Thế Sơn – Thủy Tiên: Từ đôi song ca nổi tiếng ở trong nước đến ca sĩ hải ngoại đình đám


Mỗi khi xuân về, các ca khúc xuân lại vang lên khắp các ngõ ngách từ phố phường đô thị tới thôn quê xa vắng. Trong những khúc nhạc xuân nồng nàn ấy, không thể không nhắc đến nhạc phẩm “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, phổ từ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sĩ Kim Tuấn.

Có rất nhiều ca sĩ trẻ tuổi và gạo cội thể hiện ca khúc “Anh cho em mùa xuân”, thế nhưng, thành công nhất có lẽ là cặp song ca Thế Sơn – Thủy Tiên. Họ thu âm khúc nhạc mùa xuân này vào khoảng cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Cho đến nay, vẫn có nhiều thế hệ khán thính giả thích nghe bản thu âm này.



the-son-thuy-tien-doi-song-ca-tre-noi-tieng-mot-thoi-0
Hình ảnh Thế Sơn – Thủy Tiên trong ca khúc “Anh cho em mùa xuân”

Sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, Thế Sơn và Thủy Tiên rời quê hương sang Mỹ định cư. Ở xứ cờ hoa, họ tiếp tục được khán giả yêu thích, trở thành ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, thường xuyên xuất hiện trên sân khấu Paris By Night.

Ca sĩ Thủy Tiên tên đầy đủ là Huyền Tôn Nữ Thủy Tiên, sinh ngày 12/1/1972 trong một gia đình dòng dõi hoàng tộc Huế. Cô nổi tiếng trong làng nhạc Sài Gòn từ thập niên 1990. Khán giả thời đó nhớ đến Thủy Tiên với phong cách trẻ trung cùng những ca khúc học trò trong sáng, phù hợp với lứa tuổi, chất giọng: Cô bé dỗi hờn, Trò chơi, Mong đợi ngậm ngùi…

Thủy Tiên bén duyên với sự nghiệp ca hát từ một lần đến vũ trường Đại Thế Giới tham gia sinh nhật một người bạn (tháng 5/1989). Trong dịp này, cô được bạn bè mời lên hát góp vui. Giọng ca trẻ trung đầy nội lực của cô đã chinh phục những người có mặt. Ngay lập tức, Thủy Tiên được người phụ trách chương trình ca nhạc của vũ trường mời cộng tác.



the-son-thuy-tien-doi-song-ca-tre-noi-tieng-mot-thoi-9
Ở thập niên 1990, Thủy Tiên nổi tiếng với giọng ca trong trẻo và phong cách thời trang ấn tượng

Cũng tại vũ trường này, Thủy Tiên gây ấn tượng mạnh với các nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Tôn Thất Lập… trong một lần họ ghé chơi. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã mời Thủy Tiên thu băng một số ca khúc của mình. Đồng thời giới thiệu cô ca sĩ trẻ với nhạc sĩ Lý Được – một nhạc sĩ sử dụng bass kỳ cựu từ cuối thập niên 1960. Thủy Tiên được Lý Được mời gia nhập ban nhạc Hi Vọng của ông.

Ở thập niên 1990, Thủy Tiên trở thành ca sĩ trẻ được yêu thích. Cô xuất hiện thường xuyên trong các vũ trường, phòng trà, đi đến đâu cũng có người hâm mộ. 

Khi đang ở đỉnh khá cao của sự nghiệp, Thủy Tiên quyết định sang Mỹ định cư (năm 2001). Tại xứ cờ hoa, Thủy Tiên hát cho trung tâm Thúy Nga với các ca khúc: Đừng trách người ơi, Người tình trăm năm, Anh cho em mùa xuân. Tiếp đó, cô hợp tác với trung tâm Asia qua một số tiết mục như: Men tình nồng, Loan mắt nhung, Người về từ lòng đất…

Còn ca sĩ Thế Sơn tên đầy đủ là Bùi Thế Sơn, sinh năm 1965 tại Sài Gòn, trong gia đình có 3 anh chị em. Ngày từ bé, Thế Sơn đã bộc lộ tài năng âm nhạc của mình. Anh thường hát cho gia đình nghe và thỉnh thoảng tham gia chương trình âm nhạc ở trường. Sau này, anh thi đậu vào Nhạc viện tại Sài Gòn (1985) và theo học đến năm 1991.

Chỉ một năm sau khi học ở nhạc viện, Thế Sơn bắt đầu đi hát xuất hiện lần đầu tiên trong một chương trình ca nhạc của đoàn Hương Miền Nam (của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết) với ca khúc “Quê hương” và “Tình yêu và tuổi trẻ” của nhạc sĩ Quốc Dũng. Khán giả ngay lập tức mê đắm giọng ca của Thế Sơn.



the-son-thuy-tien-doi-song-ca-tre-noi-tieng-mot-thoi-7
Rời Việt Nam, Thế Sơn trở thành ca sĩ hải ngoại đình đám

Sau đó, Thế Sơn may mắn nhận được sự nâng đỡ của nhiều người, trong đó có nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện – người đầu tiên lăng xê tên tuổi của anh. Chính nhạc sĩ này đã ghép đôi Thế Sơn – Thủy Tiên tạo nên cặp song ca trẻ với nhiều ca khúc đình đám như: Mong đợi ngậm ngùi, Trò chơi…

Bên cạnh việc hát ở sân khấu vườn trường, Thế Sơn còn cộng tác với các vũ trường, phòng trà khắp Sài Gòn… Tuy nhiên, khi đang là tên tuổi ăn khách thì anh quyết định sang Mỹ theo diện HO vào tháng 3/1994.

Đặt chân lên đất Mỹ ở cái tuổi gần 30, Thế Sơn không tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ, bơ vơ. Nhưng đó cũng là thời điểm tạo cơ hội cho Thế Sơn khi làng nhạc hải ngoại bước vào giai đoạn hoạt động sôi động và đang khao khát tìm kiếm những nhân tố mới. Thế Sơn nhanh chóng chứng tỏ khả năng của mình ở môi trường đầy lạ lẫm này. Anh khởi đầu sự nghiệp ca hát ở hải ngoại tại vũ trường Lido.

Chỉ trong gần 4 tháng đặt chân lên đất Mỹ, Thế Sơn đã từ chối một vài lời mời của các trung tâm nhỏ để ký hợp đồng tác quyền trong 3 năm với trung tâm Thúy Nga. Từ đó tên tuổi của anh ngày càng quen thuộc với thính giả Việt Nam trên khắp thế giới và giọng ca của anh cũng quay ngược trở lại về trong nước qua các loại dĩa lậu. Khán giả rất yêu mến giọng ca ngọt ngào của Thế Sơn trong các liên khúc quê hương hát cùng Hương Lan.

Không chỉ sở hữu giọng ca chất lượng, Thế Sơn còn là người nghệ sĩ chuyên nghiệp và tôn trọng khán giả. Điều này được thể hiện thông qua cách làm việc uy tín, trách nhiệm của anh trong từng show diễn. Ngoài ra, Thế Sơn cũng là ca sĩ nói không với hát nhép (ngoại trừ trường hợp bắt buộc như trong các show thu hình), thậm chí khi bị đau cổ hay giọng bị khàn thì anh cũng sẽ xin lỗi trước khán giả và tiếp tục hát live.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...

Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI" Tên ca khúc: Chỉ chừng đó thôi Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm sáng tác: 1975 Ca sĩ...

Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
[ad_1] CA KHÚC "MẮT LỆ CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Mắt lệ cho người Sáng tác: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời: Sau 1975 Ca sĩ...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn, ông sáng tác đa diện và ở mặt nào cũng có những tác phẩm đặc sắc, đóng góp vào...

Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến Nhạc sĩ Lam Phương (1937 - 2020) là một trong những tên tuổi nổi bật của làng nhạc...

Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
[ad_1] CA KHÚC "YÊU" Tên ca khúc: Yêu Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niêm 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

Ca khúc “Vào hạ” và thông điệp “chữa lành” cuộc đời từ nhạc sĩ Lê Hựu Hà
Ca khúc “Vào hạ” và thông điệp “chữa lành” cuộc đời từ nhạc sĩ Lê Hựu Hà
[ad_1] CA KHÚC "VÀO HẠ" Sáng tác: Lê Hựu Hà Thể loại: Nhạc trẻ Năm ra đời: Cuối thập niên 1980 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Nhã Phương, Mỹ...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Thương
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Thương
[ad_1] Theo quan điểm chủ quan của người viết, sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của nhạc sĩ Lê Thương có 3 ca khúc bất hủ: Trường ca Hòn vọng...

Ca sĩ Thanh Tuyền: Đời nhiều thăng trầm của nàng “sơn ca miền đất lạnh” tài hoa
Ca sĩ Thanh Tuyền: Đời nhiều thăng trầm của nàng “sơn ca miền đất lạnh” tài hoa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ THANH TUYỀN Tên thật: Phạm Như Mai Nghệ danh: Thanh Tuyền Ngày sinh:  29/10/1948. Quê quán: Đà Lạt, Lâm Đồng. Nghề nghiệp:...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
[ad_1] Jean-Baptiste Lully, tên thật là Giovanni Battista Lulli, chào đời tại Florence, ngày 28 tháng Mười một năm 1632 và qua đời tại Paris, ngày 22 tháng Ba năm...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...