Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới


VỀ CA KHÚC “SÀI GÒN”

  • Tên ca khúc: Sài Gòn
  • Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân
  • Thể loại: Nhạc trẻ
  • Phát hành: Thập niên 1960
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Carol Kim, Trúc Mai…

“Sài Gòn đẹp lắm” không phải tên ca khúc

Nhạc sĩ Y Vân sinh ra ở Hà Nội nhưng lại có không ít nhạc phẩm viết về TP Hồ Chí Minh. Tiêu biểu nhất có lẽ phải nhắc đến ca khúc “Sài Gòn” và “Mùa xuân trên TP Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết ngày, Amnhac.net muốn tập chung chia sẻ một vài điều thú vị liên quan đến ca khúc “Sài Gòn” – đây là ca khúc mà rất rất nhiều người thường gọi là “Sài Gòn đẹp lắm”.

Có rất người từng cùng chung ý kiến: Nếu chọn một bài hát hay nhất viết về đô thành Sài Gòn ngày xưa, thì đầu tiên phải nghĩ đến ca khúc “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân. Ca khúc này mang giai điệu và ca từ vui tươi, ngợi ca nếp sống văn minh, sôi động của Hòn Ngọc Viễn Đông một thời. Giai điệu cha-cha-cha của ca khúc dễ nhớ, nhất là đoạn điệp khúc “Sài Gòn đẹp lắm” đơn giản, dễ nghe, dễ thuộc. Và chính sự bắt tay, dễ nhớ này đã khiến nhiều người lầm tưởng tên ca khúc là “Sài Gòn đẹp lắm”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-sai-gon-cua-nhac-si-y-van-0
Ca khúc của nhạc sĩ Y Vân có tên “Sài Gòn” chứ không phải “Sài Gòn đẹp lắm”

“Sài Gòn đẹp lắm” là câu hát nằm trong đoạn điệp khúc của bài bát “Sài Gòn” được nhạc sĩ Y Vân sáng tác vào khoảng giữa thập niên 1960. Đây cũng là thời điểm trào lưu nhạc trẻ du nhập vào miền Nam mạnh mẽ. Những giai điệu rộn rã của bebop, twist, cha-cha-cha tràn ngập khắp các vũ trường. Ban đầu, chỉ có người nước ngoài, sau đó nhiều nhạc sĩ miền Nam đã lưu tâm đến, họ bắt đầu sáng tác các ca khúc nhạc Việt và được đón nhận nồng nhiệt. Từ đó, hình thành nên một loại nhạc gọi là kích động nhạc. 

Những nhạc phẩm như: 60 năm, Típ lều lý tưởng, Đêm đô thị, Sài Gòn… nhanh chóng được công chúng đón nhận. Chúng xuất hiện không chỉ trong các vũ trường mà còn vang vọng khắp các ngõ hẻm ở Sài Gòn. Ca sĩ Carol Kim là người đầu tiên hát và thu băng ca khúc này. “Sài Gòn” trở thành bài hát gắn liền với sự nổi tiếng của nhạc sĩ Y Vân. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-sai-gon-cua-nhac-si-y-van-6
Tờ nhạc 100 bài ca hay của nhạc sĩ Duy Khánh

Ca khúc “Sài Gòn” từng được đưa vào ấn phẩm thứ 44 trong danh sách “1001 bài hát hay” của nhạc sĩ Duy Khánh (xuất bản ngày 28/8/1965). Sau này, bài hát cũng được liệt kê vào “những bài hát nổi tiếng của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” trong cuốn sách “300 câu hỏi, 300 năm Sài Gòn” của tác giả Dương Trọng Dật (phát hành 1998). Ngoài ra, ca khúc này còn nằm trong cuốn sách “99 bài hát được nhiều người yêu thích”, xuất bản năm 2001.

“Sài Gòn” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới

Cả giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đều dành những lời lẽ cực kỳ trìu mến cho ca khúc “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân. Trang “Nhacxua” nhận xét, ca khúc có giai điệu cha-cha-cha rộn rã, dễ nhớ, nhất là đoạn điệp khúc “Sài Gòn đẹp lắm”. Đoạn điệp khúc này được đánh giá là đơn giản, dễ nghe, dễ thuộc. Chính vì thế mà nhiều người nhầm lẫn gọi ca khúc này là “Sài Gòn đẹp lắm”. Đồng thời, website này còn gọi “Sài Gòn” là “Ca khúc bất tử xuyên thời gian và biên giới”.

Trên báo Người lao động, nhà báo Nguyễn Thụy Kha chia sẻ, Sài Gòn trước năm 1975 cũng có nhiều nhạc sĩ viết những nhạc phẩm với chủ đề ca ngợi “Hòn Ngọc Viễn Đông” nhưng chỉ đến bài hát “Sài Gòn” thì “mới thực sự có Sài Gòn ca”. Nhà báo này cũng nhận định, không có bài hát nào “rất Sài Gòn” như “Sài Gòn” với các đoạn chuyển nhạc thực sự trẻ trung và sôi động. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-sai-gon-cua-nhac-si-y-van-7
Tờ nhạc ca khúc “Sài Gòn” của Y Vân

Một số ý kiến khác cho rằng, ca khúc “Sài Gòn” đã vẽ nên những nét say sưa náo nức của những người con đất Bắc giã từ Hà Nội mới tan khói lửa chiến tranh để vào tới thủ đô của xứ miền Nam nắng ấm thanh bình với tình người ấm áp, không khí khân hoan, rộn rã.

Ca khúc “Sài Gòn” không chỉ xuất hiện ở các vũ trường, khắp ngõ hẻm ở Sài Gòn năm xưa mà còn “vượt biên” ra nước ngoài. Đầu thập niên 1970, danh ca người Đài Loan tên Từ Tiểu Phụng đã hát ca khúc này bằng tiếng Hoa. Cùng thời điểm, ca sĩ người Singapore là Trương Tiểu Anh đã hát “Sài Gòn” bằng tiếng Hoa. Giọng ca của cô đã chinh phục khán giản Singapore lúc bấy giờ. 

Chỗ đứng của ca khúc “Sài Gòn” trong thế kỷ 21

Ca khúc “Sài Gòn” không sỉ “sống khỏe ở thập niên 1960, 1975 mà còn có chỗ đứng đặc biệt sang cả thế kỷ 21. Ca khúc này vẫn được hát liên tục và được dịch ra các tiếng nước ngoài.

Năm 2004, nghệ sĩ kèn Harmonica Tòng Sơn đã phát hành album Harmonica Tòng Sơn – Những tình khúc không quên. Trong đó có bản hòa tấu lại ca khúc “Sài Gòn” cùng dàn nhạc của ông và đây được coi là đĩa CD Đầu tiên của người Việt về harmonica. 

Tiếp đó, “Sài Gòn” nhạc sĩ Quốc Bảo dịch sang tiếng Anh (2006) với tự đề “Saigon my love”. Ngoài ra, ca khúc này cũng có một bản dịch khác sang tiếng Anh dành cho các em thiếu nhi học đếm. MC Thanh Bạch cũng từng huy động bạn bè dịch ca khúc này sang tiếng Nhật và tiếng Hàn. 

Đến tháng 5/2014, cố ca sĩ Phi Nhung phát hành album “Thương lắm mình ơi”. Cô đã làm mới lại ca khúc “Sài Gòn”. Phi Nhung cho biết, cô phát hành album này để “kiếm tiền nuôi 18 em bé mồ côi mà cô coi như con mình”. 

Ca sĩ Âu Bảo Ngân khi thực hiện đĩa đơn đầu tay “Sàigòn.Saigon.” cũng đã đưa ca khúc “Sài Gòn” vào phối lại. Ngoài ca khúc này, Âu Bảo Ngân còn làm mới “Đêm đô thị” và “Sài Gòn về đêm”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-sai-gon-cua-nhac-si-y-van-8
Nhạc chế “Sài Gòn đẹp lắm” của 8x xinh đẹp trong mùa dịch

Các ca sĩ lớp trẻ cũng đã chọn “Sài Gòn” để hát trên các sân khấu lớn như: Hari Won, Maya, Noo Phước Thịnh, Đông nhi, Nhóm nhạc Mây Trắng. Năm 2021, rapper Blacka đã sử dụng phần giai điệu của bài hát “Sài Gòn” trong bản rap mang tên “Sài Gòn có em” (Chương trình Rap Việt mùa 2). Cùng năm, ca sĩ Uyên Linh, Lyly và nhóm Đĩa Than Hồng đã biểu diễn ca khúc này trong chương trình “Xuân hạ thu đông rồi lại xuân mùa 1”.

Chưa hết, ca khúc “Sài Gòn” còn được phối lại và xuất hiện trong trailer phim “Vai diễn đổi đời” của đạo diễn Nguyễn Đức Minh. Ca khúc được sử dụng trong phim “Cô Ba Sài Gòn” (2018). 

Năm 2015, nhóm Nhạc Trắng đã cho ra mắt clip nhạc chế từ bài hát này nói về trận mưa tại TP Hồ Chí Minh gây ngập lụt vào ngày 15/9. Năm 2021, tác giả Đặng Thanh Tuyền chế lời bài hát với thông điệp kêu gọi mọi người cùng chống dịch COVID-19. Bài hát này đã thu về hàng ngàn lượt xem và hàng trăm lượt bình luận trên mạng xã hội.

Ca sĩ Kyo York đã hát ca khúc “Sài Gòn” trong đêm nhạc “Cám ơn những điều phi thường, tổ chức vào tháng 8/2021 nhằm tổ chức quyên góp 2,3 tỷ đồng cho quỹ chống dịch COVID-19. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...