CÁCH CẦM GUITAR CƠ BẢN CHUẨN NGHỆ SĨ


Người mới bắt đầu học guitar cần phải biết cách cầm đàn guitar đúng tư thế. Với tư thế cầm đàn không chuẩn mức sẽ khiến người học gặp khó khăn trong việc thả lỏng đôi bàn tay, gây ra sự căng cơ và không thoải mái trong tập luyện.

Nó cũng giống như việc bạn phải học bò, rồi mới học đi và học chạy vậy. Những guitarist chuyên nghiệp đều rất nghiêm túc trong việc xây dựng thói quen cầm đàn guitar chuẩn mực ngay từ khi bắt đầu. Bởi việc cầm đàn guitar đúng tư thế sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo sự thoải mái cho các ngón tay hoạt động linh hoạt. Dù cho là bạn sẽ chơi guitar acoustic hay electric, bạn đứng hay ngồi khi chơi guitar thì việc nắm vững được những nguyên tắc căn bản nhất là vô cùng cần thiết cho việc phát triển kỹ năng guitar về sau.

Cách cầm đàn guitar theo tư thế ngồi đàn

#1. Ngồi trên 1 chiếc ghế phù hợp:

Một chiếc ghế phù hợp cho việc luyện tập guitar là một chiếc ghế không cần có tựa, cả tựa lưng lẫn tựa tay. Mặt ngồi của ghế phẳng, không cong võng và không nên có đệm mềm, những điều này dễ khiến cho cột sống của bạn không giữ được thẳng trong quá trình tập đàn.

#2. Hướng của đàn:

* Tư thế ôm đàn guitar cổ điển

Đối với tư thế ngồi cổ điển bạn sẽ để cần đàn hướng chéo một góc 45 độ, so với phương thẳng đứng. Đây là tư thế ngồi căn bản nhất của người chơi guitar. Bởi vì tư thế ngồi này cho phép 2 vai của bạn thả lỏng trong trạng thái tự nhiên nhất. Để có thể ngồi được ở tư thế này bạn cần có một chiếc ghế kê chân guitar cổ điển, giá của nó cũng không mắc lắm chỉ khoảng 80 – 100 ngàn đồng và bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các cửa hàng nhạc cụ.

Để bắt đầu ngồi đàn theo tư thế cổ điển, thì chân trái bạn sẽ đặt lên ghế kê chân (chiều cao của ghế kê chân bạn có thể tự do điều chỉnh). Lúc này đàn sẽ tiếp xúc với bạn ở 3 điểm quan trọng.
– Eo đàn sẽ đặt lên đùi trái của bạn
– Phần đáy đàn sẽ tựa vào đùi phải
– Phần hông đàn sẽ tựa vào khủy của tay phải.

Với 3 điểm tựa vững chắc như vậy thì cây đàn sẽ được giữ rất vững chãi và tay trái của bạn sẽ hoàn toàn tự do để có thể di chuyển trên cần đàn.

* Tư thế ôm đàn đệm hát:

Cách cầm đàn guitar bằng tư thế ngồi đàn đệm hát

Trong khi đó với tư thế ôm đàn guitar đệm hát người chơi sẽ để cho đầu đàn gần như song song với mặt đất. Đây là một tư thế ôm đàn khá tự do với chỉ 2 điểm tựa của đàn vào cơ thể đó là phần eo đàn đặt lên đùi phải và hông đàn tựa vào khủy tay phải. Với những người mới tập chơi guitar thì đây là một tư thế không được khuyến khích vì nó dễ khiến cho bạn phải sử dụng cả tay trái để có thể giữ chặt đàn, gây nên sự không thoải mái và căng thẳng cho bàn tay trái. Nhưng với những người chơi guitar lâu năm thì điều đó không phải là vấn đề vì họ có thể dễ dàng kiểm soát được cây đàn guitar mà tay trái vẫn hoàn toàn thả lỏng.

#3. Giữ cho thẳng lưng:

Thực sự thì với mọi tư thế ngồi, không chỉ riêng gì việc ngồi đàn guitar thì việc giữ cho lưng của bạn luôn thẳng là vô cùng quan trọng. Gù lưng khi chơi đàn không chỉ khiến toàn bộ cơ thể bạn dễ bị rơi vào trạng thái mỏi mệt, mà còn khiến cho bạn bị căng cơ, hoàn toàn không thoải mái khi thực hiện các động tác chơi đàn guitar.

Cách cầm đàn guitar theo tư thế đeo đàn (đứng)

Cách cầm đàn guitar bằng tư thế đứng đeo đàn

#1. Lựa chọn dây đeo đàn phù hợp:
Tư thế đeo đàn guitar rất phù hợp cho những buổi biểu diễn trên sân khấu, hoặc biểu diễn ngoài trời giữa đám đông người. Để có thể chơi đàn ở tư thế này thì hãy chắc chắn là bạn đã ngồi đàn rất thoải mái rồi nhé. Điều đầu tiên bạn cần có là một dây đeo đàn guitar phù hợp. Một chiếc dây đeo phù hợp sẽ là một chiếc dây đeo có 2 đầu mắc dây chắc chắn, vì nếu không bạn dễ gặp sự cố không mong muốn khi biểu diễn đó là dây đeo bị tuột khỏi đàn trong khi bạn di chuyển. Bên cạnh đó chiếc dây phải có khả năng điều chỉnh chiều dài dễ dàng, đồng thời làm bằng chất liệu mềm mại, không quá cứng dễ khiến bạn bị đau khi dây tì lên người. Bạn cũng cần phải yêu cầu tiệm đàn lắp cho mình thêm tối thiểu là một chốt đeo dây ở phần đáy đàn thì mới có thể mắc dây đeo vào đàn được.

#2. Gắn dây đeo vào đàn đúng cách:
Việc gắn dây đeo vào đàn như thế nào tùy thuộc vào việc cây đàn guitar của bạn có 1 chốt hay 2 chốt đeo. Thông thường thì những cây đàn guitar electric thường có sẵn 2 chốt đeo dây, nhưng những cây đàn guitar acoustic thì có thể có 1 chốt. Lý do là vì, người chơi đàn guitar acoustic có một lựa chọn là buộc đầu còn lại của dây đàn lên đầu cần đàn. Trong khi đối với đàn guitar electric người chơi thường để đeo đàn guitar với dây được hạ xuống khá sâu, vì như vậy khi chơi sẽ tạo cảm giác cool ngầu hơn hẳn là đeo một chiếc đàn guitar ngang ngực.

#3. Gia cố cho chốt đeo dây:
Thực sự là không có gì tệ hơn khi dây đeo đàn bị tuột khỏi chốt đeo trong quá trình bạn biểu diễn. Mà điều này rất dễ xảy ra nếu bạn không gia cố cho chốt đeo dây, vì những cây đàn guitar khá nặng trung bình 2kg với đàn acoustic và 4kg với đàn electric. Để gia cố cho chốt đeo , nếu bạn muốn chuyên nghiệp thì bạn mua hẳn một bộ StrapLock (bộ khóa chốt) để gắn vào. Còn không thì có thể sử dụng phương pháp đơn giản hơn đó là buộc thêm dây vào 2 đầu chốt

Nguồn: HỌC ĐÀN 123



Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Hợp âm xem nhiều

01. Múc ánh trăng vàng - Hoàng Thi Thơ

02. Mẹ ơi con về - Võ Tá Hân

03. Sao anh đành phụ em - Thái Thịnh

04. Tình bạn - Đang cập nhật

05. Hà Nội nơi tìm về - Lê Thành Trung

06. Lời kinh đêm - Việt Dzũng

07. Giấc mơ có thật (Sau khi rời khỏi – lí kāi yǐ hòu – 离开以后) - Nhạc Hoa

08. Tụng niệm khúc - Nguyễn Hữu Tân

09. Đã bao lâu - Đông Phong

10. Lời hứa mùa hạ - Vũ Tuấn Hiệp

11. Khi mọi người khóc trên đường (Jan zoi leoi tou saa leoi si – 人在旅途洒淚時) - Nhạc Hoa

12. Cuối cùng - Tiến Nguyễn

13. Nỗi buồn viễn xứ - Trần Tâm

14. Em chỉ yêu em - Phạm Hoàng Duy

15. Hãy ra khỏi người đó đi - Phan Mạnh Quỳnh

16. Yêu mãi một cung đàn - Tường Văn

17. Đời buồn khi vắng anh (Buồn khi không có em – Méi yǒu nǐ shāng xīn – 没有你伤心) - Nhạc Hoa

18. Gọi tên - Nguyễn Đức Thuận

19. Tình đợi mong (Ngày mai khi tận thế – Ming jat sai gaai zung git si – 明日世界終結時) - Nhạc Ngoại

20. Cứ ngỡ là anh - Đinh Tùng Huy

21. Thu tơ vương - Nguyễn Thanh Cảnh

22. Mai em về Hà Tĩnh - Trần Hoàn

23. Em muốn ăn gì? - Osad

24. Sự thật vỡ đôi (Tiệc trăng máu OST) - Huy Tuấn

25. Tình ca đã qua 9 - Nguyễn Đình Chương

26. Tùy duyên (Buông xuống duyên khó bỏ – fàng xià nán shě de yuán – 放下難捨的緣) - Nhạc Hoa

27. Dù mai sẽ chiều rơi - Nguyễn Đình Phùng

28. Mỗi người một tâm sự - Vân Tùng

29. Anh mong có em - Lý Hải

30. Anh có nhớ gì - Lưu Thiên Hương