắt hải âu - Nguyễn Hồng Thuận

11. Tội cho em (Liên và Đạt OST) - Tuno

12. Đến phút cạn lời - Nguyễn Đình Vũ

13. Buông tay - Ngô Vũ Anh Châu

14. Đừng xa con (Đèn âm hồn OST) - Nguyễn Văn Chung

15. Mai này tôi trở lại - Phạm Thế Mỹ

16. Tuyết bay thương nhớ - Trần Chí Phúc

17. Tình xưa gửi lại - Đỗ Ái Tử

18. Yêu một người có lẽ - OnlyC

19. Ngọn đồi chong chóng - Nguyễn Hoàng Linh

20. Tình yêu thầm kín (Amour secret) - Hélène Rollès

21. Chúa hỡi con cần có Chúa - Marguerite Phương Anh

22. Pháo hoa chóng tàn (Yān huā yì lěng – 烟花易冷) - Nhạc Hoa

23. Bản hùng ca chim lạc - Lê Quang

24. Vì quá yêu em - Lê Cường

25. Sông Hàn tình yêu của tôi - An Thuyên

26. Thách anh yêu em đấy - Jin Tuấn Nam

27. Cõi tạm thôi mà - Thu Nguyễn

28. Đò chiều vắng bóng người thương - Lê Đình Phương

29. Nghịch bước đường tình - Châu Kim Kha

30. Chim hót trên đầu ngọn lau - Trần Duy Đức