Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương


VỀ NHẠC PHẨM “VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA”

  • Tên ca khúc: Vũng lầy của chúng ta:
  • Nhạc sĩ sáng tác: Lê Uyên Phương
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1968
  • Nằm trong album: Tình khúc Lê Uyên Phương (do Trần Thái Hà thể hiện); Bướm Mơ (do Thái Hòa, Thanh Hòa thể hiện)
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lê Uyên – Lê Uyên Phương; Trần Thái Hòa, Thanh Hà, Lam Anh, Khánh Ly

“Vũng lầy của chúng ta” – Ra đời trong tình cảnh “yêu cuồng sống vội” 

Suốt cuộc đời nghệ sĩ, Lê Uyên Phương không tham vọng lớn lao kiểu như xoay vần thế gian, không đao to búa lớn… Ông sống đơn thuần, dành sức lực, tâm trí cho âm nhạc và người mình yêu. Nhạc của ông viết là những bản tình ca dành cho tình nhân, cụ thể hơn là “Lê Uyên Phương viết cho Lê Uyên và Phương”.

Danh ca Lê Uyên từng chia sẻ rằng, chồng bà sáng tác âm nhạc vì sở thích và tình yêu. Vì thế, tất cả các nhạc phẩm ông sáng tác bà thường cảm được rất nhanh. Và chính những nhạc phẩm âm nhạc của ông đã làm thay đổi cuộc đời bà, từ cô gái tiểu thư đài cá thành một nữ du ca sống đời du mục.

Có ý kiến cho rằng, âm nhạc của Lê Uyên là thứ âm nhạc đầy nắng, gió, sông, suối, sương mù… Âm nhạc rã rời như chính thân xác sau cuộc truy hoan mê mải, chỉ có thể nghe chung với một người tình mê đắm. Âm nhạc đó cần sự thinh lặng của thể xác lẫn tâm hồn. Mà trong đời người, giây phút nào là thinh lặng tuyệt đối hơn khoảnh khắc ấy? Và ca khúc “Vũng lầy của chúng ta” mang đặc tính đó nhiều nhất.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-vung-lay-cua-chung-ta-cua-le-uyen-phuong-0
“Vũng lầy của chúng ta” được sáng tác khi cả hai đang bị ngăn cản bởi khoảng cách địa lý và gia đình

“Vũng lầy của chúng ta” được sáng tác vào thời điểm Lê Uyên Phương có tình yêu nồng cháy nhất nhưng cũng trắc trở nhất. Đó là khi họ chỉ được gặp nhau mỗi tuần một lần, khi ông đáp xe đò từ Đà Lạt về Sài Gòn rồi lại vội vã  lên xe ngược về Đà Lạt để kịp ngày đi dạy học. 

Ngay từ đề của nhạc khúc này cũng mang một dấu ấn riêng của nhạc sĩ Lê Uyên Phương, rất lạ lẫm và khác biệt. Đôi tình nhân phải sống trong vũng lầy và ngàng càng vùi sâu trong ngao ngán và ê chề. Họ phải yêu cuồng sống vội như thể không cần biết đến ngày mai nữa.

Sự cuồng sống vội của đôi tình nhân Lê Uyên – Phương không phải với nghĩa như hiện nay, mà vì họ lo âu về mai sau. Cuộc tình của họ vừa chớm nở đã mê đắm nhưng cũng nhiều trắc trở, ngăn cách. Lê Uyên – Phương từng có thời gian bị ngăn cách bởi sự cấm cản từ gia đình đàng gái. Khi ấy họ sống cảnh mỗi người một nơi, thời gian bên nhau vô cùng ít ỏi. Họ yêu nhau đầy vội vã như sợ ngày mai không còn được nhìn thấy nhau nữa.

“Giải mã” ca khúc “Vũng lầy của chúng ta”

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương mở đầu nhạc khúc với lời ca: “Theo em xuống phố trưa nay, đang còn ngất ngất cơn say. Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau. Cho nhau tất cả mê say, cho nhau hết cả chua cay. Cho nhau chất hết thơ ngây. Trên cánh môi say, trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn…”.

Có lẽ đó là sự bế tắc không lối thoát trong chuyện tình yêu của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Những câu hát này  giống như lời tự sự mà Lê Uyên Phương muốn kể về cuộc tình cách bị cách trở bởi địa lý và gia đình. Những đam mê hòa lẫn với chua cay, những nồng nàn ân ái và những cơn buồn bã ê chề đầy mâu thuẫn đan xen với nhau…



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-vung-lay-cua-chung-ta-cua-le-uyen-phuong
Nhạc phẩm “Vũng lầy của chúng ta”

Trong lời ca của mình, Lê Uyên Phương cho thấy rõ những dự cảm chia ly mơ hồ đã làm cho đôi tình nhân phải vội vã, cùng cho nhau hết thảy để rồi đó là bước chân một mình buồn tủi trong nỗi nhớ da diết. Trái tim vẫn còn khao khát một niềm tin yêu không thể nào lấp đầy, nên mong ước thêm một ngày mai được sánh bước và rồi sau đó là nhiều ngày mai nữa… 

Sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy từng bình phẩm về âm nhạc của Lê Uyên Phương. Ông nói, Lê Uyên Phương đã thốt lên tiếng nói tuyệt vọng của một thế hệ thanh xuân trong trẻo, muốn được sống để được yêu đương trong thanh bình thì lại bế tắc trước thực tại. Họ đã vùi sâu vào tình yêu mà quên tìm. Họ công khai mong manh, công khai tàn lụi…

Cũng theo lời nhạc sĩ Phạm Duy thì “vũng lầy” của Lê Uyên Phương cũng chính là “vũng lầy” của cả một thế hệ tuổi trẻ sinh ra và sống giữa chiến cuộc dài, sống mong manh như cây cỏ, nên tình yêu cũng mong manh. Họ yêu nhau nhưng cũng đầy lo lắng… 

Bởi vậy mà trong lời nhạc của mình, Lê Uyên Phương mới viết: “Ta sống trong vũng lầy. Một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu. Trong ngao ngán không dứt hết cơn, cơn ê chề….”.

Một vài bình phẩm về âm nhạc của Lê Uyên Phương

Sau khi nhạc sĩ Lê Uyên Phương mất năm 1999 vì ung thư, bà Lê Uyên lại tìm đến thuốc ngủ để được theo chồng. Nhưng một lần nữa bất thành. Bà phải mất khá nhiều thời gian để “chữa lành” và mãi sau này mới dám trở lại sân khấu. 

Trong những năm đi hát sau này, bà thoải mái chia sẻ về nhạc sĩ Lê Uyên Phương hơn. Bà từng chia sẻ, những sáng tác sau này của Lê Uyên Phương, cứ hễ chồng viết đến đâu thì bà hát đến đó. “Chúng tôi yêu, viết và hát hồn nhiên để phục vụ cho tình yêu, cho đời sống thường nhật”, nữ ca sĩ Lê Uyên chia sẻ.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-vung-lay-cua-chung-ta-cua-le-uyen-phuong-7

Nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh cảm nhận về nhạc của Lê Uyên Phương: “Nghe nhạc Lê Uyên Phương, trái tim trẻ hoài, trẻ mãi. Khi tuổi đã lớn, ngẫm nghĩ từ ca từ, lắng nghe từng nốt nhạc, vẫn tìm thấy nhiều điều thú vị, mới lạ”.

Trong một lần về Việt Nam, danh ca Lê Uyên mãn nguyện chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc khi có được anh Lê Uyên Phương. Nếu không có anh, tôi đã không có một cuộc sống tốt đẹp như bây giờ. Trong cả cuộc đời này, dù anh còn sống hay đã mất, tôi luôn nhớ hình ảnh của anh trong trái tim, giấc ngủ và đời sống mỗi ngày”.

Lê Uyên Phương và thứ âm nhạc đầy nắng, gió, sông, suối và sương mù

Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của cặp vợ chồng  nhạc sĩ Lê Minh Lập (1941 – 1999) và ca sĩ Lê Uyên (SN 1952). Họ nổi tiếng trong làng nhạc Việt bởi những sáng tác ca ngợi tình yêu và các trình diễn ấn tượng (trong giai đoạn trước 1975).

Nhạc sĩ Lê Minh Lập sáng tác từ năm 1960 với ca khúc “Buồn đến bao giờ” được viết tại Pleiku (Gia Lai) khi đang học tại đó và ký tên Lê Uyên Phương. Bút danh này được lấy chữ lót từ tên mẹ, ghép với nghệ danh của mối tình đầu Lê Uyên (tên thật Lâm Phúc Anh).

Tại ngôi trường Virgo Maria (Đà Lạt), hai người nghệ sĩ gặp nhau, hạt mầm tình yêu cũng nảy nở từ đây. Có thể coi âm nhạc đã làm nên duyên phận của họ. Hai người bắt đầu làm quen và cũng bắt đầu cho một cuộc tình dài với nhiều cung bậc cảm xúc. 



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-vung-lay-cua-chung-ta-cua-le-uyen-phuong
Tình yêu của Lê Uyên – Phương say đắm, nồng nàn nhưng cũng lắm trắc trở

Từng có thời điểm gia đình ngăn cản chuyện tình này. bà Lâm Phúc Anh đã phản ứng bằng cách uống thuốc ngủ quyên sinh nhưng gia đình vẫn bắt về Sài Gòn. Vì quá nhớ nhung mà thầy giáo Lộc (mối tình cách biệt 11 tuổi, và hai người từng là thầy trò) hay âm thầm xuống Sài Gòn gặp cô người yêu bé nhỏ. Sau đó, Lâm Phúc Anh chọn cách có bầu trước để gia đình đồng ý. Năm 1968, hai người nên duyên vợ chồng.

Vì không muốn dùng tên thật nên năm 1969, cái tên Lê Uyên Phương được tác làm đôi là Lê Uyên và Phương. Cái tên này cũng trở thàn nghệ danh chung của Lâm Phúc Anh và Lê Minh Lộc. Sau khi trở thành vợ chồng, hai người nổi tiếng nhanh chóng và trở thành cặp đôi nức tiếng của làng nhạc Việt thời bấy giờ.

Hình ảnh chàng nhạc sĩ tóc bồng bềnh chơi guitar bên cô ca sĩ có đôi mắt xanh biếc như biển sở hữu giọng hát nồng ấm khiến ai cũng ngưỡng mộ. Họ xuất hiện cùng nhau ở mọi chương trình văn nghệ.

Có lẽ đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất của cặp đôi này. Dư vị tình yêu ngọt ngào dường như đã trở thành chất xúc tác để người nhạc sĩ mộng mơ cho ra đời những bản tình ca bất hủ như: Chiều phi trường, Lời gọi chân mây, hãy ngồi xuống, Không nhìn nhau lần cuối, Dạ khúc cho tình nhân… Và không thể không nhắc đến một ca khúc nữa, đó là “Vũng lầy của chúng ta”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...