Nhạc sĩ Lê Hoàng Long kể chuyện nhạc sĩ Văn Cao: “Anh ít nói nhưng khi nói lại rất dí dỏm, tiếu lâm”


Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm vui giữa ông với nhạc sĩ Văn Cao thời còn học ở Trường Nhạc. Bài viết tuy ngắn nhưng cũng đủ để người đọc có thêm cái nhìn thú vị về một “bậc kỳ tài” của đất nước.

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Suối mơ!

Bên rừng thu vắng,

giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.

Ngày chưa đi sao gió vương?

Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương…

(Trích “Suối mơ” nhạc và lời Văn Cao)

Đầu năm 1950, rời ghế nhà trường, tôi đi làm văn nghệ kháng chiến. Đến giữa năm, được tin trường Nhạc mở tại Tuyên Quang (thuộc Liên khu Việt Bắc) tôi bèn trực chỉ Tuyên Quang. Đến nơi, sau khi vào làm thủ tục thì tôi được nhận vào học. Vào trường tôi mới biết nhạc sĩ Văn Cao là hiệu trưởng và ban Giáo sư gồm có: Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu (dương cầm), nhạc sĩ Tô Vũ (hòa âm và vĩ cầm), nhạc sĩ Xuân Lôi, Xuân Tiên (sáo, clarinet và saxophone), nhạc sĩ Xuân Thư (flute traversiere, nhạc lý). Thời bấy giờ chúng tôi sống ngay tại trường, các học sinh sống chung trong hai căn nhà sàn, một chon nam, một cho nữ. Tuy ban giảng huấn mỗi người đều ở riêng với gia đình, nhưng cũng gần đó nên thường ngày chúng tôi vẫn sang chơi rất thân mật. Thâm tình với tôi nhất khi ấy là anh chị Tô Vũ. Lúc ấy, anh chị mới sinh con đầu lòng, có những hôm tôi sang chơi, chị vừa ru cháu ngủ vừa hát tôi nghe những bài “Tạ từ”, Tiếng chuông chiều thu”,… của anh.

Chúng tôi gặp nhạc sĩ Văn Cao lần đầu khi anh nói chuyện về cách tổ chức, sinh hoạt và chương trình học của trường. Tối tối, anh thường sang căn nhà sàn nơi chúng tôi ở để trò chuyện. Mùa đông, gió rít từng cơn nên tối đến mọi người thường đốt lửa giữa nhà, rồi ngồi xung quanh để sưởi ấm.

Nhạc sĩ Văn Cao người nhỏ nhắn, ít nói nhưng khi nói lại rất dí dỏm, tiếu lâm. Đặc biệt nhất của anh là cặp mắt rất có thần vì thế mà ít kẻ đứng trước mặt anh mà lại dám nói dối. Tôi nhớ có lần, bên trường Sư Phạm tổ chức đêm văn nghệ mời trường Nhạc tham dự. Theo chương trình, tôi phải độc tấu một bài vĩ cầm. Trong mấy ngày tập dượt, tôi có chuyện bất đồng với anh lớp trưởng nên đúng ngày trình diễn tôi giả vờ bị té gãy tay để không biểu diễn nữa. Được tin này, anh Văn Cao gọi tôi đến để coi sự thể ra sao. Một vài vài chương mở đầu, anh hỏi tôi về cái tay. Anh cầm và nắn nắn chỗ tay tôi buộc lên cổ, mắt anh nhìn thẳng vào mắt tôi với nụ cười hóm hỉnh. Nhìn ánh mắt với nụ cười ấy tôi không dám nói dối nửa lời bèn kể ra chuyện giữa tôi với anh T. Sau lần ấy, tôi vui vẻ xử hòa với anh T. và cầm đàn lên sân khấu biểu diễn. Tối hôm ấy, tôi độc tấu ca khúc “Thiên thai” của nhạc sĩ Văn Cao và bài Celebre Serenade của Schubert.



nhac-si-le-hoang-long-ke-chuyen-nhac-si-van-cao (1)
Chuyện nhạc sĩ Văn Cao được nhạc sĩ Lê Hoàng Long viết trong cuốn “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến”

Có những buổi chiều thứ bảy, chủ nhật tại nhà anh Tô Vũ, các anh rất thường hòa nhạc, chúng tôi đến nghe thấy thú vị vô cùng. Thời ấy, anh Văn Cao mới viết xong bài hát “Trường ca Sông Lô”. Một biểu chiều, anh Xuân Lôi chơi clarinet, anh Xuân Tiên chơi thổi clarinette, anh Tô Vũ kéo violon, anh Hữu Hiếu chơi accordion,… hòa nhạc bài này. Anh Văn Cao, anh Xuân Thư và chúng tôi ngồi nghe.

Nhạc sĩ Văn Cao nhìn nhạc sĩ Xuân Thư đứng bên cạnh rồi trả lời: “Chú mày mà cũng biết được điều đó à? Khá đấy!”.



nhac-si-le-hoang-long-ke-chuyen-nhac-si-van-cao
“Thiên thai” – một trong nhiều ca khúc ấn tượng của cố nhạc sĩ Văn Cao

Tuy thời gian sống ở trường nhạc khá ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Mới ngày nào mà thấm thoát đã hơn 45 năm trôi qua rồi. Bây giờ mỗi lần đến thăm anh chị Tô Vũ, ngồi nhắc lại ngày xưa với những kỷ niệm ở trường nhạc, anh Tô Vũ và tôi vẫn nhớ để kể lại một cách say sưa.

Sống tại Trường Nhạc thời kháng chiến, gần gũi với anh Văn Cao chỉ chừng vài ba tháng ngắn ngủi, nhiều lần được nói chuyện tâm tình song chưa lần nào tôi dám hỏi cuộc đời tình cái của anh để có được “Thiên thai”, “Buôn tàn thu”, “Bài thơ bên suối”. Nhạc sĩ Văn Cao là người Hải Phòng, nghe đâu thời trai trẻ anh có một mối tình tuyệt vời với đóa hoa đầy hương sắc của đất cảng.

Hôm nay, anh Văn Cao đã vĩnh viễn ra đi. Tin này đến với mọi người với cả niềm tiếc thương. Một ngôi sao sáng trên vòm trời nghệ thuật nước nhà đã tắt nhưng “Thiên thai”, “Trương chi”, “Suối mơ”,… vẫn sẽ là những đóa hoa rực rỡ muôn đời.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...