“Mưa nửa đêm” – Khúc nhạc sầu nhưng không bi lụy của Trúc Phương


CA KHÚC “MƯA NỬA ĐÊM”

  • Tên các khúc: Mưa nửa đêm

  • Nhạc sĩ: Trúc Phương

  • Năm phát thành: 1967

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Mưa nửa đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương – ông hoàng làng nhạc bolero với những bản tình ca da diết, thiết tha. Bằng tất cả tài hoa và tình yêu nghệ thuật, người nhạc sĩ này đã để lại kho tàng âm nhạc nước nhà một khối tài sản đồ sộ với những tình khúc bất hủ như: “Buồn trong kỷ niệm”, “Tàu đêm năm cũ”, “Nửa đêm ngoài phố”,… Và trong kho tàng nhạc phẩm đồ sộ ấy, “Mưa nửa đêm” là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất, được nhiều khán giả yêu thích, mến chuộng gần 60 năm qua.

Những ai yêu mến âm nhạc Trúc Phương đều dễ dàng nhận thấy, trong những bài hát của ông luôn ẩn chứa những câu chuyện tình đẹp nhưng dang dở, day dứt. Và “Mưa nửa đêm” cũng không ngoại lệ, trong bài hát này nhạc sĩ Trúc Phương dùng những nốt nhạc, lời ca kể về câu chuyện một chàng trai trong đêm mưa buồn suy tư nhớ về cố nhân với những lưu luyến, nhớ thương.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-nua-dem-cua-nhac-si-truc-phuong-6
Bìa ca khúc “Mưa nửa đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương

Bài hát được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng hay nhất và được yêu thích nhất là qua giọng ca liêu trai của Thanh Thúy. Với cách luyến láy tài tình, uyển chuyển danh ca Thanh Thúy đã truyền tải được một cách vô cùng trọn vẹn nỗi buồn, nỗi khắc khoải trong tình khúc “Mưa nửa đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Mưa nửa đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương

Từ xưa đến nay, tiếng mưa thường gợi buồn và gieo vào lòng người những cảm xúc ngổn ngang, đặc biệt là tiếng mưa đêm. Lúc bốn bề trở nên yên tĩnh vắng lặng, lắng nghe từng giọt mưa rơi xuống, người ta càng dễ nhớ về những kỷ niệm xưa cũ.

Đêm chưa ngủ

Nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi

Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng in trên tường loang

Anh gối tay tôi để ôn chuyện xưa cũ

Gói trọn trong tuổi nhớ.

Những giọt mưa trong đêm khuya tí tách rơi, ánh đèn vàng in bóng lên tường, trong không gian đầu sự u hoài ấy, chàng trai trằn trọc gối đầu lên tay bạn, nhớ về những chuyện ngày xưa cũ. Trong cái giá lạnh của đêm mưa, trong cái tăm tối và nghèo nàn ấy vẫn có một tình cảm thiêng liêng và nồng cháy. Tình cảm ấy như thay ngọn đèn kia, thắp sáng cả căn gác nhỏ.

 Tôi muốn hỏi

Có phải vì đời chưa trọn vòng tay

Có phải vì tâm tư dấu kín trong thư còn đây

Nên những khi mưa nửa đêm làm xao xuyến,

Giấc ngủ chưa đến tìm.

Những dòng tâm sự chôn giấu trong lòng, những tâm tư giấu kín khiến chàng trai khó chìm vào giấc ngủ. “Đời chưa trọn vòng tay” là vì mỗi người còn mang nặng bao hoài bão ước vọng, chưa biết tương lai ra sao khi giờ ai cũng trắng tay. Những giọt mưa đêm nặng hạt làm nỗi ưu tư trong lòng càng thêm nặng trĩu, thao thức mất ngủ, lòng lưu luyến thương tiễn người ra đi.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-nua-dem-cua-nhac-si-truc-phuong-2
Lời ca khúc “Mưa nửa đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-nua-dem-cua-nhac-si-truc-phuong-1
Lời ca khúc “Mưa nửa đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương

Ngoài hiên mưa tuôn

Mưa lạnh xuyên qua áo ai

Canh dài nghe bùi ngùi.

Mưa lên phố nhỏ

Có một người vừa ra đi đêm nay

Để bao nhiêu luyến thương lại lòng tôi.

Đêm nay “mưa lạnh xuyên qua áo ai”, câu hát làm hiện hữu lên bóng hình một người ra đi trong đêm hiu quạnh. Những câu hát buồn khiến người nghe cảm nhận rõ nét cái giá lạnh trong đêm khuya cũng như nỗi buồn buốt giá của người ra đi. Đêm dài như vô tận, người bạn năm nào gối tay cùng nhau ôn chuyện cũ nay đã quay lưng ra đi, băng mình vào mưa gió. Người ra đi, còn lại mình tôi trong căn gác nhỏ với những kỷ niệm cũ buồn thương.

Khi trót gửi

Những hình ảnh của tim vào lòng đêm

Những kỷ niệm cho nhau nếu mất đi xin đừng quên.

Tôi thiếp đi trong niềm vui và đêm rớt

Những giọt mưa cuối cùng.

Những kỷ niệm cũ của chính mình xin trao lại cho đêm mưa lạnh ấy, xin cơn mưa mang theo những ký ức đẹp đến bên người. Để người biết rằng tôi sẽ không bao giờ quên đi những kỷ niệm của đôi ta. Những ký ức ấy sẽ mãi hằn sâu trong trái tim này. Qua đêm mưa trời lại sáng, cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn, tôi vẫn thế vẫn sống và nhớ đến người – tri kỷ của đời tôi. “Tôi thiếp đi trong niềm vui”, tôi đã buông được những trăn trở, ưu tư trong lòng, bình yên ngủ thiếp đi khi nghĩ về tình bạn của chúng ta vẫn sẽ còn mãi cho dù xa cách nhau, đó sẽ là niềm tin, lẽ sống làm con tôi này bừng lên ánh sáng hạnh phúc, lạc quan để sống với đời.

“Mưa nửa đêm” là một nhạc khúc mưa buồn nhưng lại tràn ngập ánh sáng của sự lạc quan. Trong bức tranh tăm tối của đêm mưa vẫn hắt lên ánh sáng của tình người ấm áp, trong cảnh tiễn đưa bạn đi trong lạnh giá vẫn có ánh sáng của ngày mia. Có thể nói “Mưa nửa đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương là một bản nhạc buồn nhưng không bi lụy, ngân vang vương vấn và sưởi ấm lòng của những trái tim yêu nhạc.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...