“Em đi rồi” của Lam Phương: Tình khúc sầu thương về chuyện tình của danh ca Họa Mi và nghệ sĩ Lê Tấn Quốc


CA KHÚC “EM ĐI RỒI”

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Em đi rồi”

Người đời thường nói nghệ sĩ là người “thương vay khóc mướn”, nghĩa là không phải hoàn cảnh của mình mới có cảm xúc để sáng tác, mà từ những câu chuyện của người khác họ vẫn có thể đồng cảm, sẻ chia, xem như cảm xúc của chính mình trải qua. Và nhạc sĩ Lam Phương chính là người như vậy. Từ câu chuyện tình đẫm nước đẫm nước mắt của ca sĩ Họa Mi và nghệ sĩ saxophone Lê Tấn Quốc , ông đã viết nên nhạc phẩm “Em đi rồi”, một tình khúc đầy sầu thương với những u hoài ngấn lệ.

Ca sĩ Họa Mi tên thật là Trương Thị Mỹ, là nữ danh ca nhạc vàng nổi tiếng vào trước năm 1975. Với giọng hát trong veo, thánh thót ở những nốt cao, ấm áp và tình cảm ở những nốt trầm, cô đã được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ – người thầy dạy nhạc đầu tiên, ưu ái đặt cho nghệ danh “Họa Mi”. Thế nhưng, đằng sau sự nghiệp rực rỡ vàng son ấy, cuộc đời của nữ danh ca tràn ngập những nốt sầu, đầy phong ba bão tố.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-em-di-roi-cua-nhac-si-lam-phuong (3)
Gia đình ca sĩ Họa Mi và nghệ sĩ Lê Tấn Quốc

Thuở nhỏ, vì cha mẹ qua đời sớm nên Họa Mi phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình cảm, cũng vì thế mà khi lớn lên bà luôn ao ước có một gia đình hạnh phúc. Năm 1976, Họa Mi kết hôn với nghệ sĩ saxophone Lê Tấn Quốc, thời ấy chuyện tình của đôi trai tài gái sắc được rất nhiều người ngưỡng mộ. Cả hai quen nhau trong thời gian hoạt động ở Đoàn kịch nói và ca nhạc Kim Cương. Chỉ sau 6 tháng hẹn hò, Họa Mi và Lê Tấn Quốc quyết định về chung một nhà. Đám cưới diễn ra tuy đơn sơ nhưng vô cùng ấm cúng, hạnh phúc. Một thời gian sau, 3 đứa con nhỏ cũng lần lượt ra đời.  Cứ ngỡ niềm hạnh phúc bé nhỏ ấy sẽ bên lâu, nhưng tai họa bất ngờ ập tới, nghệ sĩ Lê Tấn Quốc đột ngột mắc bệnh thoái hóa võng mạc, không nhìn thấy gì nữa. Danh ca Họa Minh một mình vừa chăm sóc con nhỏ, vừa phải chắt chiu dẫn chồng đi khắp nơi chữa bệnh trong vô vọng.

Năm 1988, sau khi sang Pháp lưu diễn, Họa Mi liền tìm cách ở lại để có thể bảo lãnh chồng sang chữa bệnh. Tại nơi xa lạ không người thân thích, Họa Mi vừa học vừa làm với đồng lương rất thấp. Trong khi đó ở Việt Nam, thông tin bà bỏ rơi chồng con để tìm hạnh phúc mới được lan truyền khắp nơi, khiến mọi người hiểu lầm, chửi rủa bà thậm tệ. Thế nhưng, Họa Mi gắng gượng bỏ ngoài tai những lời cay nghiệt của miệng đời, chăm chỉ làm việc để có tiền gửi về cho chồng con ở nhà.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-em-di-roi-cua-nhac-si-lam-phuong (2)
Ca sĩ Họa Mi và nghệ sĩ Lê Tấn Quốc gặp lại nhau sau nhiều năm ly hôn

Sau 2 năm cố gắng, cuối cùng Họa Mi cũng có thể bảo lãnh chồng và 3 con sáng Pháp. Thế nhưng, chưa kịp vui thì bà nhận được tin buồn, bệnh mắt của chồng không thể cứu chữa được nữa. Lo sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho vợ con, nghệ sĩ Lê Tấn Quốc quyết định ly hôn, trở về Việt Nam sinh sống. Dù chia tay nhưng trong lòng cả hai vẫn còn yêu và đầy luyến tiếc.

Nén thương đau, nhung nhớ, Họa Mi ở lại pháp một mình gồng gánh nuôi 3 con khôn lớn. Khoảng thời gian này bà dừng hẳn việc ca hát…

Câu chuyện tình buồn của Họa Mi khiến nhạc sĩ Lam Phương vô cùng đồng cảm, dù chưa một lần gặp gỡ nhưng ông vẫn viết ca khúc “Em đi rồi” để dành tặng riêng cho cô ca sĩ “tài hoa bạc mệnh”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-em-di-roi-cua-nhac-si-lam-phuong (1)
Ca khúc “Em đi rồi” của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác riêng cho Họa Mi

Nhắc đến ca khúc đặc biệt này, danh ca Họa Mi từng xúc động chia sẻ: “Đó là lần đầu tiên có người viết nhạc riêng tặng cho tôi. Anh Lam Phương bảo cảm hứng sáng tác ca khúc “Em đi rồi” là về cuộc đời tôi. Khi nghe bản demo tôi đã rất xúc động. Đến khi vào phòng thu, tôi bật khóc nức nở vì từng câu chữ thấm vào tim, tôi hát mà nước mắt đầm đìa, ngay cả những người Pháp trong phòng thu cũng rớt nước mắt. Nhờ ca khúc này mà tên tuổi tôi được đông đảo công chúng biết đến nên tôi mang ơn anh Lam Phương nhiều lắm”.

Đọc thêm về “mối duyên âm nhạc” của Lam Phương và Họa Mi: Danh ca Họa Mi: “Tôi mang ơn nhạc sĩ Lam Phương”

Lời ca khúc “Em đi rồi” của nhạc sĩ Lam Phương

Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?

Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày?

Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai

Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim.

Em đi rồi từ đây tiếng hát cô đơn

Biết chia cùng ai nỗi buồn trên xứ người

Một lần biệt ly chẳng biết nói năng chi

Lệ tràn bờ mi thì đã quá chia ly.

Dù tình thật xa tình vẫn còn đây

Khóe mắt u hoài vì ngấn lệ chưa vơi

Trời buồn tình ngâu trời đêm bão tố

Mưa tuôn thành dòng thuận gió biển đông

Tình buồn tình xa tình không mờ xóa

Hai phương trời rộng tình vẫn mênh mông.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...