CÁCH TẬP LUYỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT TREMOLO TRÊN GUITAR CỔ ĐIỂN


Tremolo là một trong những kỹ thuật đẹp nhất của guitar cổ điển. Tremolo tạo ấn tượng về những nốt nhạc lung linh, bền vững — một chuỗi âm thanh thuần khiết và liên tục. Bạn có thể cảm nhận nó như một hiệu ứng tinh tế, làm mê hoặc khán giả. Về cơ bản, tremolo được tạo ra bằng cách chơi một nốt trầm bằng ngón tay cái, sau đó là ba nốt cao hơn; theo kỹ thuật truyền thống, các ngón tay đeo nhẫn (a), giữa (m) và trỏ (i) chơi các nốt cao hơn. Khi được chơi nhanh, kỹ thuật này tạo ra ảo giác về một bè trên liên tục hòa quyện với phần đệm âm trầm. Trong ví dụ dưới đây, giai điệu nằm ở giọng trên cùng.

Ví dụ 1: trích đoạn Recuerdos de la Alhambra

Đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp kỹ thuật tremolo với giai điệu ở bè trầm, như được minh họa trong ví dụ tiếp theo.

Ví dụ 2: Một đoạn nhạc của nghệ sĩ guitar và nhà sư phạm người Mexico Jesùs Silva (1914-1996)
Ví dụ 3

Nếu chúng ta chơi tremolo trên cùng một nốt nhạc và bằng cách lắng nghe rất cẩn thận, bạn có thể nghe rõ hơn chất lượng của từng giai điệu được tạo ra và cũng có thể kiểm soát bất kỳ khiếm khuyết nhịp điệu nào. Điều này đầu tiên nên được thực hành rất chậm với mỗi giai điệu bằng nhau, và sau đó người ta có thể tăng dần nhịp độ. Dưới đây là bài tập tremolo sẽ giúp bạn tự tin chuyển từ chuỗi này sang chuỗi khác.

Ví dụ 4

Thật thú vị khi nghệ sĩ guitar vĩ đại người Tây Ban Nha Andrès Segovia (1893-1987) đã nghĩ về tremolo như là “một arpeggio trên một dây đơn”. Vladimir Bobri đã viết về kỹ thuật này: “đầu tiên sẽ là chơi hợp âm rải nhanh cho đến khi chúng hoàn toàn đồng đều và sau đó mới là thực hành tremolo.”

Cảm nhận trong giác quan được sử dụng để tạo ra kỹ thuật tremolo là rất quan trọng. Tremolo nên có chất lượng âm thanh mượt mà và việc tạo ra một giai điệu êm dịu bằng cách sử dụng nhiều thịt hơn là móng tay; vì lý do này, móng tay không nên quá dài. Điều quan trọng là các ngón tay ở bàn tay phải ở “trên” dây, vuốt ve dây chứ không phải “bay” hoặc chuyển động quá mức. Bạn nên nới lỏng các ngón tay và chơi nhẹ nhàng. Tremolo cần phải mượt mà, trôi chảy như nước… như một dòng suối nhỏ. Đừng chơi nặng và đừng chơi từng nốt một. Nghệ sĩ Julian Bream (1933-2020) đã mô tả tremolo như một “kỹ thuật thú vị trên guitar…. các tác phẩm như sonata, suite hoặc concerto, nơi tremolo có thể được sử dụng một cách hiệu quả để tạo ra sự đa dạng về kết cấu tác phẩm”. Bream tiếp tục rằng “khi được chơi ở tốc độ nhanh hợp lý, tremolo có thể đạt được tuyến giai điệu bền vững.” Nhiều nhà soạn nhạc cho guitar bao gồm: Ponce, Castelnuovo-Tedesco, Torroba, Rodrigo, Tansman và Barrios đã sử dụng tremolo trong các tác phẩm của họ. Kỹ thuật tinh tế và đôi khi bí ẩn này là một trong những âm thanh thơ mộng nhất của guitar cổ điển. Thông qua các tác phẩm của các nhà soạn nhạc vĩ đại, tremolo quyến rũ đôi tai của người nghe và đã thấm sâu vào tâm hồn âm nhạc của người chơi guitar.

(Biên soạn và dịch: Trần Văn Trường)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh: Ca sĩ ngày nay gọi là “hét sĩ” thì đúng hơn!
Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh: Ca sĩ ngày nay gọi là “hét sĩ” thì đúng hơn!
[ad_1] Bài phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh lúc sinh thời do ký giả Bích Xuân thực hiện ở hải ngoại. Trong bài phỏng vấn này, ông đã chia sẻ...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Vũ Khanh
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Vũ Khanh
[ad_1] Vũ Khanh là một trong những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, với nhiều ca khúc "để đời" rất được khán giả yêu thích. Nguồn: Internet Vũ Khanh tên...

“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
[ad_1] CA KHÚC "CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN” Sáng tác: Lê Dinh – Minh Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1963 Thể hiện: Lệ Thanh, Thanh Thúy, Giao...

Nhạc sĩ Thẩm Oánh: Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật
Nhạc sĩ Thẩm Oánh: Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THẨM OÁNH Tên thật: Thẩm Ngọc Oánh Nghệ danh: Thẩm Oánh Ngày sinh: 1916 - 1996 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc...

“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
[ad_1] Sau 5 năm lăn lội với nghề (làm ca sĩ hát lót, đi bán dĩa nhạc dạo để quảng bá tên tuổi), Phi Nhung lần đầu tiên được giới...

Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
[ad_1] Để vinh danh và tưởng nhớ nhạc sĩ Lê Dinh với hơn 40 cống hiến nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ đã cùng nhau tổ chức một đêm nhạc để...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
[ad_1] Ca sĩ Elvis Phương là một trong những giọng ca rất được yêu thích thập niên 1960-1970, và đây là top 5 ca khúc hay nhất của ông. Nguồn:...

Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
[ad_1] Trong mắt nhạc sĩ Trúc Hồ, Như Quỳnh không chỉ có giọng ca đẹp, vóc dáng xuất sắc mà còn giỏi múa, ăn ảnh, bắt camera, trình diễn rất...

Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
[ad_1] CA KHÚC "ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY" Thơ: Quang Dũng Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niên 1970 Ca sĩ thể...

Ads Bottom