Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Trưng Nữ Vương”: Bản hùng ca oanh liệt


CA KHÚC “TRƯNG NỮ VƯƠNG”

  • Tên các khúc: Trưng Nữ Vương
  • Nhạc sĩ sáng tác: Thẩm Oánh
  • Năm phát thành: 1947

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trưng Nữ Vương”

Hai Bà Trưng là tên gọi chung chỉ hai chị em sinh đôi Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai nữ tướng hiếm hoi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong sử sách, hai bà được biết đến là thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một nhà nước mới, đóng đô ở Mê Linh. Hai Bà Trưng được xem là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc.

Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương là tôn hiệu của nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc. Tôn hiệu này được người Việt đặt cho rất nhiều địa danh và tổ chức để tỏ lòng tôn kính đến bà.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-trung-nu-vuong-cua-nhac-si-tham-oanh (2)
Bìa ca khúc “Trưng Nữ Vương” nhạc sĩ Thẩm Oánh

Giai thoại và công đức của Hai Bà Trưng được rất nhiều các nhạc sĩ lấy làm nguồn cảm hứng để sáng tác. Trong đó có cố nhạc sĩ Thẩm Oánh với bản hùng ca “Trưng Nữ Vương” được viết năm 1947. Theo bài phỏng vấn được đăng trên tạp chí năm 1996, ca khúc “Trưng Nữ Vương” được ông sáng tác theo yêu cầu của cụ Tăng Xuân An, Hiệu trưởng trường Trưng Nữ Vương, Hà Nội, nơi ông từng là giáo sư dạy học.

Sau khi bài hát này được hoàn thành đã trở thành nhạc hiệu của trường Trưng Nữ Vương trước năm 1975, được các học sinh hát vào ngày chào cờ thứ 2 hằng tuần. Không chỉ vậy, bài hát này còn thường được dùng trong ngày lễ tưởng nhớ công ơn Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch hằng năm tại đền thờ Hai Bà ở Hát Môn và Đồng Nhân, Hà Nội.

Đôi lời bình phẩm về ca khúc “Trưng Nữ Vương”

Ca khúc “Trưng Nữ Vương” của nhạc sĩ Thẩm Oánh là bản hùng ca mang nhịp quân hành hùng dũng với phần lời ca uy nghi, đầy màu sắc.

Trưng Nữ Vương lau phấn son mưu thù nhà.

Mài gươm vang khúc toàn thắng hùng ca

Thu về giang san cho lừng uy gái Nam

Bầu trời Á sáng ngời ánh quang.

Nợ nước phó tay người nhi nữ

Tình riêng cứu nguy cho toàn dân

Một lòng trung trinh son sắt bền

Hát giang sóng rền!

Trong 8 câu đầu tiên của bản hùng ca, nhạc sĩ Thẩm Oánh đã sử dụng điệu nhạc hùng mạnh để kể về sự tích của Hai Bà Trưng, nhằm phản ánh khí thế sóng rền, uy nghi của Hai Bà trong giây phút khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán, trả nợ nước thù nhà.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-trung-nu-vuong-cua-nhac-si-tham-oanh (1)
Lời bài hát “Trưng Nữ Vương” của nhạc sĩ Thẩm Oánh

Trưng Nữ Vương dày đức cao ơn,

Xin ứng linh ban phúc cho giang san hoà bình.

Trưng Nữ Vương, nước non còn đó,

Giống Lạc Hồng quyết kiên lòng bồi đền non sông.

Trong 4 câu tiếp theo, ông nói lên sự cảm phục, kính trọng của mình cũng như dân Việt đối với công đức của Hai Bà. Đồng thời cũng bày tỏ bản thân sẽ quyết chí noi gương Hai Bà để chiến đấu, gìn giữ non sông đất nước.

Hồn quốc gia mờ phai má đào,

Nhà Việt lặng buồn, rầu rĩ, sầu đau,

Xui lòng nhi nữ mau phục thù,

Mê Linh ngợp trời cờ Việt sóng xô.

Mang phấn son to màu sơn hà,

Lòng vì nước, vì nhà.

Cho Việt Nam muôn đời hùng cường,

Nhờ ơn đức Trung Vương.

Đoạn cuối bài hát, nhạc sĩ Thẩm Oánh lại tiếp tục dùng dùng những lời ca bi tráng kể về cuộc khởi nghĩa oai hùng và tấm lòng trung kiên yêu nước của Hai Bà. Cuối cùng là bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước công lao của Hai Bà đối với non sông đất nước: Việt Nam muôn đời hùng cường chính là nhờ ơn đức Trưng Vương!



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...