“Nửa đêm ngoài phố”: Tuyệt phẩm về chuyện tình buồn của nhạc sĩ Trúc Phương


CA KHÚC “NỬA ĐÊM NGOÀI PHỐ”

  • Tên các khúc: Nửa đêm ngoài phố
  • Nhạc sĩ: Trúc Phương
  • Năm phát thành: 1960
  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của nhạc sĩ Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương được mọi người yêu thích và biết đến với danh xưng “ông hoàng nhạc bolero”. Từ cuối thập niên 1950, Trúc Phương đã được nhiều khán giả biết đến với những ca khúc như “Đò chiều”, “Tình thắm duyên quê”,… Nhưng phải sang đến năm 1960, khi ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” ra đời, tên tuổi của ông mới được vang danh, bước vào hàng nhạc sĩ tiếng tăm thời ấy.

Theo lời kể của Trúc Lên, con trai nhạc sĩ Trúc Phương, ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” được ông sáng tác trong lúc nửa đêm thức giấc nhớ về cuộc tình với một ca sĩ. Trong những đầu khăn gói lên Sài Gòn mưu sinh, nhạc sĩ Trúc Phương được một gia đình giàu có thuê về dạy nhạc cho cô con gái. Thương cho gia cảnh nghèo khó của chàng nhạc sĩ nghèo, họ đã cho ông trọ lại tại nhà. Cô tiểu thư giàu có vì ngưỡng mộ tài năng mà đã đem lòng thầm thương trộm nhớ chàng nhạc sĩ. Hai trái tim trẻ rung lên những nốt yêu thương, cùng dẫn nhau vào thiên đường tình ái. Nhưng định mệnh trớ trêu, mối tình chỉ vừa chớm nở đã buộc phải lụi tàn, bởi cha mẹ cô gái kịch liệt phản đối khi phát hiện ra chuyện tình của hai người. Và Trúc Phương cũng bị xua đuổi khỏi nhà họ từ đó. Chính từ khoảnh khắc ấy mà những nhạc phẩm chia ly, đau buồn, chan chứa thất vọng lần lượt ra đời và chiếm được sự đồng cảm của hàng triệu người hâm mộ lúc bấy giờ.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nua-dem-ngoai-pho-cua-nhac-si-truc-phuong
Bìa ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của nhạc sĩ Trúc Phương

Sau khi ra mắt, bài hát “Nửa đêm ngoài phố” rất được yêu thích qua tiếng hát liêu trai của danh ca Thanh Thúy. Bài hát này của Trúc Phương cũng đã góp phần đưa tiếng hát của nữ danh ca lên đài cao danh vọng, đánh dấu sự gắn bó sự nghiệp của Thanh Thúy với dòng nhạc Trúc Phương.

Danh ca Thanh Thúy cũng từng bày tỏ cảm xúc của mình về tình khúc bất hủ này của Trúc Phương như sau: “Đến khi nhạc phẩm “Nửa đêm ngoài phố ra đời”, tên tuổi của anh Trúc Phương đã vang dậy khắp nơi. Với thể điệu rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng buồn đau của một người khi người yêu không đến nữa. Có thể nói, lời ca giai điệu của “Nửa đêm ngoài phố” đã ăn sâu vào lòng của tất cả mọi người, từ người già đến lớn người trẻ lúc bấy giờ, ai cũng say mê yêu thích. Bất cứ buổi trình diễn nào của tôi cũng được khán giả yêu cầu trình bày bài “Nửa đêm ngoài phố”, từ phòng trà đến các sân khấu, rồi vũ trường cho đến Đại nhạc hội, từ các thôn làng nhỏ đến đến những tiền đồn hẻo lánh xa xôi. Tôi vẫn còn nhớ hoài kỷ niệm về một lần đi diễn ở Đà Lạt. Sau khi hát xong phần mình tôi liền quay về khách sạn. Đứng trên lan can nhìn xuống đường, tôi đã chứng kiến khung cảnh nhiều nhóm người vừa hát, vừa huýt sáo bài “Nửa đêm ngoài phố” của anh Trúc Phương. Bỗng dưng tôi cảm động, hai hàng lệ cứ thế tuôn rơi. Tôi chỉ là một ca sĩ, hát lên nỗi niềm của anh mà còn xúc động đến thế, nói gì đến anh – người sáng tác còn xúc động đến nhường nào”.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của nhạc sĩ Trúc Phương

Buồn vào hồn không tên,

Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời

Đường phố vắng đêm nao quen một người

Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời

Nỗi buồn len lỏi trong tim khiến ta giật mình tỉnh giấc giữa đêm. Thẫn thờ nhìn đường phố đêm khuya không một bóng người, lòng bỗng trào dâng niềm tiếc nuối, những kỷ niệm xưa cứ thế ùa về, giăng ngang trước mắt như một cuốn phim quay chậm: Đêm hôm nao tình cờ quen biết người, rồi trao cho nhau tiếng yêu đương thắm thiết.

Để rồi làm sao quên?

Biết tên người quen, biết nẻo đi đường về

Và biết có đêm nao ta hẹn hò

Để tâm tư những đêm ngủ không yên

Làm sao quên được, khi những gì về người ta đều biết rõ, biết tên tên, biết tuổi, biết nẻo người về, biết cả những đêm dài khao khát đê mê. Để rồi giờ đây thức giấc giữa đêm, những ký ức ấy tràn ngập tâm hồn. Làm sao có thể ngủ với những tâm tư nặng trĩu ấy, hỡi người?

Nửa đêm lạnh qua tim

Giữa đường phố hoa đèn

Có người mãi đi tìm,

Một người không hẹn đến

Mà tiếng bước buồn thêm…

Tiếc thay hoài công thôi

Phố đã vắng thưa rồi

Biết rằng chẳng duyên thừa

Để người không gặp nữa

Về nối giấc mơ xưa



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nua-dem-ngoai-pho-cua-nhac-si-truc-phuong-2
Lời ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của nhạc sĩ Trúc Phương


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nua-dem-ngoai-pho-cua-nhac-si-truc-phuong-1
Lời ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của nhạc sĩ Trúc Phương

Nửa đêm lạnh, tim ta cũng buốt giá, đường phố ngoài kia dẫu có hoa đèn rực rỡ cũng chỉ là để điểm tô cho nỗi buồn trong lòng. Lời hẹn thề ngày xưa cũng chỉ là lời trót lưỡi đầu môi, người hứa nhưng người chẳng làm được. Tiếc thay ta cứ mong chờ, để giờ đây ôm nỗi đơn côi, tìm hoài một bóng hình không hẹn đến.

Ngày buồn dài lê thê

Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về

Làm rét mướt qua song len vào hồn

Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi

Những ngày tháng cứ vậy trôi qua, phủ lên vết thương trong lòng lớp bụi thời gian, nhưng vẫn chẳng khỏa lấp hết tâm tư nhớ nhung ngày cũ. Rồi những khi gió lạnh ùa về, vết thương lòng lộ rõ, ta bỗng giật mình tỉnh thức, đã bao lâu rồi mình chưa biết đến cảm giác yêu đương?

Đời còn nhiều bâng khuâng

Có ai vì thương góp nhặt tâm tình này

Gửi giúp đến cố nhân mua nụ cười

Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi

Đêm nay, những yêu thương ngày cũ lại tràn về, xin góp nhặt lại hết những tâm tình này gửi đến cố nhân. Niềm thương nhớ ơi, xin đừng đến tìm ta thêm lần nào nữa, kỷ niệm ơi, xin hãy thả bay theo làn gió. Ta tự hứa với mình, chỉ đau thêm một lần này nữa thôi, ngày mai sẽ là ngày rất khác.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...