DÒNG NHẠC BOLERO VIỆT NAM


Vào mỗi ngày chủ nhật hay ngày nghỉ. Chúng ta vẫn hay thường thấy bố mẹ hay ông bà mở những bản nhạc bolero du dương, tuổi chúng ta còn nhỏ nhiều khi các ca khúc như vậy ta cảm thấy không hay hoặc quá sến súa. Ta mặc định nó là dòng nhạc dành cho người già.

Nhưng sự thật, dòng nhạc bolero là thể loại nhạc hay và nó có đầy đủ mọi thứ như ca ngợi quê hương, đất nước, con người, tình yêu, tình bạn… Đến một độ tuổi nhất định, chúng ta nghe lại nhạc bolero và bắt đầu thấm nhuần từng ý nghĩa của ca từ trong dòng nhạc đó.

KHÁI NIỆM:

Bolero Việt Nam là một điệu nhạc có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, du nhập sang Mỹ Latin rồi du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 1950. Điệu Bolero được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam.

Bolero hay có cái tên mỹ miều khác là nhạc trữ tình là thể loại âm nhạc có giai điệu chậm, lời ca giản dị gần gũi nhưng phải giàu tình cảm và đậm chất thơ. Không chỉ lời ca mà cả những hình tượng nhân vật xuất hiện trong Bolero cũng gần gũi và quen thuộc. Dòng nhạc này thường không mang tính trừu tượng, nhưng đơn giản và luôn gửi gắm một câu chuyện về tình yêu đôi lứa, gia đình,… Một số ca khúc còn mang nhiều ý nghĩa nhân sinh và triết lý sống nhân văn. Vì sâu lắng, bắt tai và dễ thuộc mà Bolero rất được ưa chuộng và chạm vào tâm hồn của chúng ta một cách dễ dàng.

NGUỒN GỐC DU NHẬP:

Tại Việt Nam, điệu Bolero du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng giai điệu phương Tây thay cho giai điệu truyền thống. Một số bài hát sử dụng điệu Bolero đầu tiên là Nắng chiều của Lê Trọng Nguyễn, Trăng phương Nam của Anh Hoa, Chiều trong rừng thẳm của Anh Việt sáng tác trước 1954.

Về bài hát đầu tiên sử dụng giai điệu Bolero, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài Duyên quê của Hoàng Thi Thơ có thể là bài đầu tiên. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường lại cho rằng bài Boléro đầu tiên ở Việt Nam là bài Xóm đêm của Phạm Đình Chương. Còn theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì “người đầu tiên nghĩ ra Bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương“.Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì.

Cứ thế, nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu Bolero Việt Nam lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này với phong trào “Thời trang nhạc tuyển” mà những bài nhạc được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh, phổ thơ Hữu Loan), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thành phố sau lưng (Hàn Châu), Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi), Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi (Vinh Sử), Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, Bolero Việt Nam vẫn đang được nhiều tầng lớp dân chúng yêu thích và phát triển. Nhiều nhạc sĩ sáng tác trước 1975 tiếp tục sáng tác mạnh như Anh Bằng, Đài Phương Trang, Giao Tiên, Nhật Ngân, Thanh Sơn, Tú Nhi (Chế Linh), Vinh Sử… Bên cạnh đó các nhạc sĩ trẻ cũng đang tiếp nối với chủ đề tình yêu âm hưởng dân ca Nam Bộ. Sự sáng tạo chủ yếu nằm trong lối hát hay hòa âm. Đôi khi các bài Bolero hay được hòa âm và hát theo phong cách nhạc Jazz, Pop hay theo phong cách thính phòng, cổ điển.

Từ năm 2013 đến năm 2018, hàng loạt chương trình truyền hình hát nhạc theo điệu Bolero hay nhạc có nguồn gốc điệu Bolero xuất hiện. Tuy nhiên có chương trình dù rõ ràng mang tên Bolero nhưng lại lồng ghép nhạc dân ca, nhạc Làn Sóng Xanh, thậm chí cả… nhạc đỏ.[3] Những nhà sản xuất có khi quy chụp tất cả nhạc vàng là “nhạc Bolero” (mặc dù có bài “nhạc vàng” có khi viết theo điệu khác). Điều này gây nhầm lẫn trầm trọng tới người xem.

ĐẶC ĐIỂM:

Bolero hay bị nhầm lẫn với khái niệm nhạc Vàng. Thực chất, Bolero là một điệu trong nhạc Vàng.

Giữ nguyên tinh thần của Bolero phiên bản gốc, Bolero Việt vẫn có giai điệu nhẹ nhàng, từ ngữ bình dị, chất thơ và gửi gắm những câu chuyện gia đình, đôi lứa và đời sống. Không quá phô trương, nhộn nhịp, không kén người nghe nên Bolero dần trở thành món ăn tinh thần của người dân lao động.

Bolero dòng nhạc mang đậm cảm xúc trữ tình

Một đặc điểm vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong Bolero nữa đó chính là tính buồn rất riêng trong mỗi ca khúc. Bởi vậy, mỗi khi nghe Bolero ta lại thấy một chút tiếc thương, một nỗi buồn nhẹ nhàng và cứ thế âm thầm đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất.

Theo đánh giá của các chuyên gia âm nhạc, Bolero được xếp vào top những dòng nhạc có sức sống lâu bền với thời gian, do đó dù ca khúc ra đời cách đây hơn 20 năm cho đến giờ vẫn là ca khúc yêu thích nghe mãi không chán.

Về học thuật Bolero được chia lại 8 loại căn bản sau: Bolero căn bản, Bolero đảo phách, Bolero rumba, Bolero flameco, Bolero giai điệu, Bolero classic, Bolero django và Bolero begynie.

Có một số thông tin truyền tai nhau cho rằng, chính sự trầm buồn luyến lưu của dòng nhạc bolero về tình yêu, gia đình nên nó đã có một thời bị cấm ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh, giải phóng miền Nam. Vì sợ rằng nó sẽ thôi thúc lòng trắc ẩn trong con người, sự nhớ thương da diết hậu phương và gia đình mà làm nhụt chí việc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Nhưng, cuối cùng cho đến nay. Đất nước hòa bình, dòng nhạc Bolero được lưu ành rộng rãi vì tính chất hay, nên thơ, ca từ bình dị mà sâu lắng. Khiến cho nhiều người nghe, thích thú. Không chỉ người trung tuổi mà có cả những người trẻ tuổi họ cũng rất mê mẩn với dòng nhạc này. Giới trẻ hay gọi vui những ca khúc bolero là “ tình ca thời trẻ của các cụ”.

BOLERO ĐI CÙNG NĂM THÁNG:

Đúng vậy, dù có những bài đã được viết sáng tác rất lâu nhưng chúng ta vẫn lưu truyền mãi hết thế hệ này đén thế hệ khác. Kể đến một số nhạc phẩm tiêu biểu như: Cô hàng xóm, Sầu tím thiệp hồng, Gõ cửa trái tim, Giọt lệ đài trang, Đập vỡ cây đàn, Về đâu mái tóc người thương, …

Với giai điệu nhẹ nhàng, trong buổi sáng nhè nhẹ. Người già thế hệ ông bà ngồi nghe các bản tình ca như: Thành phố buồn, Vùng lá me bay, Giã từ… nhớ lại một thời trai trẻ huy hoàng với một tình yêu đôi lứa giản dị, hay sự nuối tiếc cho những cuộc tình xưa. Thế hệ con cháu, khi nghe lên cũng có chút gì đó trầm buồn ở trong lòng. Vì cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, đôi khi sẽ thấy ta ở trong đó. Có khi là tình cảm gia đình và cảm thấy hạnh phúc trong thế giới hòa bình hiện tại.

KẾT LUẬN:

Có những ý kiến cho rằng dòng nhạc bolero Việt Nam nếu ai cũng nghe thì sẽ khiến âm nhạc Việt Nam thụt lùi. Tôi cho rằng điều đó không thể xảy ra. Những giai điệu mộc mạc ấy, nó không chỉ để nghe cho vui tai hay nghe để có cảm xúc nó còn là một sự hoài niệm, hoài cổ. Chính vì điều ấy nên vẫn có một số bộ phận nhiều người không thích. Nhưng Bolero vẫn sẽ không thể thiếu trong âm nhạc Việt Nam vì tâm hồn, tình nghệ thuật, cũng như ý nghĩa nó mang lại là một thứ gì đó rất tuyệt vời nên vẫn sẽ có nhiều người thích nó.

(Nguồn: Wikipedia)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...