CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHARLES GOUNOD (1818-1893)


Charles-François Gounod chào đời tại Paris vào ngày 18/6/1818. Cha ông là Fr-L. Gounod, một họa sĩ thiết kế và mẹ ông là một nghệ sĩ dương cầm. Từ bé, Gounod đã bộc lộ rõ năng khiếu cảm thụ nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Tuy nhiên mẹ của Gounod lại muốn con trai theo ngành luật và ép con theo ý mình. Nhưng đến năm 16 tuổi, Gounod quyết định dấn thân vào con đường âm nhạc. Tại Nhạc viện Paris, Gounod học với Reicha, Halévy và Le Sueur. Bản cantata Ferdinand đã giúp ông giành được học bổng Prix de Rome vào năm 1839. Sau đó ông được chuyển đến Ý để tiếp tục học. Tại đây, ông chịu ảnh hưởng của một cha thuyết pháp dòng Dominic là Lacordaire, do vậy những tác phẩm đầu tay của ông mang âm hưởng của dòng âm nhạc tôn giáo. Ông đã hoàn thành được 2 tác phẩm trong thời gian này là bản mass a cappela và bản Requiem. Khi trở lại Paris, ông tiếp tục theo hướng âm nhạc tôn giáo. Vào năm 1843, ông trở thành giám đốc âm nhạc của nhà thờ Missions Etrangères. Ông giữ vị trí này cho đến năm 1847 khi chính thức vào trường dòng St Sulpice. Tuy nhiên đầu năm sau, Gounod lại từ bỏ thiên hướng cũ và bắt đầu nghiên cứu opera. Lúc bấy giờ ông hầu như không biết gì về đời sống âm nhạc Paris. Nhờ ảnh hưởng của ca sĩ giọng nữ trung Pauline Viardot, người rất ấn tượng với tài năng âm nhạc của ông khi họ gặp nhau năm 1849, ông nhận được hợp đồng viết opera Sapho cho một nhà hát với phần libretto của Emile Augier. Hầu hết các nhà soạn nhạc đã có tiếng tăm vững vàng hơn trước khi viết cho nhà hát đó. Hợp đồng quy định rằng Viardot sẽ đảm nhiệm vai chính và tác phẩm sẽ là một tiết mục mở màn (vở nhỏ trước vở diễn chính của buổi biểu diễn). Rốt cuộc, Sapho có tổng cộng 3 màn và chiếm trọn vẹn buổi diễn. Gounod đã soạn nhạc trong mùa hè 1850 tại Courtavenel, một điền trang thôn quê của vợ chồng Viardot trong thời gian người ca sĩ đi lưu diễn. Ivan Turgenev, cũng là một vị khách ở đó, đã chỉ trích những đoạn nhạc mới được sáng tác và vì thế khi trở về Viardot đề nghị một số sửa chữa. Gounod sau này khẳng định trong Mémoires d’un artiste (Hồi ký của một nghệ sĩ) rằng Viardot đã hoàn toàn hài lòng với tác phẩm. Văn phòng kiểm duyệt phản đối một vài tiết mục vì các lý do văn hóa và chính trị nhưng những trở ngại đã được giải quyết trước buổi công diễn đầu tiên, ngày 16/4/1851. Sapho không thu hút khán giả Paris lắm và buổi diễn duy nhất tại London vào ngày 18/8/1851 là một thảm họa. Tuy nhiên, âm nhạc của Gounod được chấp nhận phần nào về mặt phê bình và ông được trao cho một cơ hội khác tại nhà hát Opéra-Lyrique khi kí hợp đồng viết nhạc cho libretto La nonne sanglante của Eugène Scribe. Đề tài đó đã qua tay một số nhà soạn nhạc trước Gounod như như Berlioz, Verdi. Do vậy có thể đó là một khó khăn lớn đối với Gounod để đi tìm một motif khác không trùng lắp với những người đi trước. Vở này được hoàn thành vào ngày 18/10/1854 và công diễn 11 lần thì không còn thấy xuất hiện trên sân khấu nữa.

CHARLES GOUNOD (1818-1893)

Đến thời gian này, Gounod đã đạt được một vài ghi nhận với vai trò giám đốc của một hội hợp xướng nghiệp dư, Orphéon de la Ville de Paris. Ông tiếp tục được ban quản lý nhà hát Opéra-Lyrique tín nhiệm. Khoảng cuối năm 1855 hoặc đầu năm 1856, ông được mời viết một grand opera 5 màn, Ivan le terrible, với libretto của Henri Trianon và François Hippolyte Leroy. Gounod đã dựng những phần chính của tác phẩm, những phần tập trung vào âm mưu chống lại Nga hoàng. Song Alphonse Royer, giám đốc nhà hát đã hủy bỏ ngay dự án của Gounod sau sự kiện Louis Napoleon bị mưu sát tại nhà hát vào tháng 1 năm 1858. Về sau Gounod sử dụng phần âm nhạc đã soạn cho tác phẩm chết yểu này trong các vở La reine de Saba, Mireille cũng như Faust. Barbier và Carré hoàn thành libretto của Faust vào năm 1856. Opera này được Léon Carvalho – giám đốc mới được chỉ định của nhà hát Opéra-Lyrique – đồng ý cho công diễn. Tuy nhiên khi nhà hát opera đối thủ Porte-St-Martin thông báo sẽ công diễn một tác phẩm cùng tên được đầu tư lớn vào đầu năm 1857, Carvalho nghĩ rằng tốt nhất là hoãn vô thời hạn việc trình diễn opera của Gounod dù khi đó ông đã hoàn thành được khoảng nửa tác phẩm. Gounod ngay lập tức chuyển tác phẩm tới nhà hát nhưng rồi Barbier cũng chùn bước trước tác phẩm của nhà hát Porte-St-Martin. Để an ủi, Carvalho đã đồng ý cho trình diễn tác phẩm mà Gounod đã chuyển soạn lại từ vở kịch Le médecin malgré lui của Molière với libretto của Barbier và Carré. Tác phẩm này đã được ông tập trung cao độ nên được hoàn thành chỉ trong vòng 6 tháng và được công diễn lần đầu vào ngày 15/1/1858. Lần này giới phê bình không chê trách gì được libretto vì tìm lỗi trong nó chả khác nào tìm lỗi trong một tác phẩm kinh điển thế kỉ 17. Tác phẩm tuy công diễn thành công, song số lượng khán giả đến xem không như mong đợi. Tiếp theo buổi công diễn lần đầu của Le médecin, Gounod đã sửa chữa lại Sapho cho lần trình diễn mới tại nhà hát Opéra-Lyrique mùa hè năm 1858, song phiên bản này cũng không lâu bền hơn phiên bản trước.

Thời gian này, nhà hát opera Porte-St-Martin đã trì hoãn công diễn tác phẩm Faust lại cho đến tháng 9 năm 1858 và biết được tin ấy, Carvalho đã thay đổi quan điểm. Từ tháng 4 năm 1858, Gounod viết tiếp vở Faust và những buổi diễn tập bắt đầu vào mùa thu. Ngày 19/3/1859, tác phẩm được công diễn lần đầu. Hầu hết những nhà phê bình lúc bấy giờ đều nhận xét rằng chất nhạc của vở opera cao nhã và nghiêm túc. Chẳng hạn như Berlioz cho rằng giai điệu của khúc cavatine ‘Salut! demeure chaste et pure’ trong Faust mà giờ đây đã trở thành một trong những giai điệu tình yêu hay nhất từ opera Pháp, có vẻ không thể hiểu nổi với hầu hết những người có mặt trong buổi công diễn đầu tiên. Tuy nhiên nhiều nhà xuất bản lớn như Colombier, Heugel và Escudier đã từ chối ấn hành tác phẩm. Do vậy vào tháng 5 năm 1959, Gounod đã mang tác phẩm đến nhà xuất bản nhỏ của Antoine Choudens để in phiên bản thanh nhạc và phát hành vào tháng 6 năm 1859. Faust đóng một vai trò lớn trong việc cải thiện gia tài của Chouden sau khi ông năng nổ bán tác phẩm, thu xếp những buổi trình diễn được nhà soạn nhạc giám sát, đầu tiên tại một số tỉnh trong nước rồi sau đó ở nước Đức. Công chúng opera ở Paris và các nơi khác nhanh chóng quen với phong cách của Gounod và Faust mau chóng trở thành một trong những vở opera nổi tiếng nhất trong danh mục biểu diễn quốc tế.

Trong khi Faust đang được diễn tập thì Gounod cùng Barbier và Carré nhận được một hợp đồng mới từ Edouard Bénazet. Lần này là opera comic La colombe 2 màn với 4 soloist, phỏng theo tác phẩm Philémon et Baucis của La Fontaine cho nhà hát Baden-Baden. Với cái nhìn về thị hiếu rõ ràng của công chúng nhạc kịch Paris về thể loại hài kịch thần thoại sau hiện tượng Orphée aux enfers của Offenbach thành công vang dội tại nhà hát opera Bouffes-Parisiens, Carvalho đã cho tác phẩm đi theo một con đường khác tới Opéra-Lyrique để diễn trong mùa diễn 1859-1860. Ông cũng đưa ra ý tưởng phát triển vở kịch của La Fontaine thành 3 màn và thêm vào hoạt cảnh trung tâm bức tranh nổi tiếng Les romains de la décadence (Những người La Mã thời kỳ suy đồi) của họa sĩ Thomas Couture. Đến hè năm 1860, Gounod bù lại cho Bénazet vở La colombe, cũng dựa trên tác phẩm của La Fontaine với quy mô hai màn như dự tính ban đầu của vở Philémon et Baucis. Vở La colombe được diễn lại tại nhà hát Opéra-Comique vào năm 1866. Không vở nào trong số opera dựa theo tác phẩm của La Fontaine được công chúng đón nhận nồng nhiệt ngay từ đầu, mặc dù vở Philémon et Baucis rốt cuột cũng được ưa thích tại Opéra-Comique đến vài thập kỉ sau năm 1876.

Alphonse Royer vẫn muốn Gounod viết opera mới cho nhà hát và đề tài cuối cùng được chọn dựa trên huyền thoại về nữ hoàng Saba như Gérard de Nerval kể trong tác phẩm Le voyage en Orient (Hành trình phương Đông). Opera La reine de Saba (Nữ hoàng Saba) ra mắt vào tháng 2 năm 1862. Đây là vở opera được công diễn đầu tiên sau thất bại của Tannhauser của Wagner năm trước đó. Vì những lời đồn phóng đại về mối quan hệ bạn hữu giữa Gounod và Wagner cũng như về những tình huống trái thông lệ xung quanh tác phẩm được trình diễn, chẳng hạn như buổi diễn tập kín cho cảnh cuối và bản in đầu của phần thanh nhạc, Gounod trở thành mục tiêu chính cho những người chống Wagner trên báo giới Pháp. Trong buổi ra mắt đầu tiên, vở La reine de Saba cũng không gây ấn tượng lớn, bởi hầu hết những xung đột đều diễn ra tại màn 2, mà màn này cũng đã bị cắt ngắn trong lần công diễn này. Gounod nản lòng ngay sau thất bại của vở, bất cần chú ý đến một dịp Meyerbeer đính chính cho La reine de Saba rằng: “Cả phần lời và nhạc lẽ ra phải được đánh giá tuyệt hảo”. Tuy vậy Gounod đã sớm bình tâm và tiếp tục chuẩn bị cho những dự án opera mới. Một thời gian ngắn ông đã quan tâm đến một vở Mignon, về sau được Ambroise Thomas viết, nhưng rốt cuộc ông chọn viết Mireille gồm 5 màn dựa theo bản anh hùng ca vùng Provance Mirèio hay còn gọi là Mireille mà Frédéric Mistral mới sáng tác. Mùa xuân 1863, ông được nhà thơ Mistral mời đến Provence để thăm những địa điểm được lấy làm bối cảnh trong vở opera ông viết. Được truyền thêm cảm hứng, Gounod đã viết phần lớn tác phẩm ngay tại hiện trường. Một giai đoạn diễn tập đặc biệt xáo động diễn ra sau đó – tại thời điểm ông liên lạc với Carvalhos qua những bức thư được công chứng – và tiếp tục có các thay đổi quan trọng trong lần đầu công diễn Mireille vào mùa xuân năm 1864. Những thay đổi đó chỉ có tác dụng nhỏ với việc kéo dài đời sống của vở trong năm đó; tuy nhiên vào năm 1889, một phiên bản sửa đổi được dàn dựng tại Opéra-Comique được công chúng rất ưa thích.

Mặc dù Mireille là thất bại lần thứ ba liên tiếp của Gounod tại Paris, song ông vẫn được xem là một nhân vật hàng đầu của âm nhạc và opera Pháp. Gounod chuyển hướng chú ý sang opera Roméo et Juliette khoảng một năm sau khi Mireille tan băng. Ông chuyển đến Provence để sáng tác, song lại gặp trở ngại vì tái phát bệnh rối loạn thần kinh – căn bệnh đã quấy rầy ông nhiều lần trong đời. Dù vậy vở opera Roméo et Juliette cũng hoàn tất để được diễn tập vào tháng 8 năm 1866, được nhà hát Opéra-Lyrique công diễn tại Triển lãm Thế giới trong năm 1867. Đó là thành công ngay lập tức lớn nhất của Gounod. Chịu ảnh hưởng của Marcello (một nhà điêu khắc nữ tài năng khá thân với ông), Gounod lên kế hoạch cho vở opera dựa trên chương Francesca da Rimini trong tác phẩm Inferno (Địa ngục) của Dante; song vì bị suy nhược, đầu năm 1868 ông đã hủy bỏ dự định ấy, thậm chí ông còn phải miễn cưỡng cung cấp nhạc ballet cho Faust khi thất bại trong việc ủy thác công việc đó cho Saint-Saëns.

Gounod. Bản vẽ của Ingres, được thực hiện tại Rome vào năm 1844

Gounod hủy bỏ nhưng buổi diễn tập vở Faust mới vào đầu năm 1869 để đến Rome chữa bệnh. Tại đây ông đã tìm được nguồn cảm hứng mới cho oratorio La rédemption (hoàn thành năm 1882) và vở opera Polyeucte phỏng theo vở kịch của Corneille về những tín đồ Cơ Đốc tử vì đạo. Emile Perrin (Người kế vị của Royer) tỏ ra rất sẵn lòng cho trình diễn vở này và cả vở Roméo et Juliette nữa. Nhưng kế hoạch đã tan vỡ vì cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra vào năm 1870. Lo sợ về một cuộc xung đột đẫm máu trước thỏa ước của Pháp, Gounod cùng gia đình phải di cư đến nước Anh ngay sau khi chiến sự nổ ra. Ông tạm thời gạt tác phẩm Polyeucte sang bên. Một phần để viết lamentation (khúc khóc than) Gallia nói về nỗi đau của một người bất đắc dĩ phải rời xa quê hương mình, một phần để giải quyết tình trạng tài chính bằng việc sáng tác những tác phẩm nhỏ hơn nhắm tới thị trường hộ gia đình Anh. Tình bạn với Georgina Weldon, một soprano người Anh giữ vai trò chính trong việc kinh doanh và các mối quan hệ cá nhân của ông, không những khiến ông bất hòa với vợ mình là Anna mà còn khiến việc trình diễn Polyeucte bị trì hoãn. Để tránh mọi phiền phức và sự cản trở công việc, Gounod rời bỏ gia đình Weldon và nước Anh một cách đột ngột vào năm 1874 và để trả đũa cho việc bị xem là bôi nhọ thanh danh mình, Weldon chiếm giữ những đồ dùng cá nhân mà Gounod bỏ lại, trong đó có bản thảo Polyeucte gần hoàn thành. Mùa hè năm 1874, Gounod bắt đầu viết lại tác phẩm lên giấy và chỉ nhận lại được bản thảo ban đầu khi ông đã hoàn thành công việc.

Cùng với sự đóng cửa của nhà hát Opéra-Lyrique năm 1870, nhà hát Opéra-Comique đóng một vai trò chính trong việc duy trì tác phẩm của Gounod trên sân khấu. Các vở Le médecin malgré lui, Roméo et Juliette, Mireille và Philémon et Baucis đều đã được trình diễn tại đây trước năm 1876. Carvalho năm đó đảm nhiệm chức vụ giám đốc đã hợp đồng với Gounod cùng hai tác giả libretto là Paul Poirson và Louis Gallet viết vở Cinq Mars phỏng theo tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của Alfred de Vigny. Nó được dàn dựng với chi phí đầu tư lớn vào tháng 4 năm 1877. Lần công diễn đầu tiên của một vở opera mới của một nhân vật lỗi lạc như Gounod đã thu hút nhiều chú ý. Tuy nhiên sự chỉ trích và lời phê bình cũng không ít. Trong số đó có Henri Blaze de Bury, một nhà phê bình bảo thủ, với nhận xét: “Mới mà như cũ!” Đến năm 1878, vở opera Polyeucte mới hoàn thành được giao cho nhà hát, tuy nhiên nó cũng chỉ đóng vai trò củng cố những phản ứng đối với vở tiền thân của nó, đặc biệt là theo cái nhìn về thành công gần đấy của Massenet tại nhà hát với opera Le roi de Lahore. Tỏ ra đặc biệt ngoan cường, Gounod phát triển những ý tưởng mới cho vở Maître Pierre viết về cuộc sống của Abélard và Héloïse. Tuy nhiên khi ông đã viết và phối dàn nhạc được gần một nửa tác phẩm thì tạm gác lại để viết vở Le tribut de Zamora (hoàn thành ngày 1/4/1881). Đây là một vở mang tính phô trương xoay quanh việc phục hồi lí trí của một người đàn bà điên. Xen giữa những những dòng bình luận về buổi công diễn đầu tiên năm 1881, người ta dễ dàng tìm thấy thông tin rằng nhà soạn nhạc đã từ bỏ sáng tác. Chỉ có một ngoại lệ là việc chỉnh sửa vở Sapho cho lần trình diễn mới. Gounod từ giã sự nghiệp sân khấu và qua đời vào ngày 18/10/1893 tại Saint-Cloud, nước Pháp.

Ngoài 13 vở opera, Gounod còn sáng tác nhiều tác phẩm thính phòng, giao hưởng cũng như âm nhạc tôn giáo. Những năm cuối đời, ông quay lại với niềm thôi thúc tôn giáo thời kỳ đầu và sáng tác nhiều tác phẩm tôn giáo. Trong đó có bản Ave Mairia dựa trên Prelude thứ nhất rút từ tập 1 Well-Tempered Clavier của nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach và tác phẩm Hymnus Pontificius – bài thánh ca về đức Giáo hoàng ở Vantican. Trước khi qua đời, ông đã kịp hoàn thành Le Grand Requiem (1893) để tưởng nhớ người cháu trai đã mất, tiếc thay ông không còn dịp nào để nghe nó nữa.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Nhà cách mạng nhiệt huyết, “cha đẻ” của những bản hùng ca giải phóng
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Nhà cách mạng nhiệt huyết, “cha đẻ” của những bản hùng ca giải phóng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC Tên thật: Lưu Hữu Phước Bút danh: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí Năm sinh - năm...

Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh: Ca sĩ ngày nay gọi là “hét sĩ” thì đúng hơn!
Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh: Ca sĩ ngày nay gọi là “hét sĩ” thì đúng hơn!
[ad_1] Bài phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh lúc sinh thời do ký giả Bích Xuân thực hiện ở hải ngoại. Trong bài phỏng vấn này, ông đã chia sẻ...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Vũ Khanh
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Vũ Khanh
[ad_1] Vũ Khanh là một trong những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, với nhiều ca khúc "để đời" rất được khán giả yêu thích. Nguồn: Internet Vũ Khanh tên...

“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
[ad_1] CA KHÚC "CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN” Sáng tác: Lê Dinh – Minh Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1963 Thể hiện: Lệ Thanh, Thanh Thúy, Giao...

Nhạc sĩ Thẩm Oánh: Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật
Nhạc sĩ Thẩm Oánh: Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THẨM OÁNH Tên thật: Thẩm Ngọc Oánh Nghệ danh: Thẩm Oánh Ngày sinh: 1916 - 1996 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc...

“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
[ad_1] Sau 5 năm lăn lội với nghề (làm ca sĩ hát lót, đi bán dĩa nhạc dạo để quảng bá tên tuổi), Phi Nhung lần đầu tiên được giới...

Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
[ad_1] Để vinh danh và tưởng nhớ nhạc sĩ Lê Dinh với hơn 40 cống hiến nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ đã cùng nhau tổ chức một đêm nhạc để...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
[ad_1] Ca sĩ Elvis Phương là một trong những giọng ca rất được yêu thích thập niên 1960-1970, và đây là top 5 ca khúc hay nhất của ông. Nguồn:...

Ads Bottom