CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)


Franz Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemia. Cha của Schubert là một thầy giáo làng chơi được violin và cello, mẹ ông vốn là đầu bếp. Cha mẹ Schubert có cả thảy 15 người con nhưng 10 người trong số họ đã chết ngay từ khi còn nhỏ, chỉ còn lại 5 người. Schubert có 3 người anh trai Ignaz (1785), Ferdinand (1794), Karl (1796) và một cô em gái Theresia (1801). Chính người cha và anh trai Ignaz đã dạy cho Schubert những bài học âm nhạc đầu tiên.

FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)

Lớn lên trong một gia đình mà mọi thành viên đều có niềm đam mê âm nhạc lớn lao nhưng lại có nền kinh tế tỷ lệ nghịch với niềm đam mê đó, thời thơ ấu của Schubert là những chuỗi ngày ông không thể nào quên cho đến cuối cuộc đời. Luôn sống trong cảnh nghèo đói, những kí ức tuổi thơ buồn bã thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Schubert sau này. Năm 1804, khi mới 7 tuổi, Schubert được gửi tới nhà thờ Lichtenthal ở Vienna để học chơi đàn organ. Năm 1808, để gia đình giảm bớt một miệng ăn, Schubert tới học ở trường nội trú Convict nơi có nhà soạn nhạc nổi tiếng Antonio Saliari – người cùng thời với Mozart làm hiệu trưởng. Tuy được miễn hoàn toàn học phí cũng như tiền ăn, tiền trọ nhưng cuộc sống hà khắc nơi đây thật quá sức chịu đựng của một cậu bé mới 10 tuổi. Trong thời gian 5 năm sống tại đây, Schubert còn phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của những người bạn học vốn là con của những gia đình giàu có. Cũng trong thời gian này, Schubert ban đầu chơi ở bè violin 2 sau đó chuyển lên bè violin 1 trong dàn nhạc của trường. Những sáng tác đầu tiên của cậu bé cũng bắt đầu xuất hiện trong đó nổi tiếng nhất là bản Fantasia cho 2 Piano (1810).

Rời truờng nội trú năm 16 tuổi, để san sẻ gánh nặng cho gia đình, Schubert định đi đăng lính nhưng vì cận thị quá nặng, bị quân đội từ chối, ông đành nghe theo lời cha đi làm thầy giáo tại Annegasse. Tuy công việc khá nhàm chán không làm thoả mãn nhà soạn nhạc trẻ vốn đầy hoài bão, ước mơ nhưng vì thực tế cuộc sống Schubert đành phải tạm bằng lòng với bản thân. Trong thời gian 3 năm dạy học, Schubert đã sáng tác được 2 tứ tấu đàn dây, những bản giao hưởng đầu tiên, một vài Piano sonata, Mass số 1 giọng Fa trưởng. Tác phẩm Mass số 1 giọng Pha trưởng lần đầu tiên được vang lên vào tháng 10 năm 1814 tại nhà thờ Lichtenthan với giọng hát chính do ca sĩ trẻ Therese Grob đảm nhiệm, người mà Schubert đem lòng yêu mến. Sau này Schubert đã ngỏ lời cầu hôn nhưng bị gia đình cô gái từ chối và từ đó Schubert luôn mang trong mình vết thương lòng sâu sắc cũng như không bao giờ nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.

Thời gian này các tác phẩm của Schubert xuất hiện với số lượng thật đáng kinh ngạc. Năm 1814, Schubert hoàn thành vở opera đầu tiên Des Teufels Lustschloss D.84 cũng như 17 lied trong đó có những bài nổi tiếng như “Der Taucher” D.77/111 hay “Gretchen am Spinnrade” D.118 (dựa theo thơ của Goethe). Một năm sau, 145 lied và 4 vở opera khác ra đời, những con số thật ấn tượng. Có cảm giác không phải Schubert sáng tác mà những bài hát tuôn trào dưới tay ông như một dòng thác.

Schubert chuyển đến dạy học tại trường Laibach ở Slovenia vào năm 1816. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được ông sáng tác vào thời gian này. Tiêu biểu có các lied “Erlkonig” (Chúa rừng), “Gesange des Harfners”, giao hưởng số 4 “Tragic” giọng Đô thứ D.417, giao hưởng số 5 giọng Si giáng trưởng D.485. Tháng 6 năm 1816, Schubert bắt tay vào viết bản cantata “Prometheus”.

Một năm trước đó, trong một lần đến thăm Linz, Schubert gặp Franz von Schober – một chàng trai trẻ rất đáng mến và họ trở thành những người bạn thân nhất của nhau. Là con một gia đình khá giả, chính Schober là người giúp đỡ Schubert nhiệt tình nhất trong cuộc sống sau này. Nghe theo lời khuyên của Schober, Schubert đã rời bỏ nghề dạy học để thành một nhà soạn nhạc tự do, điều mà Schubert luôn khao khát. Năm 1817, trở lại Vienna thời gian đầu, Schubert sống tại nhà của Schober. Tại đây Schubert gặp Johann Michael Vogl, giọng nam trung nổi tiếng nhất Vienna thời bấy giờ. Sự cộng tác giữa họ đã tạo nên những buổi hoà nhạc rất ấn tượng thu hút được nhiều sự chú ý mà công chúng Vienna hồi đó gọi là Schubertiaden. Tuy nhiên điều này cũng không che giấu được thực tế là chàng trai 20 tuổi Franz Schubert vẫn rất khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình. Các nhà xuất bản chỉ trả cho Schubert những khoản nhuận bút rất thấp khi in ấn các tác phẩm của ông và Schubert vẫn phải ở nhờ nhà bạn.

Với bản tính vui vẻ, thích giao thiệp Schubert kết giao được rất nhiều bạn bè và một người trong số đó Anselm Huttenbrenner đã giới thiệu ông đến làm việc tại lâu đài của công tước Esterhazy – nơi mà Haydn vĩ đại đã từng sống. Thời gian đầu tại đây Schubert còn cảm thấy hạnh phúc nhưng dần dần nỗi buồn xâm chiếm ông và trong vòng chưa đầy một năm ông đã trở về Vienna.

Bức họa FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)

Mùa hè năm 1819, một niềm vui nhỏ đến với Schubert. Trong chuyến lưu diễn cùng với Vogl tại Upper, Áo, các lied của ông được đón giới yêu âm nhạc nơi đây rất yêu thích trong đó nổi bật có lied “Die Forelle” (Cá hồi) và Ngũ tấu Piano giọng La trưởng D.667 còn có tên khác là Ngũ tấu “Cá hồi”. Năm 1820, Schubert hoàn thành Piano Sonata giọng La trưởng, D.664, tác phẩm thính phòng xuất sắc Tứ tấu đàn dây giọng Đô thứ Quartettsatz D.703, âm nhạc cho vở kịch Die Zauberharfe D.64 và vở opera Die Zwillingsbrüder D.647.

Lúc này Schubert đã trở nên nổi tiếng nhưng sự nghèo khó vẫn không chịu buông tha ông. Các nhà xuất bản chỉ chịu trả cho Schubert những khoản tiền ít ỏi để in những tác phẩm của ông. Thường xuyên phải nhịn đói, đã có lần để đổi lấy một bữa ăn Schubert phải sáng tác một bài hát tặng ông chủ quán.

Năm 1822 sự nghiệp âm nhạc của Schubert có một bước ngoặt vĩ đại. Ông sáng tác bản giao hưởng số 8 giọng Si thứ “Bỏ dở” D.759 nổi tiếng. Không hiểu vì lý do gì bản giao hưởng chỉ có 2 chương thay vì 4 chương như thông thường. Nếu như những tác phẩm được sáng tác trong thời gian đầu của Schubert còn mang hơi hướng của trường phái cổ điển Vienna thì đến bản giao hưởng này đã cho thấy một ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn khác vượt qua những qui tắc khắt khe, chặt chẽ để đến với những sáng tạo, tìm tòi mới tạo lập nên một trường phái mới: Trường phái lãng mạn mà sau này đã lan rộng ra khắp châu Âu trong suốt thế kỷ XIX trong đó Franz Schubert chính là “người vĩ đại đầu tiên”. Tổng phổ tác phẩm này bị thất lạc trong hơn 60 năm kể từ ngày được Schubert viết chỉ được tìm thấy một cách tình cờ trong ngăn kéo tại nhà Anselm Huttenbrenner. Cùng trong năm 1822 này, Schubert hoàn thành bản Mass giọng La giáng trưởng D.678 và tác phẩm nổi tiếng Wanderer fantasy cho Piano D760 (sau này Liszt đã phối khí lại cho Piano và dàn nhạc). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bản nhạc này dựa trên lied “Der Wanderer” của Schubert.

Toàn bộ các sáng tác của Schubert đều mang đậm màu sắc trữ tình, trữ tình đến mức nhiều nhà phê bình sau này không lý giải được và họ phải thốt lên: “chất trữ tình đầy đậm đà như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Phải chăng cuộc sống nghèo khổ lại là nguồn cảm hứng bất tận và âm nhạc là người bạn sẻ chia mọi nỗi buồn đau?

(Nguồn: nhaccodien.vn)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Phạm Duy với xứ Huế: “Cái đầu tôi để ở Hà Nội, cái dạ dày để ở Sài Gòn, còn trái tim tôi để ở Huế”
Nhạc sĩ Phạm Duy với xứ Huế: “Cái đầu tôi để ở Hà Nội, cái dạ dày để ở Sài Gòn, còn trái tim tôi để ở Huế”
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Duy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông có hơn 1/3 cuộc đời sống ở Sài Gòn, hơn 1/3 sống ở ngoại quốc. Ông...

Chuyện ít biết về mối thâm tình giữa Phi Nhung và Trizzie Phương Trinh
Chuyện ít biết về mối thâm tình giữa Phi Nhung và Trizzie Phương Trinh
[ad_1] Với khán giả Việt, Phi Nhung là biểu tượng âm nhạc khó thay thế. Lúc sinh thời, cô là một trong những giọng ca tiêu biểu cho dòng nhạc...

Top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
Top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
[ad_1] Nhạc sĩ Thẩm Oánh là một trong những “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt với hơn 1000 nhạc phẩm được chắp bút. Trong đó, nổi tiếng nhất...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chờ người”: Mối tình mộng tưởng của chàng nhạc sĩ hào hoa
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chờ người”: Mối tình mộng tưởng của chàng nhạc sĩ hào hoa
[ad_1] CA KHÚC “CHỜ NGƯỜI” Tên ca khúc: Chờ người Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành:1970 Hoàn cảnh ra đời ca khúc...

Danh ca Họa Mi: “Tôi mang ơn nhạc sĩ Lam Phương”
Danh ca Họa Mi: “Tôi mang ơn nhạc sĩ Lam Phương”
[ad_1] Danh ca Họa Mi chia sẻ, lần đầu tiên bà được gặp nhạc sĩ Lam Phương là vào cuối thập niên 1980, khi ấy bà mới sang Pháp sau...

Chuyện ít biết về sân khấu đầu tiên “phá rào” biểu diễn nhạc tiền chiến
Chuyện ít biết về sân khấu đầu tiên “phá rào” biểu diễn nhạc tiền chiến
[ad_1] Ngày 9/6/2023, một hình thức âm nhạc mới chính thức được khai sinh trên báo chí truyền thông với tên gọi "nhạc cải cách". Nguồn: Internet Hoàn cảnh ra...

Nhạc sĩ Nhật Trung: Nghệ thuật phải đi đôi với giải trí
Nhạc sĩ Nhật Trung: Nghệ thuật phải đi đôi với giải trí
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NHẬT TRUNG Tên thật: Nhật Trung Ngày sinh: 1969 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, ca sĩ, hòa âm Thể loại...

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và 3 nhạc phẩm mùa thu dự báo vận số đoản mệnh
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và 3 nhạc phẩm mùa thu dự báo vận số đoản mệnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ ĐẶNG THẾ PHONG Tên thật: Đặng Thế Phong Năm sinh - năm mất:  1918 - 1942 Quê quán: Nam Định Nghề nghiệp: Họa...

Ca khúc “Buồn chi em ơi”: Tiếng lòng của muôn người thời ly loạn
Ca khúc “Buồn chi em ơi”: Tiếng lòng của muôn người thời ly loạn
[ad_1] “Buồn chi em ơi” là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào cuối thập niên 1950. Đây là một trong những bản nhạc vàng đầu tiên...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOSEPH HAYDN (1732-1809)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOSEPH HAYDN (1732-1809)
[ad_1] “Haydn là một mắt xích vô cùng vững chắc và quan trọng trong lịch sử phát triển của âm nhạc. Không có Haydn thì cũng không có Mozart và...

Nhạc sĩ Doãn Mẫn: Cánh chim đầu đàn của tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Doãn Mẫn: Cánh chim đầu đàn của tân nhạc Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DOÃN MẪN Nghệ danh: Doãn Mẫn hoặc Dzoãn Mẫn Ngày sinh: 1919 – 2007 Quê quán: làng Hoàng Mai, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Xót xa mối tình duyên đẹp nhưng ngắn ngủi của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu
Xót xa mối tình duyên đẹp nhưng ngắn ngủi của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu
[ad_1] "Nữ hoàng kiếm hiệp" Mỹ Châu có một mối tình duyên đẹp với nghệ sĩ Đức Minh, chỉ tiếc là họ phải rời xa nhau quá sớm. Nguồn: Internet...

Ở trường cô dạy em thế – Bài hát ra đời từ… Thang máy
Ở trường cô dạy em thế – Bài hát ra đời từ… Thang máy
[ad_1] Tác giả: Phan Việt Hùng   Từ trái qua phải: nhà thơ Mikhail Plyatskovsky, nhạc sĩ Vladimir Shainsky, ca sĩ Eduard Khil. "Чему учат в школе"(Chemu uchat v shkole"...

Nhạc phẩm “Nhớ nhau hoài” và chuyện tình đơn phương của bạn thân nhạc sĩ Anh Việt Thu
Nhạc phẩm “Nhớ nhau hoài” và chuyện tình đơn phương của bạn thân nhạc sĩ Anh Việt Thu
[ad_1] CA KHÚC "NHỚ NHAU HOÀI" Thơ: Thiên Hà Phổ nhạc: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1974 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Băng...

Phạm Đình Chương và những nhạc phẩm phổ thơ Thanh Tâm Tuyền: Tâm đắc hơn cả các ca khúc bất hủ!
Phạm Đình Chương và những nhạc phẩm phổ thơ Thanh Tâm Tuyền: Tâm đắc hơn cả các ca khúc bất hủ!
[ad_1] Lúc sinh thời Phạm Đình Chương cho rằng, ông tâm đắc nhất không phải là những ca khúc nổi tiếng mà là các bài hát được phổ nhạc từ...

Hợp âm xem nhiều

01. Người anh em của tôi - Nhạc cải biên

02. Ông lái đò - Hiếu Nghĩa

03. Giêsu Kitô (Taizé) - Taizé

04. Chúa mùa xuân ơi - Lm. Giang Ân

05. Ừ thôi - Vũ Đặng Quốc Việt

06. Phú Mỹ tình đất tình người - Nhựt Phương

07. Trên biển đời - Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh

08. Ru em lãng quên - Châu Đình An

09. Làm vợ anh nhé - Phạm Bảo Nam

10. Tình như bóng ma (Scat in the dark – 夜明けのスキャット – yoake no scat) - Nhạc Ngoại

11. Đời gọi tên trần gian - Thuận Hà

12. Câu chuyện tình yêu - Ngọc Anh

13. Mồ côi - Phạm Khánh Hưng

14. Anh muốn chia tay phải không - Khánh Đơn

15. Mẹ con ta luôn có nhau - Nguyễn Minh Cường

16. Lời thì thầm - Lynh Phương

17. Cám ơn em - Khắc Việt

18. Thanh xuân cùng em - H2K

19. Biển ngọt - Lê Thiên Nhã

20. Xinh tươi Việt Nam - Nguyễn Hồng Thuận

21. Đừng nhắc chuyện lòng - Đài Phương Trang

22. Em giờ đây - Phạm Việt Hoàng

23. Xin cho nhau - Như Ngọc Hoa

24. Bốn mùa thương nhớ - Khánh Băng

25. Một khoảng trời bình yên - Đỗ Dũng

26. Tương tư trong mưa (相思風雨中) - Nhạc Hoa

27. Mùa mưa không trở lại (Mùa mưa không còn nữa – Jyu gwai bat zoi loi – 雨季不再來) - Nhạc Hoa

28. Sẽ thế thôi - Vũ Quốc Việt

29. Ước nguyện đêm giao thừa - Nhạc Ngoại

30. Nguyền cung hiến Chúa cả đời tôi - Thánh ca Tin Lành Việt Nam