Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh


CA KHÚC “ĐOẠN TÁI BÚT”

  • Sáng tác: Tú Nhi, Bằng Giang
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1970
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Chế Linh

Ca khúc “Đoạn tái bút” được hợp soạn như thế nào?

Chế Linh là ca, nhạc sĩ người Chăm. Ông nổi danh từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Chế Linh được xem là một trong bốn giọng ca nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu (Tứ trụ nhạc vàng). 

Ban đầu, Chế Linh bước chân vào con đường nghệ thuật với vai trò là ca sĩ của đoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa. Nhưng 2 năm sau, đoàn văn nghệ tan rã, Chế Linh chuyển sang làm tài xế xe chở đá tại núi Bửu Long (Biên Hòa) cùng với nhạc sĩ Bằng Giang. Nhạc sĩ Bằng Giang cũng chính là người khuyên Chế Linh nên quay lại với sự nghiệp ca hát. Và nhạc sĩ Bằng Giang cũng là người hỗ trợ Chế Linh rất nhiều trong sự nghiệp sáng tác. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doan-tai-but-cua-danh-ca-che-6
“Đoạn tái bút” là sản phẩm hợp soạn giữa Chế Linh và nhạc sĩ Bằng Giang

Hai người đã hợp tác với nhau trong nhiều ca khúc nhạc vàng, trong đó nổi tiếng nhất (cũng là bài hát đầu tay của Chế Linh) là ca khúc “Đêm buồn tình lẻ” viết năm 1962 khi Chế Linh 20 tuổi. Sau đó là ca khúc “Bài ca kỷ niệm), sáng tác năm 1962, tiếp đó là “Đoạn tái bút”. Ca khúc này được Chế Linh – Bằng Giang hợp soạn vào những năm cuối thập niên 1960 của thế kỷ trước. “Đoạn tái bút” được xem là một trong những bài hát nhạc vàng thất tình nổi tiếng. 

Lời bài hát “Đoạn tái bút”:

Ta xa rồi em nhé, đường em, em bước vui

Đừng về bên gác trọ, để mặc tôi với đời

Tôi đi thật xa, quên hết chuyện ngày qua

Ở đây dù mưa gió, một mình tôi sẽ đi qua

Tôi đi tìm bôi xóa, tình em trong mắt tôi

Lời nào hai đứa nguyện, và tìm quên kỷ niệm

Men cay từng đêm, cũng chỉ đầy đọa thêm

Tình nhân, tình nhân hỡi! Giờ xa cách nhau rồi!

Tôi, tôi ngỡ em còn thơ, nên lòng tôi ước mơ

Và thầm yêu tha thiết, và nguyện sẽ tôn thờ

Đâu ngờ, nhọc nhằn trong tình yêu

Giờ đây xót xa nhiều

Cơn mưa nào chưa dứt, buồn riêng ai trót mang

Tình nào không chuốt chải, tình nào luôn thắm hoài

Tôi không giận em chỉ trách mình tơ duyên

Vòng tay nào tôi với, chừ xa cách nhau rồi!

Lời bài hát này được chép theo tiếng hát Chế Linh thu âm trước 1974. Lời nhạc này có một số khác biệt so với lời trong tờ nhạc dưới đây:



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doan-tai-but-cua-danh-ca-che-0

Sau 1975, ca sĩ Trường Vũ được khán giả mến mộ với ca khúc “Đoạn tái bút”. Đồng thời cũng có hát thêm một lời mới dựa theo nhạc cũ, đó là bài “Đoạn tái bút 2”:

“Đêm nay là đêm cuối còn riêng tôi với em

Còn gì em muốn tỏ còn gì em muốn bày

Tôi không giận em nhưng thấy lòng chua cay

Đường xưa giờ quang tái

Giọt sầu canh cánh trên vai

Em đi về phương đó còn riêng tôi chốn đây

Một mình bên gối lẻ đọc hoài thư chúng mình

Tôi đâu ngờ đâu duyên kiếp mình dâu

Dành cho người yêu dấu phải xa mối duyên đầu

Thôi hãy cố quên chuyện xưa buồn như nắng mưa

Ta còn mong chi nữa định mệnh đã an bài

Đêm về ngồi nhìn mưa nhẹ rơi

Chợt nghe xót thương đời.

Đêm nay là đêm cuối rồi mai xa mãi xa

Tình đầu hơn tất cả mộng đầu ghi nhớ hoài

Chia tay từ đây hai đứa về hai nơi

Người đi tìm duyên mới người đi cuối phương trời”

Sự thật về chuyện tình trong ca khúc “Đoạn tái bút”

Như đã chia sẻ, “Đoạn tái bút” là ca khúc nhạc vàng thất tình nổi tiếng nhất, với nội dung là tâm sự của một chàng trai tội nghiệp bị người tình phụ rẫy. 

Tuy nhiên, theo lời kể của nhạc sĩ Chế Linh, khoảng cuối thập niên 1960, một hôm Chế Linh đến phòng thu cùng một cô gái đẹp mới quen thì bị nhạc sĩ Nhật Ngân bắt gặp. Sau đó sự việc này đến tai người vợ sắp cưới của Chế Linh.

“Vợ tôi chạy thẳng tới phòng thu, lúc đó tôi run lắm. Khi tôi ra gặp, vợ chỉ nhìn rồi đi, tôi về năn nỉ gần chết nhưng vợ không chấp nhận. Tôi bỏ đi hai tuần mới về Sài Gòn thì nhìn thấy cô ngồi với người đàn ông khác. Tôi buồn vì nghĩ vừa mới xa nhau mà cô ấy đã thay lòng đổi dạ nhưng cũng chấp nhận vì mình có lỗi trước. Lúc đó, chúng tôi mới hứa hẹn với nhau chứ chưa kết hôn.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doan-tai-but-cua-danh-ca-che-5
Theo lời Chế Linh kể trong một buổi diễn ở trong nước, thì câu chuyện buồn trong bài hát này bắt nguồn từ việc Chế Linh… ngoại tình và bị bắt quả tang.

Tôi về nhà ngồi viết ‘Đoạn tái bút’ với câu ‘Tầm tay nào tôi với, tình ta cách xa rồi’. Đến hơn tháng sau, một người đàn anh của tôi mắng là vợ tôi về nhà anh khóc lóc hoài vì chuyện chia tay. Tối đến trở về với vợ và hứa không quen cô kia nữa, cũng nhận ra mình đã hiểu nhầm vợ vì cô ấy chỉ ngồi tâm sự với bạn chứ không hề phụ mình”, Chế Linh kể.

Dựa theo năm sáng tác của ca khúc “Đoạn tái bút”, khoảng 1968 – 1969, có thể đoán, người vợ sắp cưới của danh ca Chế Linh nhắc tới là người vợ thứ 2. Năm 1963, khi mới 21 tuổi, Chế Linh đã lấy người vợ đầu tiên. Đến 1967, hai người đã có với nhau 5 đứa con chung. Ngay sau đó, hai người ly dị, Chế Linh bắt đầu hẹn hò và cưới người vợ thứ 2 (người này là em ruột của vợ đầu).

Lời ca khúc “Đoạn tái bút” rất thống thiết, nói về một chàng trai tội nghiệp, bị người yêu phụ rẫy: “Tôi không giận em, nhưng tiếc buồn tơ duyên, tầm tay nào tôi với, tình ta cách xa rồi…”. Nhưng khi nghe Chế Linh kể câu chuyện trên nhiều người bất ngờ vì trái ngược với những gì đã hình dung, người có lỗi không phải cô gái. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...

Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI" Tên ca khúc: Chỉ chừng đó thôi Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm sáng tác: 1975 Ca sĩ...