Người vợ tri kỷ đứng đằng sau thành công của nhạc sĩ Châu Kỳ


Nhạc sĩ Châu Kỳ (1923 – 2008) là một trong những nhạc sĩ gạo cội của nền tân nhạc Việt Nam với gia tài đồ sộ hơn 200 sáng tác. Trong đó có nhiều nhạc phẩm của ông đã đi sâu vào tâm hồn người yêu nhạc như “Giọt lệ đài trang”, “Con đường xưa em đi”, “Đón xuân này nhớ xuân xưa”,…

Mang trong mình trái tim đa cảm của người nghệ sĩ, sau nhiều trắc trở, tổn thương trong chuyện tình cảm, nhạc sĩ Châu Kỳ đã may mắn tìm được một nửa thực sự của đời mình, đó chính là bà Kha Đằng.

Người vợ tào khang, một đời nâng khăn sửa túi cho nhạc sĩ Châu Kỳ

Nhạc sĩ Châu Kỳ từng trải qua cuộc hôn nhân thứ nhất với một giai nhân nức tiếng của thập niên 1950 – nữ ca sĩ Mộc Lan. Họ chung sống với nhau được 3 năm (1949 – 1952) thì tan vỡ. Ba năm sau, Châu Kỳ nên duyên với cô nữ sinh Kha Thị Đàng, nhỏ hơn ông 15 tuổi. Cả hai chung sống hạnh phúc với nhau cho đến lúc ông qua đời vào năm 2008.

Khi được hỏi về cuộc hôn nhân với chồng, bà Đàng hồi tưởng: “Khi lấy anh Châu Kỳ, gia đình tôi một mực phản đối, tôi rời nhà chỉ với một chiếc áo dài trắng mặc trên người cùng với tinh thần tự lập, không dựa dẫm vào gia đình. Đêm tân hôn, tôi mới biết chồng dù là nhạc sĩ nổi tiếng nhưng không nhà cửa, căn phòng anh đang cư ngụ là ở nhờ gia đình một người bạn. Và anh Châu Kỳ khi ấy cũng chẳng biết bao giờ mới có thể mua được nhà. Khi đó cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn, chủ yếu sống dựa vào tiền thù lao đi hát tại các rạp phim, phòng trà của anh Châu Kỳ. Sau khi sinh con đầu lòng, tôi quyết chí dành dụm đi mua trả góp một căn nhà nhỏ trong hẻm sâu với bề ngang 4m, sâu 14m. Từ đó mà anh Châu Kỳ có nhà riêng, có nơi để ngồi viết lách. Tiền mua nhà khi ấy chúng tôi phải trả mấy đợt mới hết!”.

Sau năm 1975, như những nhạc sĩ miền Nam khác, cuộc đời của gia đình nhạc sĩ Châu Kỳ bước qua một trang mới, khó khăn và thử thách càng nhiều hơn. Bà Đàng từng chia sẻ giai đoạn đó với nhà báo Trần Quốc Bảo: “Đó là quãng thời gian vất vả, cực nhọc nhất của tôi. Bởi tôi vừa phải một mình kiếm tiền nuôi các con, lại vừa phải kiếm tiền đi thăm nuôi anh ấy trong hoàn cảnh kinh tế chung của cả nước rất khó khăn”.



Nguoi-vo-tri-ky-dung-dang-sau-thanh-cong-cua-nhac-si-Chau-Ky
Nhạc sĩ Châu Kỳ và bà Kha Thị Đàng

Khi ấy, bà Đàng là công nhân trong nhà máy giấy Tân Mai ở Đồng Nai, lương chỉ có 300 mỗi tháng. Thế nhưng mỗi tháng bà phải tiêu tốn hết những 1000 đồng để thăm nuôi chồng, chưa kể đến khoản tiền nuôi các con ăn học. Để có tiền trang trải, bà Đàng phải thức khuya dậy sớm, làm thêm đủ thứ việc bên ngoài.

Khi ấy nhiều người thấy bà bôn ba cực khổ thì nói rằng bà là phụ nữ mà “điếc không sợ sung”. Nhưng bà chỉ cười bảo: “Khi ấy, chồng con tôi là những người quan trọng nhất đối với tôi, nên tôi làm tất cả vì họ, không có thời gian để lo sợ. Tôi chỉ buồn một chuyện là do thời điểm ấy khó khăn quá nên việc học các của con lỡ dở”.

Những năm cuối đời, nhạc sĩ Châu Kỳ phải nằm một chỗ mất gần 2 tháng. Mỗi ngày phải truyền 3 chai nước biển, 1 chai muối, 1 chai đường, 1 chai đạm để duy trì sự sống. Khi ấy, bà khóc nói với nhạc sĩ Châu Kỳ rằng: “Anh ơi, em hết tiền rồi. Khi nào anh trăm tuổi thì anh nằm lại Sài Gòn nhé!”. Nhạc sĩ Châu Kỳ nghe vậy thì đáp: “Em phải đưa anh về Huế. Em đừng có lo, bạn anh sẽ lo hết!”.

Thế là khi nhạc sĩ Châ Kỳ rút hơi thở cuối cùng, bạn bè của ông đã tập trung lại lo đám tang cho ông và đưa ông về chôn cất ở mảnh đất quê hương, nơi ông thương nhớ trọn đời.

Cố thi sĩ – soạn giả Kiên Giang đã từng nhận xét về bà Kha Thị Đàng như sau: “Châu Kỳ, một nhạc sĩ tài danh trong thập niên 1960 là một người đào hoa, hào phóng, sống hết lòng với bạn bè. Sự nghiệp thành công của anh có công rất lớn của người vợ chịu thương chịu khó, toàn tâm toàn ý lo cho chồng, để anh được sống với nghệ thuật mà anh đã chọn. Bà đúng là một người vợ của nghệ sĩ”.

Người tri âm tri kỷ, dốc hết tâm tư thấu hiểu cho chồng

Nói về sự đào hoa và tính nghệ sỹ của chồng mình, bà Đàng từng nghẹn ngào chia sẻ: “Những chuyện tình của chồng tôi đau khổ, trắc trở nhưng những mối tình của Châu Kỳ cùng những sáng tác của ông sẽ sống mãi trong lòng khán giả. Cuộc đời chồng tôi có nhiều bóng hồng, tôi làm vợ phải thông cảm cho chồng vì nhờ đó mới có nhiều ca khúc hay tặng đời”.



Nguoi-vo-tri-ky-dung-dang-sau-thanh-cong-cua-nhac-si-Chau-Ky
Bà Kha Thị Đàng hiện nay

Năm 2005, ca sĩ Chế Linh chỉ hát sai một từ trong bài “Túy ca” trong chương trình nhạc Châu Kỳ do trung tâm Thúy Nga tổ chức, thì ngay lập tức bà Đàng lên tiếng sửa lại. MC Kỳ Duyên khi ấy tò mò hỏi bà: “Cô ơi cô, mấy trăm bài của chú cô thuộc hết hả?”. Bà mỉm cười gật đầu đáp lại, MC Kỳ Duyên bất ngờ thốt lên: “Trời ơi, sao cô thương chú dữ vậy”.

Người nghệ sĩ được ví như con tằm cả đời rút ruột kéo tơ trả nợ cho đời. Cả một đời cống hiến của người nghệ sĩ, có lẽ điều khiến họ hạnh phúc nhất chính là có những người tri âm tri kỷ hiểu được những sáng tạo của họ. Đối với nhạc sĩ Châu Kỳ, có lẽ người vợ tào khang – bà Kha Thị Đàng chính là người tri âm tri kỷ ấy. Cũng có lẽ vậy nên họ mới có với nhau những ngày tháng hạnh phúc dù cuộc sống lắm vất vả, bộn bề.

Có thể nói, cuộc hôn nhân định mệnh của nhạc sĩ Châu Kỳ và bà Kha Thị Đàng là một câu chuyện tình đẹp hiếm hoi trong giới nghệ sĩ. Gần 60 năm chung sống cùng chồng, bà Đàng chưa bao giờ nói lời ân hận và luôn hãnh diện bởi bà đã cùng chồng sống một đời say mê, hết lòng cống hiến cho nghệ thuật, cho âm nhạc. Một cuộc hôn nhân dù không sung túc, nhưng xứng đáng để bà có thể kiêu hãnh với cuộc sống này.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Ô mê ly” – Khúc ca rộn rã yêu đời làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Văn Phụng
“Ô mê ly” – Khúc ca rộn rã yêu đời làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Văn Phụng
[ad_1] CA KHÚC "Ô MÊ LY" Tên ca khúc: Ô mê ly Sáng tác: Văn Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời: 1948 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Uyên Phương: “Cuộc đời tôi không có gì phải hối tiếc hết!”
Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Uyên Phương: “Cuộc đời tôi không có gì phải hối tiếc hết!”
[ad_1] Bài phỏng vấn dưới đây có thể coi là cuộc nói chuyện chính thức và cuối cùng của nhạc sĩ Lê Uyên Phương, được thực hiện năm 1998 –...

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP GUITAR CỦA DANH CẦM BARRIOS MANGORE
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP GUITAR CỦA DANH CẦM BARRIOS MANGORE
[ad_1] Agustín Pío Barrios (5/5/1885 – 7/8/1944), còn được gọi là Agustín Barrios Mangoré là nhà soạn nhạc – nghệ sĩ guitar người Paraguay, ông được xem là “một trong...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

Nhạc sĩ Phạm Duy có đóng góp gì trong ban hợp ca Thăng Long?
Nhạc sĩ Phạm Duy có đóng góp gì trong ban hợp ca Thăng Long?
[ad_1] Phạm Duy (1921 - 2013) là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được đánh giá là người nhạc sĩ...

Ca khúc “Bức họa đồng quê” của Văn Phụng: Đồng bào phấn khởi xây dựng cuộc đời mới trên vùng đất mới đẹp tươi
Ca khúc “Bức họa đồng quê” của Văn Phụng: Đồng bào phấn khởi xây dựng cuộc đời mới trên vùng đất mới đẹp tươi
[ad_1] CA KHÚC "BỨC HỌA ĐỒNG QUÊ" Tên ca khúc: Bức họa đồng quê Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng Năm ra đời: Thập niên 1950 Ca sĩ thể hiện...

Ban AVT và khúc xuân trào phúng bất hủ: “Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi?”
Ban AVT và khúc xuân trào phúng bất hủ: “Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi?”
[ad_1] BAN TAM CA TRÀO PHÚNG AVT Thể loại: Trào phùng Thành viên: ca nhạc sĩ Anh Linh (guitar), Vân Sơn (trống) và Tuấn Đăng (contrebasse) Hoạt động: 1958 -...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER BORODIN (1833 – 1887)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER BORODIN (1833 – 1887)
[ad_1] Alexander Borodin bộc lộ thiên hướng âm nhạc từ nhỏ tuy nhiên khi lớn lên, ông lại trở thành tiến sĩ hoá học. Theo đuổi cả hai niềm đam...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARAM KHACHATURIAN (1903-1978)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARAM KHACHATURIAN (1903-1978)
[ad_1] Aram Illyich Khachaturian sinh ngày 24 tháng 5 (theo lịch mới là 6 tháng 6 năm 1903 tại Tiflis (ngày nay là Tbilisi, thủ đô Gruzia), mất ngày 1...

Chế Linh – Thanh Tuyền: Cặp song ca bất hủ và đình đám nhất Việt Nam
Chế Linh – Thanh Tuyền: Cặp song ca bất hủ và đình đám nhất Việt Nam
[ad_1] Cặp song ca nhạc vàng được yêu thích nhất.  Chế Linh - Thanh Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám trong nền tân nhạc Việt Nam, đặc...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Ca sĩ Khánh Hà: Giọng ca nội lực của làng nhạc nhẹ đầy nữ tính và quyến rũ, hát 20 bài không phải lấy hơi
Ca sĩ Khánh Hà: Giọng ca nội lực của làng nhạc nhẹ đầy nữ tính và quyến rũ, hát 20 bài không phải lấy hơi
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ KHÁNH HÀ Tên thật: Lữ Thị Khánh Hà. Nghệ danh: Khánh Hà. Ngày sinh: 28/02/1952. Quê quán: Lâm Đồng. Nghề nghiệp: Ca...

Giai thoại cuộc tình Châu Kỳ – Mộc Lan [P1]: Dìu nhau vào mộng đẹp nơi xứ Huế
Giai thoại cuộc tình Châu Kỳ – Mộc Lan [P1]: Dìu nhau vào mộng đẹp nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội phát hành năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long...

Đăng Quân: Chàng vũ công gen Z “thi đâu thắng đó”, được mời làm giám khảo Anh Trai Say Hi
Đăng Quân: Chàng vũ công gen Z “thi đâu thắng đó”, được mời làm giám khảo Anh Trai Say Hi
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ VŨ CÔNG ĐĂNG QUÂN Tên thật: Nguyễn Đăng Quân. Nghệ danh: Đăng Quân. Ngày sinh: 21/06/2000. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: Vũ công,...