CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER BORODIN (1833 – 1887)


Alexander Borodin bộc lộ thiên hướng âm nhạc từ nhỏ tuy nhiên khi lớn lên, ông lại trở thành tiến sĩ hoá học. Theo đuổi cả hai niềm đam mê, cuộc đời  Borodin là một sự hòa trộn tuyệt vời giữa âm nhạc và hóa học. Tham gia “nhóm Hùng mạnh”, Borodin có nhiều sáng tác tiêu biểu như vở opera Hoàng thân Igort, thơ giao hưởng Trên thảo nguyên Trung Á cùng nhiều tác phẩm thính phòng khác. Âm nhạc của Borodin được đánh giá là giàu tính trữ tình và cân đối lạ thường, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách sáng tác của nhiều nhà soạn nhạc trẻ thế hệ sau này.

Alexander Borodin (1833-1887)

Alexander Porfir’yevich Borodin sinh ngày 12 tháng 11 năm 1833 (tức ngày 31 tháng 10 theo lịch cũ) ở St Peterburg (Leningrad), là con ngoài giá thú của một vị hoàng thân Nga, Luka Stepanovich Gedianishvili. Bản khai sinh của ông ghi tên cha là Porfiry Borodin, nông nô của vị hoàng thân này. Ông lớn lên trong ngôi nhà của mẹ mình, một phụ nữ quý tộc tên là Avdot’ya Konstantinovna Antonova. Dẫu sinh ra trong hoàn cảnh trớ trêu, Borondin cũng không phải hứng chịu thiệt thòi, ngược lại ngay từ nhỏ, ông đã được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo. Ngay từ nhỏ, Borodin đã biết nhiều ngoại ngữ và thông thạo các tiếng Đức, Pháp, Anh. Sau này, Borondin còn học thêm cả tiếng Italia và viết được các luận án khoa học bằng thứ ngôn ngữ này. Năm lên 8 tuổi, Borodin đã tỏ ra có thiên hướng âm nhạc, biết chơi nhiều loại nhạc cụ như flute, cello và piano. Nhận ra tài năng của con trai mình, mẹ Borodin đã khuyến khích con học nhạc. Borodin đã bắt đầu sáng tác một khúc polka cho piano lúc mới 9 tuổi.

Cũng vào giai đoạn này, một sự kiện đã đến với Borodin, mẹ của ông lập gia đình với một bác sỹ quân y đã phục binh. Người cha dượng này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời Borodin bởi chính ông đã khuyến khích và khơi dậy trong nhà soạn nhạc tương lai niềm say mê với hóa học. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, Borodin đã có thể làm được pháo hoa và các pin điện bằng hóa học. Từ năm 1859 đến năm 1862, Borodin đã có khoá học nghề y đầu tiên của mình và sau đó chuyển đến Heidelberg học về hóa học. Kết thúc khóa học này, Borodin nhận được học vị tiến sỹ với bản luận án “Sự tương đồng về hóa tính và độc tính của arsenic acid và phosphoric acid”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của viện hàn lâm, một bản luận án được viết và bảo vệ bằng tiếng Nga mà không phải là tiếng Latin. Quãng thời gian đeo đuổi ngành hóa của Borodin không chỉ đem lại cho ông học vị mà còn đưa đến người phụ nữ của cuộc đời mình, đó là cô gái Nga 29 tuổi Ekaterina Sergeyevna Protopopova. Cô là một nghệ sỹ piano tài năng, một người ngưỡng mộ các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano thiên tài Frédéric Chopin, Franz Liszt, Robert Schumann. Ekaterina đã nhanh chóng cuốn hút được Borodin với những niềm say mê âm nhạc của mình. Và thế là họ yêu nhau đầy quyến luyến. Lễ thành hôn của họ đã diễn ra vào mùa xuân năm 1863.

Bức họa Alexander Borodin (1833 – 1887)

Trở về St. Petersburg vào năm 1862, Borodin vào làm việc trong Viện Y học và giảng dạy hóa học hữu cơ cho sinh viên trong viện. Các sinh viên vẫn thường nói về ông như “một người rất thông minh và giàu sức lôi cuốn”.  Vào mùa thu năm này, Borodin đã có một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa. Ông đã làm quen với nhà soạn nhạc nổi tiếng Balakirev, người đứng đầu một nhóm các nhà soạn nhạc Nga, những người tâm huyết và ôm ấp hoài bão xây dựng nền âm nhạc Nga trên cơ sở mà nhà soạn nhạc Mikhail Glinka (1804-1857) đã đặt nền móng. Nhóm này bao gồm Mili Alexeyevich Balakirev, Modest Mussorgsky, Nikolai Rimsky-Korsakov. Kể từ khi có thêm Alexander Borodin và Cesar Cui, họ đã trở thành “Nhóm Hùng mạnh”, hay nhóm “Năm Người Nga”, một nhóm các nhà soạn nhạc hết sức nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc không chỉ trong phạm vi nước Nga. Họ thường xuyên gặp gỡ nhau vào buổi tối để thảo luận và chơi các bản nhạc của các tác giả thế kỷ 19, từ Daniel François Esprit Auber,  Franz Liszt đến Giuseppe Verdi và Richard Wagner.

Sự nghiệp của Borodin là một sự hòa trộn tuyệt vời giữa âm nhạc và hóa học. Ông đã thực hiện nhiều nghiên cứu và khám phá quan trọng liên quan các hợp chất amylate, benzil, aldehyde và các hợp chất hữu cơ khác. Đến cuối thập kỷ 1860 và đầu thập kỷ 1870, tuy vẫn tiếp tục nghiên cứu và công bố các công trình khoa học nhưng Borodin đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến sáng tác. Trong thời gian tham gia đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ trong giáo dục và đọc các bài giảng y dược, Borodin đã bắt đầu viết vở opera Hoàng thân Igor, một kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của ông và sau này trở thành một trong những vở opera hàng đầu của âm nhạc Nga. Bắt đầu từ lời gợi ý của nhà nghiên cứu âm nhạc Vladimir Stasov với bản thiên hùng ca bằng thơ “Slovo o polku Igoreve” (Bài thơ của Hoàng thân Igor), Borodin đã đặt lời xong cho vở opera và viết phần nhạc, công việc này đã kéo dài tới 18 năm ròng. Vào năm 1872, Borodin đã sáng tác xong phần đầu của bản giao hưởng Tráng sỹ và một số màn của Hoàng thân Igor. Các tác phẩm của Borodin mang dấu ấn rõ nét của âm nhạc dân gian vùng Kismet (Thổ Nhĩ Kỳ).

Năm 1877, Borodin lại đi ra nước ngoài lần nữa. Khi đến Weimar, ông đã được Franz Liszt chào đón nồng nhiệt. Tình bạn của hai nhà soạn nhạc này đã tiến triển rất tốt đẹp sau khi Borodin đề tặng Liszt một tác phẩm của mình. Borodin cũng quay trở lại Heidelberg, nơi mà ông đã gặp Ekaterina lần đầu tiên. Những hồi ức lãng mạn ở đây đã tạo cảm hứng cho ông viết bản Tứ tấu đàn dây số 2, đề tặng người vợ yêu dấu.

Trong thập kỷ sau đó, Borodin chủ yếu tập trung vào sáng tác. Ông mất đột ngột vì bệnh tim vào ngày 27 tháng 2 năm 1887 ( tức ngày 15 tháng 2 theo lịch cũ). Có rất đông người đã đến dự đám tang của Borodin. Ông được chôn cất trong nghĩa trang Alexander Nevsky, nơi an nghỉ của nhiều người con ưu tú của nước Nga như Leonhard Euler, Mikhail Lomonosov, Alexander Suvorov, Nikolay Karamzin, Modest Mussorgsky, Peter Ilyich Tchaikovsky, Fyodor Dostoevsky… Ekaterina đã không có mặt ở đám tang, bà đau buồn đến mức ốm nặng và mất sau đó vài tháng.

Khi mất đi, Borodin để lại 10 tác phẩm viết cho dàn nhạc hoàn chỉnh và nhiều tác phẩm mới chỉ ở dạng phác thảo. Những người bạn của ông là Rimsky-Korsakov và Alexandre Glazunov đã cùng hoàn chỉnh nốt vở opera Hoàng thân Igor dựa trên phần nhạc họ đã được nghe ông chơi vào các buổi tối, ngay cả phần overture cũng được Glazunov viết lại dựa trên những đoạn ký ức ấy. Các tác phẩm hoàn chỉnh của Borodin được xuất bản trên công sức của hai người bạn này. Mười năm sau khi Borodin mất, số tiền thu được từ việc xuất bản các tác phẩm của ông (chủ yếu là từ vở Hoàng thân Igor) đã lên đến khoảng 50.000 rúp. Như vậy, dẫu cái chết đã cướp Borodin khỏi cuộc đời thì những người bạn tri âm tri kỷ lại đưa ông trở lại với công chúng bằng việc công bố các tác phẩm tâm huyết của ông. Sau này, chính Hoàng thân Igor trở thành tác phẩm để đời của Borodin trong kho tàng âm nhạc cổ điển Nga.

Âm nhạc của Borodin được đánh giá là giàu tính trữ tình và cân đối lạ thường. Chính những xúc cảm nồng nhiệt và sự cân đối khác thường trong tác phẩm của Borodin đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hai nhà soạn nhạc trẻ người Pháp Claude Debussy và Maurice Ravel.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...