Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc


HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH

  • Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh
  • Nghệ danh: Thanh Bình
  • Ngày sinh: 1932 – 2014
  • Quê quán: Bắc Ninh
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
  • Thể loại sáng tác: Nhạc trữ tình, nhạc cách mạng
  • Ca khúc nổi tiếng: Tình lỡ, Tiếc một người, Những nẻo đường Việt Nam,…
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Khánh Ly, Ánh Tuyết, Lệ Quyên,…
  • Thời gian hoạt động: 1954 – 2014

Nhạc sĩ Thanh Bình là ai?

Nhạc sĩ Thanh Bình tên thật là Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1932, quê ở Bắc Ninh. Ông mồ côi mẹ từ năm 10 tuổi, cha cũng mất sau đó vài năm. Một mình ông trải qua cuộc sống khó khăn, phiêu bạt từ Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định đến Thái Bình, Hưng Yên,… làm đủ mọi nghề để kiếm sống.

Đầu thập niên 1950, ông bắt đầu kiếm tiền bằng nghề viết văn, viết báo, đưa tin về văn hóa nghệ thuật với bút danh Thanh Bình. Ngoài hai tiểu thuyết mang yếu tố tự truyện là “Gió dập mưa vùi” và “Mình còn trẻ lắm”, Thanh BÌnh còn cộng tác với các tờ báo lớn lúc bấy giờ như Tin Sớm, Bình Minh, Liên Hiệp,… Nhưng vì tiền nhuận bút không đủ sống, ông phải nhận thêm việc bán phở dạo để trang trải.

Năm 1954, nhạc sĩ Thanh Bình di cư vào miền Nam và cho ra đời nhạc phẩm đầu tay mang tên “Những nẻo đường Việt Nam”. Trước đó, lúc còn phiêu bạt ở Thanh Hóa, ông từng theo học nhạc với giáo sư âm nhạc Phạm Sửu, thay vì theo học nhạc người cậu ruột Phó Quốc Thăng cũng là nhạc sĩ nổi tiếng.  

Ngoài ca khúc này, nhạc sĩ Thanh Bình còn sáng tác thêm nhiều ca khúc khác nữa, nổi tiếng nhất chính là bài “Tình lỡ”. Năm 1970, đạo diễn Lê Mộng Hòa thực hiện bộ phim điện ảnh “Nàng” với vai chính là cặp đôi tài tử lừng danh Thẩm Thúy Hằng và Trần Quang, ca khúc “Tình Lỡ” đã trở thành ca khúc chủ đề của bộ phim.

Năm 1973, nhạc sĩ Thanh Bình kết hôn với một người phụ nữ bình thường, sống một cuộc đời đơn sơ, bình dị. Thay vì theo con đường sáng tác chuyên nghiệp, ông lại nhận dạy tiếng Anh và tiếng Pháp để mưu sinh. Hai người có với nhau một cô con gái tên Mộng Ngọc.



nhac-si-thanh-binh-la-ai-va-cuoc-doi-bi-thuong-cua-nhac-si-thanh-binh-1
Nhạc sĩ Thanh Bình thời trẻ

Sau năm 1975, cuộc sống gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn, lúc này ông cùng vợ mở một quán cơm ở quận 1 để kiếm sống qua ngày. Nhưng khi con lên 3 tuổi, người vợ đã bỏ đi biệt xứ, một mình ông gà trống nuôi con.

Ông lấy nghệ danh “Thanh Bình” nhưng cuộc đời ông lại chẳng có một phút giây thanh bình, yên ả. Sóng gió cuộc đời không ngừng đeo bám cuộc đời người nhạc sĩ tài hoa. Cô con gái duy nhất của ông lớn lên lấy chồng, nhưng cuộc sống hôn nhân không bền. Đến đời chồng thứ hai thì không hôn thú, nhưng vẫn chung sống với nhau. Sau đó, cô Ngọc hùn hạp làm ăn nhưng đổ vỡ, vướng vào nợ nần, lâm vào cảnh tù tội. Một năm sau đó, người con rể mang ông bỏ ở bến xe miền Đông. Một ông lão 81 tuổi gầy gò, thân mang nhiều bệnh cứ vậy bơ vơ, lạc lõng giữa dòng người đông đúc cùng thùng quần áo cũ với tờ 200 ngàn trong túi.

Nhạc sĩ Thanh Bình cứ vậy sống lay lắt ở lề đường trong vòng 18 ngày, đến khi người cháu gọi ông là cậu ruột biết tin đến đón về ông mới có mái nhà che nắng, che mưa.

Tháng 1 năm 2014, khi nghe tin hoàn cảnh khó khăn của nhạc sĩ Thanh Bình, ca sĩ Ánh Tuyết đã tổ chức một đêm nhạc mang tên “Tình Lỡ” để kêu gọi mọi người ủng hộ, giúp đỡ ông. Đó cũng là đêm nhạc đầu tiên trong cuộc đời nghệ thuật của nhạc sĩ Thanh Bình.

Trên sân khấu, nhạc sĩ Thanh Bình rưng rưng khi chia sẻ: “Tôi rất hân hạnh và cảm động khi biết mọi người vẫn còn nhớ đến tôi và thực hiện đêm nhạc cho tôi. Lâu lắm rồi tôi mới được nghe những bản nhạc của mình sáng tác trên sân khấu. Cảm ơn ca sĩ Ánh Tuyết đã mang đến cho tôi niềm vinh dự này, mang lại cho tôi niềm hứng khởi để tôi cảm thấy trân quý cuộc đời”.

Nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 23/05/2014, nhạc sĩ Thanh Bình đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 82 tuổi. Ông ra đi nhưng lòng vẫn luôn trăn trở vì không thể nhìn được mặt cô con gái duy nhất Mộng Ngọc của mình.

“Tình lỡ” – Cái tên vận vào duyên phận

Tên tuổi nhạc sĩ Thanh Bình gắn liền với ca khúc “Tình lỡ”, thế nhưng bài hát này không mang lại cho ông nhiều danh tiếng, tiền bạc mà lại vận vào con đường tình duyên của ông. Cuộc tình nào đi qua đời Thanh Bình cũng chất chứa đầy nỗi sầu sâu thẳm.

Vào thuở đôi mươi, lúc còn ở Hà Nội, nhạc sĩ Thanh Bình quen với mối tình đầu tên là Hằng. Nhưng mối tình này bị gia đình đàng gái ngăn cản vì không môn đăng hộ đối. Quá đau khổ, nhạc sĩ Thanh Bình đành “dứt tình” bỏ vào nam sinh sống. Đầu năm 1956, ông nghe tin cô Hằng lấy chồng, trong giây phút nghẹn ngào, không nỡ ông đã viết nên bài “Tình lỡ” với những lời lẽ đau khổ, day dứt triền miên.

Mãi tận năm 1973, khi đã 41 tuổi, nhạc sĩ Thanh Bình mới nên duyên vợ chồng với một người phụ nữ xinh đẹp, gia cảnh bình thường. Khi ấy, thay vì dấn thân vào con đường sáng tác chuyên nghiệp, ông lại chọn mưu sinh bằng việc đi dạy tiếng Anh, tiếng Pháp để nuôi gia đình. Cả hai chung sống với nhau hạnh phúc và có với nhau một cô con gái tên Mộng Ngọc.



nhac-si-thanh-binh-la-ai-va-cuoc-doi-bi-thuong-cua-nhac-si-thanh-binh-2
Tình duyên bẽ bàng của chàng nhạc sĩ tài hoa – Thanh Bình

Sau năm 1975, vì cuộc sống khó khăn, hai vợ chồng nhạc sĩ Thanh Bình mở quán cơm tại Quận 1 để mưu sinh. Những tưởng đâu mọi khó khăn sẽ qua, ông sẽ có một cuộc sống an lành bên cạnh vợ đẹp, con ngoan. Thế nhưng, hạnh phúc bình dị không tồn tại được lâu, người vợ bỏ đi khi cô con gái vừa tròn 3 tuổi. Một mình nhạc sĩ Thanh Bình gà trống nuôi con trong cảnh túng quẫn, vá víu đắp đổi qua ngày.

Sau này khi được hỏi về người vợ đã bỏ đi, nhạc sĩ Thanh Bình mơ hồ nói: “Phần nhiều là do lỗi nơi tôi. Có lẽ cô ấy đã rẽ sang bước khác, tôi không chắc cũng chẳng còn nhớ nữa… thời gian lâu quá rồi!”.

Thế nhưng, cuộc sống bên cô con gái cũng chẳng êm đềm. Lúc ông ở tuổi gần đất xa trời thì con gái lại vướng vào vòng lao lý, để lại một mình ông cô đơn, bơ vơ giữa dòng đời. Người nhạc sĩ tài hoa ấy trước khi nhắm mắt trong lòng vẫn không ngừng trăn trở, nặng lòng về cuộc đời kém may mắn của người con ông nhất mực yêu thương.

Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Thanh Bình

Nhạc sĩ Thanh Bình bắt đầu sáng tác từ năm 1954, lúc di cư vào Nam. Thời gian ấy, ông cho ra đời hàng loạt ca khúc, khiến cái tên Thanh Bình trở thành một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của âm nhạc miền Nam trước năm 1975, cụ thể như: “Mưa qua sông”, “Bông sung đồng quê”, “Thương nhau hát lý qua cầu”, “Gặp gỡ duyên nhau”,…  Trong đó, nổi tiếng và được yêu thích nhất là bài “Tình lỡ” qua tiếng hát của Khánh Ly.

Hầu hết, những bài hát của nhạc sĩ Thanh Bình đều viết về tình yêu đôi lứa, tình cảm quê hương, chất chứa thương nhớ của những người con xa quê. Âm nhạc của ông rất giản dị, súc tích, dễ hát với phần âm điệu sâu lắng, truyền cảm, dễ đi vào lòng người.



nhac-si-thanh-binh-la-ai-va-cuoc-doi-bi-thuong-cua-nhac-si-thanh-binh-3
Âm nhạc của Thanh Bình rất giàu cảm xúc

Không chỉ viết nhạc tình, nhạc sĩ Thanh Bình còn sáng tác nhạc cách mạng. Những bài hát hừng hực khí thế như “Những nẻo đường Việt Nam”, hoặc chân chất đậm nét quê hương như “Lá thư” đều để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng yêu nhạc.

Vốn là người lãng mạn, giàu cảm xúc nên dù là nhạc trữ tình hay nhạc cách mạng, những ca khúc của nhạc sĩ Thanh Bình đều rất nên thơ, bay bổng. Khi viết nhạc quê hương, ông thường dùng những ca từ mộc mạc, thân thương. Đến khi viết nhạc tình, nhạc sĩ lại sử dụng những hình ảnh nhẹ nhàng nhưng nặng nỗi ưu tư, trầm buồn.

Kho tàng âm nhạc và những nhạc phẩm đặc sắc của nhạc sĩ Thanh Bình

Cả cuộc đời sự nghiệp nhạc sĩ Thanh Bình sáng tác không nhiều, chỉ khoảng mấy chục bài. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một thống kê chính thức về số lượng các sáng tác của ông.

Một số nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Thanh Bình: Tình lỡ, Chiều vàng trên sóng, Còn nhớ hay quên, Đừng đến rồi đi, Đừng cho màu trắng lẫn màu xanh, Gặp gỡ duyên nhau, Hợp đoàn mà ca lên, Kỷ niệm đầu, Lá thư về làng, Mai chị về em gửi gì không, Mai sớm em lên đường, Một kỷ niệm, Mưa qua sông, Mùa chinh chiến, Những nẻo đường Việt Nam, Tiếc một người, Tiếng hát bên ni, Xóm làng bên sông,…



nhac-si-thanh-binh-la-ai-va-cuoc-doi-bi-thuong-cua-nhac-si-thanh-binh-4
Ca khúc “Tình lỡ” nổi tiếng của nhạc sĩ Thanh Bình

Trong đó, ca khúc “Tình lỡ” là nổi tiếng nhất và được công chúng vô cùng yêu thích. Bài hát này được ông viết dành cho mối tình đầu với một người con gái xinh đẹp tên Hằng.

Nhạc sĩ Thanh Bình từng chia sẻ về ca khúc này như sau: “Ca khúc “Tình Lỡ” tôi viết dành cho một người con gái ở Hải Phòng. Lúc đó tôi 22 tuổi và rất thiết tha mối tình này. Ngày tôi xuống tàu ở cảng Hải Phòng di cư vào nam, đứng trên boong tàu, tôi nhìn thấy nàng hối hả chen lấn, vạch đám đông người đang đưa tiễn để mong kịp lúc chia tay tôi. Khi ấy tôi đứng lẫn vào đám đông trên boong tàu, còn nàng thì chạy dọc theo bờ cảng nên không nhận ra tôi… Cả hai chẳng nói được với nhau câu nào”.

“Thôi rồi, còn chi đâu em ơi!

Có còn lại chăng dư âm thôi

Trong cơn thương đau men đắng môi

Yêu rồi tình yêu sao chua cay

Men nào bằng men thương đau đây

Hỡi người bỏ ta trong mưa bay…”

Thanh Bình – Cuộc đời không như tên gọi

Thanh Bình là một nhạc sĩ điển trai, tài hoa, chung tình thế nhưng cuộc đời ông lại không được như tên, lúc nào cũng nặng nỗi ưu tư, phiền muộn. Cả một đời, người nhạc sĩ tài hoa này lúc nào cũng phải chôn chặt, cất giấu những nỗi buồn, những nỗi tủi hờn khi không có lấy một phút giây được sống đủ đầy với hạnh phúc riêng trọn vẹn.

Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, lúc nhạc sĩ Thanh Bình là cái tên đã có chỗ đứng trong làng nhạc miền Nam thì ông chỉ mới là anh nhạc công dạo. Ấn tượng của ông về nhạc sĩ Thanh Bình là một chàng đẹp trai, hào hoa, phong nhã. Tuy nổi tiếng nhưng ông sống rất khép kín, ít khi chia sẻ chuyện riêng tư.



nhac-si-thanh-binh-la-ai-va-cuoc-doi-bi-thuong-cua-nhac-si-thanh-binh-5
Nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết

Nhạc sĩ Thanh Bình sáng tác không nhiều, bởi ông quan niệm rằng “Viết nhạc không phải để kiếm tiền mà là để nói lên nỗi lòng, tâm tư của chính mình”. Chính vì thế, mà những sáng tác của ông đều là những lời gan ruột, từng nốt nhạc vang lên đều đong đầy tình cảm, chắt chiu.

Hành trình của nhạc sĩ Thanh Bình đã khép lại, nhưng tất cả những đoạn trường mà ông đã trải qua khiến công chúng không khỏi xót xa, thương cảm cho một nghệ sĩ tài năng bị chữ nghèo, chữ tình đeo bám không nguôi.

Cuộc đời dường như bất công khi liên tiếp gieo vào lòng ông những phiền muộn, nhưng có lẽ cũng chính những ngày tháng đắng cay, những cuộc tình đứt gánh ấy đã viết nên những tuyệt phẩm giúp Thanh Bình trở thành cái tên được trân trọng của làng nhạc Việt.                  



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Đăng Quân: Chàng vũ công gen Z “thi đâu thắng đó”, được mời làm giám khảo Anh Trai Say Hi
Đăng Quân: Chàng vũ công gen Z “thi đâu thắng đó”, được mời làm giám khảo Anh Trai Say Hi
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ VŨ CÔNG ĐĂNG QUÂN Tên thật: Nguyễn Đăng Quân. Nghệ danh: Đăng Quân. Ngày sinh: 21/06/2000. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: Vũ công,...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
[ad_1] Nhạc sĩ Đan Trường sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bài ông viết ra đều là tiếng lòng chắt chiu, khiến người nghe không khỏi bồi hồi, rung động....

Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh
Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh
[ad_1] CA KHÚC "ĐOẠN TÁI BÚT" Sáng tác: Tú Nhi, Bằng Giang Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1970 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Chế Linh Ca...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
[ad_1] Ca sĩ Anh Tú là một nghệ sĩ tài năng nhưng vắn số, từng nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại lời Việt. Nguồn: Internet Ca sĩ Anh...

Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

Ads Bottom