NSND Thanh Huyền: Từ người con gái làng hoa Ngọc Hà đến bậc thầy của trường phái nhạc Cách mạng dân ca Bắc Bộ


HỒ SƠ – TIỂU SỬ CA SĨ THANH HUYỀN

  • Tên thật: Trương Thị Thanh Huyền.
  • Nghệ danh: Thanh Huyền.
  • Ngày sinh: 10/10/1942.
  • Quê quán: Hà Nội.
  • Nghề nghiệp: Ca sĩ.
  • Ca khúc trình bày thành công nhất: Khi thành phố lên đèn, Mẹ yêu con, Người ở đừng về, Bèo dạt mây trôi, Hát ru,…
  • Thời gian hoạt động: 1954 – 2010.

NSND Thanh Huyền là ai?

NSND Thanh Huyền là một trong những ca sĩ nổi tiếng ở thập niên 1960 – 1980. Bà là sở hữu giọng ca trời phú, thường hát dân ca và trữ tình cách mạng.

Về học vấn, NSND từng theo học khoa Thanh nhạc ở trường Âm nhạc Việt Nam (sau là Nhạc viện Hà Nội). Bà từng được học hát văn, ca Huế, dân ca Bắc Bộ và nhiều kỹ thuật thanh nhạc khác.



nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
NSND Thanh Huyền

Thanh Huyền được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 1984. Bà cũng là nữ ca sĩ đầu tiên vinh dự được trao tặng danh hiệu này. Ngoài ra, bà còn được tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III và Huân chương Lao động hạng II cũng như nhiều giải thưởng âm nhạc khác.

NSND Thanh Huyền và chuyện đời tư hiếm người biết

NSND Thanh Huyền sinh năm 1942 ở làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội, hiện đã 81 tuổi. Bà sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, mẹ là một nghệ sĩ cải lương, ông nội là nhà nho. Ông nội bà thường mời các đoàn hát văn đến hát vào mùng 1 và các ngày giỗ. Cũng vì thế, nữ ca sĩ có một tuổi thơ đầy ắp hơi thở nghệ thuật, với những làn điệu dân ca và hát văn cổ truyền.

Sau này, bà cưới NSND Thanh An, đạo diễn điện ảnh nổi tiếng. Họ có 2 người con, một trai và một gái. Con trai cả thì du học Đức, đang là trợ giảng cho một trường đại học danh giá ở đây. Anh đã cưới vợ, có 2 người con gái, giờ định cư tại Đức. Con gái út của vợ chồng họ tên là Thanh Hằng, nối nghiệp ca hát của mẹ. Nhưng rồi cô bị đau cột sống, phải phẫu thuật nhiều lần, đến giờ không còn khả năng đứng trên sàn diễn nữa.



nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
NSND Thanh Huyền bên sân nhà nhỏ

Năm 2011, NSND Thanh An qua đời, để lại NSND Thanh Huyền và gia đình cùng bao nỗi thương nhớ. Đến giờ, nữ ca sĩ vẫn sống trong căn nhà cũ, dù các con khuyên nhủ tới sống cùng. Bà kể rằng: “Tôi bảo, thôi cứ để mẹ ở đây, trong căn nhà của bố mẹ. Ở đây mẹ sẽ có được cái cảm giác như vẫn được trò chuyện với bố mỗi ngày. Căn nhà này đã dung chứa biết bao kỷ niệm buồn vui, mẹ muốn được đối thoại với những kỷ niệm ấy, ngắm nhìn lại nó, và mẹ thấy lòng nhẹ nhàng hơn”.

Thực tế, nếu so với những nghệ sĩ cùng thế hệ, NSND Thanh Huyền sống khá bình lặng và giản dị. Bà đã nghỉ hưu, có cuộc sống khá ổn định, bởi con cái đã trưởng thành từ lâu, lại thêm lương hưu và tiền chế độ Nhà nước dành cho NSND. Dù vậy, bà vẫn cảm thấy u buồn, bởi người chồng yêu dấu đã qua đời. Thời điểm NSND Thanh An mới mất, bà khóc nhớ chồng ngày đêm. Đến mức, bà bị nặng tai, phải điều trị ngoại trú. Nhiều năm đã trôi qua, nhưng trong lòng người NSND ấy, nỗi đau mất chồng vẫn chưa khi nào nguôi ngoai. 

NSND Thanh Huyền và sự nghiệp âm nhạc thành công

NSND Thanh Huyền có một sự nghiệp âm nhạc rực rỡ. Bà sở hữu gương mặt ưa nhìn, cũng như có giọng ca trời phú. Trong một lần chia sẻ về chuyện thời thơ ấu, nữ ca sĩ cho hay tuy mẹ là nghệ sĩ cải lương, nhưng bố mới là người có ý tưởng hướng bà theo con đường âm nhạc. 

Thanh Huyền kể: “Cứ mỗi lần có khách đến chơi, cụ lại gọi tôi lúc đó mới có 6 – 7 tuổi ra hát cho mọi người nghe. Tôi hát những bài tiền chiến mà mọi người hay truyền tai nhau chứ khi đó đã làm gì có đài để nghe”.

Thấy con gái có tài, người bố liền đưa bà tới gặp thầy Đặng Hồng sống ở Cửa Nam, ghi danh học ký xướng âm và thanh nhạc. Năm 1954, Hà Nội được giải phóng, Thanh Huyền liền tham gia đội đồng ca thiếu niên Ấu Trĩ Viên của thành phố. Ngay sau đó, bà lại góp mặt trong đội Sơn Ca do nhạc sĩ Mộng Lân và GS.TS. Nguyễn Lân Tuất dẫn dắt.



nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
NSND Thanh Huyền ngày trẻ

Trong suốt thời niên thiếu, ca sĩ Thanh Huyền đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi ca hát thiếu nhi. Trong năm 1955 – 1956, bà liên tục giành Giải nhất về hát đơn ca Thiếu nhi TP. Hà Nội. Tiếp đó, bà theo học khoa Thanh nhạc tại trường Âm nhạc Việt Nam (giờ là Nhạc viện Hà Nội). Không chỉ vậy, bà còn học hát văn, ca Huế và dân ca Bắc Bộ.

Nữ ca sĩ nhớ lại, bà là thế hệ thứ 2 của trường Âm nhạc Việt Nam. Bà kể: “Nói là trường nhưng đó chỉ là một cái hội trường được lợp bằng lá ở làng Láng được người dân cho làm nhờ. Học nhạc thì phải tự chép tay chứ làm gì có giáo trình, sách vở đầy đủ như bây giờ”.

Năm 1963, NSND Thanh Huyền tốt nghiệp Nhạc viện, rồi về làm việc ở Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Bà làm việc ở đây cho đến tận thời điểm nghỉ hưu, từng đi lưu diễn nhiều nơi. Bà cùng đoàn ca múa nhạc từng tới tận các chiến trường Nghệ An, Hà Tĩnh biểu diễn trong những năm chiến tranh. Ngoài ra, bà từng đi hát tại Hội nghị Paris lịch sử, tới các nước như Pháp, Algeria, Italia, Nga, Cuba, Trung Quốc… để trình diễn. Đi đến đâu, NSND Thanh Huyền cũng khiến khán thính giả phải trầm trồ bởi giọng ca trời phú của mình.



nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
NSND Thanh Huyền cùng đoàn ca múa nhạc đi lưu diễn nhiều nơi

Sự nghiệp âm nhạc của bà ở tuổi trưởng thành gắn liền với tốp ca nữ ở Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương. Họ được nhà báo Nguyễn Hữu Chỉnh đặt tên là: “Tên lửa tầm xa”. Nguyên do là tốp ca ấy luôn được lưu diễn ở nước ngoài, góp mặt trong các công tác ngoại giao của đất nước. 

Vào thập niên 1960 – 1970, NSND Thanh Huyền là một trong những giọng ca nổi bật nhất của nhạc cách mạng. Bà cũng được coi là giọng ca dân ca kế thừa cố nghệ sĩ Thương Huyền – vốn là một nữ nghệ sĩ hát dân ca nổi tiếng thập niên 1940. 

Khi ấy, truyền hình chưa phát triển ở Việt Nam, nên phần đông người yêu nhạc chỉ biết đến giọng hát của ca sĩ qua đài phát thanh. Lúc bấy giờ, NSND Thanh Huyền là một trong những ca sĩ có nhiều bản thu âm được phát nhiều nhất ở Đài tiếng nói Việt Nam. Nhiều người không biết mặt bà, nhưng cứ hễ nghe chỉ vài câu ca thôi là nhận ra. 

Ngoài việc biểu diễn ở những sự kiện trọng đại, NSND Thanh Huyền còn không ngại hiểm nguy, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ để phục vụ văn nghệ. Khi ấy, những người nghệ sĩ như bà có nhiệm vụ biểu diễn phục vụ Đảng và Nhà nước. Họ không chỉ biểu diễn cho các vị nguyên thủ quốc gia hay ở các buổi giao lưu văn hóa quốc tế, mà còn xông pha vào chiến trường biểu diễn động viên tinh thần cho các chiến sĩ bộ đội.



nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
NSND Thanh Huyền chụp ảnh cùng bạn

Bộ đội lúc ấy mê mẩn tiếng hát Thanh Huyền, coi đó là một phần động lực chiến đấu. Từng có người nói rằng: “Đi giữa trời nắng nóng chói chang, chợt nghe tiếng hát của Thanh Huyền thì như được uống một cốc nước chanh mát lạnh làm dịu cơn khát đang cháy khô cả cổ”.

NSND Thanh Huyền còn là một trong những nghệ sĩ có cơ duyên được gặp Bác Hồ nhiều lần. Năm 1957, khi chỉ mới 14 tuổi, NSND Thanh Huyền đã được chọn để hát trước Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp người đến dự Tết Trung thu ở Ấu Trĩ Viên. Giọng ca thánh thót của cô gái nhỏ đã tạo dấu ấn, được Bác khen ngợi. 

Những năm sau này, nữ ca sĩ nhiều lần có cơ hội được hát cho Bác nghe trong các sự kiện quan trọng khác. Ở những năm cuối đời, Bác đã trao tặng cho Thanh Huyền Huy hiệu Bác Hồ. Đó là một kỷ vật quý giá, không phải ca sĩ nào cũng vinh dự được trao. 



nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
Thanh Huyền là nữ ca sĩ đầu tiên được trao tặng danh hiệu NSND

Đặc biệt, vào năm 1984, Thanh Huyền vinh dự trở thành nữ ca sĩ đầu tiên được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Lúc bấy giờ, chỉ có 4 nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc được phong tặng danh hiệu là Đặng Thái Sơn (nghệ sĩ piano), Quốc Hương (nam ca sĩ nhạc cách mạng), Châu Loan (nghệ sĩ ngâm thơ).

Tiếng hát Thanh Huyền khi ấy nói không ngoa đã trở thành một trong những báu vật của đất nước. Muốn biết dân ca Việt Nam thế nào, tiếng hát người Việt ra sao, cứ nhìn vào Thanh Huyền là hiểu.

Hiện nay, NSND Thanh Huyền đã ngoài 80, đã không còn đi diễn từ lâu. Bà có bản tính khiêm nhường, lại thích sự yên tích nên sống giản dị, sau khi về hưu thì lấy việc chăm sóc gia đình làm nguồn vui. Bà không muốn làm người nổi bật, nên dù có nhận được nhiều lời mời tham gia giảng dạy ở các trường âm nhạc thì vẫn từ chối. Nữ ca sĩ bộc bạch: “Tôi hiểu rằng, mỗi người nghệ sĩ đều có thời của mình và cần phải biết rút lui đúng lúc để giữ cho trọn vẹn hình ảnh đẹp của mình trong ký ức khán giả”.

NSND Thanh Huyền và những ca khúc để đời

NSND Thanh Huyền sở hữu kỹ thuật thanh nhạc tuyệt vời, dù rằng chất giọng không phải loại hiếm. Bà sở hữu giọng hát light lirico soprano thuần kim, khá phổ biến trong các giọng nữ ở Việt Nam. Dù vậy, bà có âm sắc vang rộng và màu giọng đẹp, khiến người nghe không khỏi mê mẩn. 

Nhờ quãng thời gian học ở Nhạc viện, NSND Thanh Huyền tiếp thu nhiều kỹ thuật thanh nhạc cổ điển phương Tây. Đó là kỹ thuật cộng minh, legato, head voice, lại được bà phối hợp nhuần nhuyễn với các kỹ thuật hát dân ca cổ truyền như đổ hột, luyến láy, ngâm,… Với tư duy âm nhạc nổi trội, bà là một trong những ca sĩ đầu tiên kết hợp lối hát cổ truyền với lối hát Tây phương. Tiếng hát của bà đã tạo nên một luồng gió mới cho dân ca quan họ Việt Nam, ảnh hưởng tới nhiều lớp ca sĩ sau này.

Quãng giọng của bà không rộng, nhưng quãng support lại khá. Nữ ca sĩ có thể hát liên tục cả bài ở mixed voice C5, D5, E5, support được G3 và A3. NSND Thanh Huyền thường hát nảy trên C5, C#5, D5 mixed voice nhẹ nhàng, tiếp đó là luyến láy ngọt ngào head voice trên Eb5, Eb5, thậm chí xuống cả E4.



nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
Bức ảnh hiếm ngày trẻ của NSND Thanh Huyền

Dưới đây là một số ca khúc để đời của NSND Thanh Huyền:

  • Bài ca đường 9 chiến thắng
  • Bài ca may áo
  • Bài ca Việt – Lào
  • Bài ca xây dựng (ft. NSUT Mạnh Hà)
  • Bèo dạt mây trôi
  • Câu hò bên bờ Hiền Lương
  • Có ai vô xứ Nghệ
  • Cô gái Sài Gòn đi tải đạn
  • Cò lả
  • Con nhện giăng mùng
  • Đóng nhanh lúa tốt
  • Đường cày đảm đang
  • Gửi anh hương lúa quê nhà
  • Gửi anh một khúc dân ca
  • Gửi Huế giải phóng
  • Hà Nội – Huế – Sài gòn
  • Hát ru
  • Hát ru Bắc Bộ
  • Inh lả ơi
  • Khi thành phố lên đèn
  • Lên thác xuống ghềnh
  • Lời ca dâng Bác
  • Lời ca gửi noọng
  • Mẹ yêu con
  • Ngồi tựa mạn thuyền
  • Người ở đừng về
  • Nổi lửa lên em
  • Qua cầu gió bay
  • Quảng Bình quê ta ơi
  • Rặng trầm bầu
  • Sàng gạo cho ngoan
  • Suối Lênin
  • Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa
  • Thỏa nỗi đợi chờ
  • Thuyền ai róc rách
  • Tiếng hát giữa rừng Pác Bó
  • Trồng cây lại nhớ đến Người
  • Xa khơi
  • Xe chỉ luồn kim
  • Xuân chiến khu

Một số hình ảnh của NSND Thanh Huyền theo dòng chảy sự nghiệp âm nhạc



nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
Một bức ảnh hiếm chụp NSND Thanh Huyền ngày trẻ


nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
NSND Thanh Huyền trong một buổi biểu diễn


nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
Những bài báo xưa viết về NSND Thanh Huyền


nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao


nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao


nsnd-thanh-huyen-la-ai-va-nsnd-thanh-huyen-noi-tieng-co-nao
NSND Thanh Huyền là một trong những giọng ca nổi tiếng dòng nhạc cách mạng và dân ca



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...